Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU thời kỳ hậu WTO

MỤC LỤC

Vai trò của xuất khẩu hàng hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội

Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu như: nằm ở khu vực kinh tế phát triển năng động của Thế giới có sức thu hút các nhà đầu tư nước ngoài; bờ biển dài hàng nghìn kilômét có tiềm năng lớn về khai thác xuất khẩu của sản phẩm từ biển như: hải sản, dầu thô và thuận lợi trong giao lưu kinh tế bằng vận tải đường biển. Đất đai màu mỡ, phì nhiêu, khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có thể xuất khẩu các sản phẩm nông sản như: gạo, cà phê, hạt tiêu, cao su … Bên cạnh đó Việt Nam cũng có một lực lượng lao động dồi dào, cần cù, chịu khó, thông minh là điều kiện tốt để phát triển các mặt hàng xuất khẩu cần nhiều lao động như: hàng may mặc, giầy dép.

Sự cần thiết thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU thời kỳ hậu WTO

Quan trọng hơn cả là việc xuất khẩu tác động trực tiếp đến sản xuất làm cho cả quy mô và tốc độ sản xuất tăng lên, các ngành nghề cũ được khôi phục, ngành nghề mới ra đời, sự phân công lao động mới đòi hỏi lao động được sử dụng nhiều hơn, năng suất lao động cao và đời sống nhân dân được cải thiện. Ðó sẽ là một điều bất lợi đối với xuất khẩu dệt - may Việt Nam bởi các nhà nhập khẩu sẽ tìm kiếm nguồn hàng cung cấp ổn định ở những nước không bị hạn ngạch do họ chủ động được số lượng, như vậy nguồn cầu về mặt hàng dệt - may của Việt Nam sẽ bị giảm đi, sẽ có nguy cơ mất dần thị phần do các nhà nhập khẩu sẽ di chuyển đơn đặt hàng đến các nước xuất khẩu không bị áp đặt hạn ngạch nữa.

Bảng 5: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ EU
Bảng 5: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ EU

Vài nét về Liên minh châu Âu và quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – EU

Các nước thuộc EU đã thoả thuận tiến hành phương châm 4 xóa để tự do lưu thông hàng hóa trong thị trường chung, đó là: xóa bỏ hoàn toàn mọi loại thuế quan đánh vào hàng xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên; xóa bỏ hạn ngạch áp dụng trong thương mại nội khối; xóa bỏ tất cả các “biện pháp tương tự” hạn chế số lượng, các biện pháp hạn chế dưới hình thức là các quy chế và quy định về cấu thành sản phẩm, đóng gói, tiêu chuẩn công nghệ và an toàn kỹ thuật thông qua vận dụng hai nguyên tắc điều hoà và công nhận lẫn nhau; xóa bỏ tất cả các rào cản về thuế giữa các nước thành viên mà thực chất là việc đổi mới thủ tục thu thuế, chuyển chức năng kiểm soát thuế từ biên giới thuế tới. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các thủ tục quá cảnh được đơn giản hóa gồm: Sử dụng giấy bảo lãnh toàn diện hoặc gia hạn bảo lãnh; Sử dụng danh sách vận chuyển đặc biệt; Miễn áp dụng các quy định để sử dụng lộ trình theo yêu cầu; Quy chế người gửi hàng ủy quyền; Quy chế người nhận hàng ủy quyền; Các thủ tục đơn giản hóa áp dụng cho việc vận chuyển hàng bằng tầu hoặc các côngtennơ loại lớn; Các thủ tục đơn giản hóa áp dụng với hàng vận chuyển qua đường hàng không, hàng hải và qua ống dẫn…. Thuế suất phụ thuộc vào loại hàng và xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu, được xây dựng trên nguyên tắc: Những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được, hoặc sản xuất không đủ, hoặc cần thiết để phát triển những ngành sản xuất trong nước thì sẽ được miễn thuế hoặc hưởng thuế suất thấp; Ngược lại, những mặt hàng trong nước đã sản xuất đủ hay để khuyến khích trong nước tự sản xuất thì sẽ phải chịu thuế suất cao.

Để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa và đẩy mạnh xuất khẩu, bên cạnh việc miễn thuế hoặc đánh thuế thấp, đối với các nguyên, phụ liệu, bán thành phẩm nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, EU còn cho phép được “treo thuế ”, nghĩa là khi nhập nguyên liệu chỉ tính thuế chứ chưa phải đóng thuế, khi xuất hàng trở ra, sẽ tính toán bù trừ và doanh nghiệp chỉ phải đóng thuế phần nguyên liệu không dùng để làm hàng xuất khẩu. Về hàng hóa: Biểu thuế quan của EU có các mức thuế khác nhau: Nhóm thứ nhất áp dụng đối với nhập khẩu từ các nước có thực hiện quy chế tối huệ quốc (MFN); Nhóm thứ hai là thuế quan ưu đãi, áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển, được hưởng đơn thuần ưu đãi GSP của EU; Nhóm thứ ba, được gọi là thuế quan đặc biệt, thực hiện đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang phát.

