MỤC LỤC
Gặp gỡ và trao đổi với những người giỏi về lĩnh vực mình nghiên cứu, lắng nghe sự tư vấn và giúp đỡ của các chuyên gia để giúp định hướng cho việc triển khai và nghiên cứu đề tài.
- Khái niệm đa phương tiện (Multimedia): Đa phương tiện là một thuật ngữ gắn với CNTT, có thể hiểu “đa phương tiện là việc sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để truyền thông tin ở các dạng như văn bản, đồ hoạ - hình ảnh (bao gồm cả hình tĩnh, hình động) và âm thanh, cùng với siêu liên kết giữa chúng. Với mục đích giới thiệu thông tin đến người nghe”. Nói gọn hơn, có thể hiểu:. - Khái niệm phương tiện dạy học: PTDH là tổ hợp cơ sở vật chất kỹ thuật trường học bao gồm: thiết bị kỹ thuật đóng vai trò “truyền tin”. Ví dụ: máy chiếu phim, đèn chiếu, máy ghi âm..) và các phương tiện DH đóng vai trò “giá thông tin”. Khi ngồi trước một máy tính có nối mạng là bạn được ngồi trước một kho dữ liệu vô tận, bao gồm các cơ sở dữ liệu ghi trên máy tính và các đĩa CD, DVD kèm theo, và vô vàn các trang Web liên quan trên toàn thế giới, mà mọi cơ sở dữ liệu đó được kết nối rất nhanh chúng khi tỡm kiếm bằng cụng cụ siờu liờn kết.
Người ta thống kê được có khoảng 160 định nghĩa khoa học xã hội cho thuật ngữ truyền thông (Merton) và đã phân chia truyền thông theo chuẩn cấu trúc: loại có cấu trúc một chiều, truyền thông như là truyền dẫn, như là hành động kích thích phản ứng, loại có quá trình cấu trúc đối xứng, truyền thông như là thông hiểu, như là trao đổi, như là tham gia, như là quan hệ. Mô hình công nghệ của QTTT (Shannon- Weaver). Theo “Lí thuyết toán học của sự truyền thông” của Shannon-Weaver thì mô hình công nghệ gồm:. a) Nguồn tin: tạo ra thông điệp hay một dãy thông điệp. b) Người phát: mã hóa thông điệp thành tín hiệu để có thể truyền đi trên kênh thông tin. c) Kênh: theo quan điểm kĩ thuật, là phương tiện truyền tín hiệu đi xa. Tiếng ồn hiệu Tiếng. điệp Tín hiệu. Nơi nhận Người. thu Tín hiệu. Thông điệp Tín hiệu thu được Thông điệp. d) Tiếng ồn: là tất cả các thông điệp ngoại lai và nhiễu có thể chuyển thành tín hiệu và được truyền đi trong kênh truyền thông. e) Người thu: đóng vai trò quan trọng như người phát nhưng theo chiều ngược lại và giải mã thông điệp. Hay nói cách khác, người thu nhận tín hiệu từ người phát, giữ lại và chuyển thành thông điệp để hiểu, thông thường có dạng giống như nguyên mẫu. f) Nơi nhận: là nơi thông điệp được thu và giải mã.
Qua sơ đồ trên ta nhận thấy QTDH luôn luôn vận động và phát triển theo các quy luật vốn có của nó (quy luật phù hợp giữa mục tiêu và nội dung; quy luật phù hợp giữa mục tiêu và phương pháp; quy luật phù hợp giữa nội dung và phương pháp; quy luật phù hợp giữa nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức; quy luật phù hợp giữa hình thức tổ chức và phương tiện dạy học; quy luật thống nhất giữa mục tiêu, phương pháp, nội dung, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học…). Do vậy, người dạy - nhà sư phạm phải biết tổ chức và điều khiển quá trình này, phát huy cao độ vai trò tự giác, tích cực, độc lập của người học, tạo ra hệ thống các động lực, thúc đẩy và phát triển một cách tổng hợp và đồng bộ mọi yếu tố của QTDH nói chung và đặc biệt là yếu tố người học nói riêng, đáp ứng được yêu cầu của xã hội đối với sự nghiệp giáo dục.
Muốn làm được điều đó thì trong QTDH, GV phải sử dụng và gia công sư phạm nhiều mô hình, mẫu vật, hình ảnh sinh động, thí nghiệm mô phỏng hay các đoạn phim…Tất cả những thứ đó đều hạn chế, nhà trường thì thiếu mà GV cũng không chịu khó sưu tầm nên những giờ Sinh học còn khô khan, không khích lệ được hứng thú học tập của HS, kết quả học tập của HS chưa cao. Những nghiên cứu về QTTT và QTDH, và việc xác định mối quan hệ giữa 2 quá trình này; vai trò của phương tiện và đặc biệt là phương tiện đa truyền thông trong dạy học đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận về bản chất, vị trí, ý nghĩa truyền thông đa phương tiện trong lý luận dạy học và trong dạy học sinh học; cùng với khảo sát thực tiễn cũng như việc phân tích cấu trúc nội dung chương trình STH 12 (NC),.