Bảng 6: Thời gian gia nhập EU của các quốc gia thành viên Thời
Bảng 6: Thời gian gia nhập EU của các quốc gia thành viên Thời

Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn

Ngoài hình thức trên thì đầu tư trực tiếp và liên doanh là hình thức sẽ được chú ý trong thời gian tới, trong đó liên doanh có thể dưới hình thức sử dụng giấy phép, nhãn hiệu hàng hóa, có nghĩa là hàng hóa của mình xuất sang thị trường dưới danh nghĩa của các công ty nước ngoài nổi tiếng bởi vì người tiêu dùng trong thị trường EU có thói quen sử dụng những nhãn hiệu sản phẩm nổi tiếng. Còn đối với hình thức đầu tư trực tiếp thì đây chưa phải là hướng chính để thâm nhập thị trường EU hiện tại và trong tương lai gần của các nhà doanh nghiệp Việt Nam vì hình thức này đòi hỏi nhiều vốn và hơn nữa tiềm năng kinh tế của Việt Nam còn hạn hẹp, tuy nhiên hình thức này rất cần thiết cho giai đoạn phát triển cao hơn của nền kinh tế Việt Nam. Hoạt động của ngành dệt may trong năm 2007 có nhiều khởi sắc, mặc dù có nhiều khó khăn như: tình trạng thiếu lao động cục bộ; giá bông xơ tăng cao (sản lượng bông xơ trong nước chỉ đạt 7 đến 8 nghìn tấn/năm, chỉ đáp ứng 5% nhu cầu của ngành; năm 2007 toàn ngành phải nhập 230 nghìn tấn bông xơ các loại); tỷ lệ sản xuất theo phương thức gia công còn lớn (hơn 70%), nhưng các doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng.

Với sự hoạt động khá tích cực và hiệu quả của Hiệp hội dệt may, kim ngạch xuất khẩu của ngành đã vươn lên là một trong các mặt hàng đứng đầu trong danh mục mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (đạt 7,78 tỷ USD, tăng 33,4% so với thực hiện năm 2006) và đứng trong danh sách 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có kim ngạch xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Nguyên nhân của tình trạng trên là do phần lớn nguyên phụ liệu cho ngành này phải nhập khẩu từ nước ngoài, mặc dù chưa có thống kê chính xác, song theo ước tính của một số chuyên gia ngành dệt may, con số này phải lên tới 80%, trong đó chủ yếu là nhập bông, sợi, vải và việc này đã dẫn đến việc ngành dệt may dù tăng trưởng cao nhưng lợi nhuận vẫn bị.

Những cơ hội và thách thức cho xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU thời kỳ hậu WTO

Ngoài ra nếu chúng ta so sánh với các đối thủ trong khu vực về mặt hàng dệt may như Philippines, Thái Lan, Indonesia thì trình độ công nghệ của họ đều đi trước ta nhiều năm, hơn nữa họ rất nhậy bén, thích ứng nhanh với thay đổi của thị trường nên sản phẩm thường rất sinh động và phong phú. Ngoài việc phải cạnh tranh quyết liệt với những nước xuất khẩu hàng dệt may vào EU, chúng ta còn phải đối mặt với những vấn đề như: lạm phát tăng nhanh làm tăng chi phí sản xuất đầu vào, tiền Việt Nam đồng tăng giá, lãi suất cho vay tín dụng tăng lên …. Một vấn đề nữa cũng hết sức quan trọng đó là lãi suất cho vay tín dụng tăng lên trong khi các kế hoạch đầu tư lớn đang được đưa ra để nâng cao công suất sản xuất xơ và các sản phẩm dệt may.

Định hướng của xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU trong thời gian tới

Định hướng và mục tiêu xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU

Riêng đối với thị trường EU, sau khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ có thuận lợi là không còn rào cản về hạn ngạch nhưng bên cạnh đó chúng ta phải đối đầu với những đối thủ rất mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ … Môi trường kinh doanh mở cửa buộc các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải nỗ lực nhiều hơn để giành được phần thắng trong sân chơi đầy thách thức này.

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU

Đồng thời sửa đổi lại luật Thương mại vốn chỉ điều chỉnh thương mại hàng hoá mà chưa đề cập đến thương mại dịch vụ và các quan hệ sở hữu trí tuệ; xây dựng Luật chống bán phá giá; nhanh chóng đưa Luật cạnh tranh, Luật chống độc quyền vào thực thi nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước … Một điều quan trọng nữa là cần tạo một kênh thông tin hiệu quả, kịp thời giữa Chính phủ và giới doanh nghiệp để sự hỗ trợ, hợp tác được thông suốt. Chính sự nỗ lực từ nhiều phía sẽ làm giảm chi phí và giá thành sản phẩm bắt nguồn từ việc giảm thiểu các khoản thuế và phí, giảm thiểu chi phí trung gian về quy trình, thủ tục liên quan đến các khâu như: nhập khẩu nguyên vật liệu, tổ chức sản xuất, xuất khẩu … Bên cạnh đó phát huy những lợi thế cạnh tranh khác và nâng cao uy tín sản phẩm trên thị trường. Do đó, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ, hướng dẫn và giúp đỡ doanh nghiệp dệt may nhanh chóng xác lập và đăng ký tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế (ISO 9000, ISO 14000, SA 8000..), bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và sớm đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp tại thị trường quốc tế mà trước hết là thị trường quan trọng như: EU, Mỹ, Nhật Bản, Canada.