Một kịch bản tốt là phải bám sát vào mục tiêu dạy học, nghĩa là từ các hình ảnh trực quan cùng với những câu hỏi dẫn dắt cho phép định hướng sự suy nghĩ, tìm tòi phát hiện ra tri thức mới trong bài học. Qua đó, rèn luyện kỹ năng tư duy và hành động- một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nhân cách của học sinh.
Sau đây là ví dụ về cách xác định mục tiêu bài bài 60 “hệ sinh thái”.
GV yêu cầu HS quan sát và phân tích sơ đồ thấy được quá trình hình thành quần thể sinh vật từ tập hợp ngẫu nhiên các cá thể nhờ chọn lọc tự nhiên mà các cá thể này tự thiết lập được mối quan hệ với nhau và với MT sống (thích nghi được với môi trường tự nhiên mà nó sinh sống) sẽ trở thành quần thể sinh vật. Quá trình dạy học sử dụng loại PTDH có đặc điểm trên (lấy không gian bù thời gian) đương nhiên sẽ làm cho người học hiểu nhanh, nhớ lâu, và điểm tối ưu nhất là việc hiểu một quá trình sinh học diễn ra lâu dài và phức tạp như vậy chỉ diễn ra trong một thời gian rất ngắn (rút ngắn thời gian nhận thức của HS đối với nhiệm vụ học tập) tức là quá trình truyền thông được rút ngắn.
Phân tích nội dung kiến thức của từng bài trong chương trình STH lớp 12 (NC), tìm ra các kiến thức cơ bản của bài định hướng cho việc sưu tầm tư liệu. Nội dung bài học trong chương trình STH lớp 12 (NC) được trình một cách có hệ thống (được mô tả theo sơ đồ cấu trúc nội dung chương trình STH lớp 12 (NC).
Xác định những kiến thức có thể mã hóa thành các dạng câu hỏi và thiết kế thành hệ thống câu hỏi cho phù hợp với nội dung từng phần.
Sau khi đã xác định mục tiêu dạy-học và phân tích cấu trúc nội dung chương trình STH trong SGK, chúng tôi bắt đầu sưu tầm các tư liệu: nội dung, hình ảnh, các đoạn phim từ nhiều nguồn khác nhau như: tìm kiếm tư liệu trên mạng internet, mua các đĩa CD chương trình thế giới động vật, gặp một số chuyên gia để xin tư liệu, tự chụp ảnh những tư liệu cần thiết, thu lại chương trình Discoveri…. Ngoài ra, một số đoạn phim có lời thuyết minh bằng tiếng Anh, vì vậy cần phải chỉnh sửa lại các đoạn phim này như làm tăng kích thước các đoạn phim cho dễ nhìn và cắt bỏ các lời thuyết minh bằng tiếng Anh….
- Link giữa tên các chương của trang chủ với index của từng chương tương ứng. Ví dụ: Link chương I với index tương ứng, ta kích chuột phải vào Buttom có tên.
Trước khi thực hiện bài giảng GV phải nghiên cứu giáo án kịch bản để nắm vững tiến trình thực hiện phương pháp tổ chức các hoạt động dạy – học vì bài giảng điện tử không thể hiện được chi tiết tiến trình thực hiện phương pháp tổ chức các hoạt động dạy – học. Phương pháp chủ đạo trong các bài giảng điện tử là sử dụng phương pháp trực quan kết hợp với vấn đáp tìm tòi và tổ chức hoạt động nhóm, trên cơ sở quan sát các tư liệu kĩ thuật số và công tác độc lập với SGK.
Mặc dù kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm không cao hơn nhiều so kết quả của bài kiểm tra trong thực nghiệm nhưng vì sau thực nghiệm chúng tôi đã sử dụng một bài kiểm tra tự luận nhằm mục đích vừa kiểm tra khả năng ghi nhớ kiến thức, vừa kiểm tra về khả năng hiểu và vận dụng của các em. Phân tích kết quả thu được qua đợt TN sư phạm tại hai trường: THPT Chu Văn An và trường THPT Nguyễn Lương Bằng cho thấy bài giảng điện tử phần STH lớp 12 THPT theo hướng TH TTĐPT đã có ý nghĩa trong việc nâng cao hiệu quả học tập trên lớp của HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy - học.