Chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn phát triển kinh tế Việt Nam 2001-2010

MỤC LỤC

NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC SỬ DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở VI ỆT NAM

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2001 - 2010

    - Đẩy nhanh CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hang hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng; chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn. Bảo đảm cung cấp đủ và an toàn năng lượng ( điện, dầu khí, than, … ); đáp ứng nhu cầu về thép xây dựng, phân lân, một phần phân đạm; cơ khí chế tạo đáp ứng 40% nhu cầu trong nước, tỷ lệ nội địa hóa trong sản xuất xe cơ giới, máy và thiết bị đạt 60%-70%; công nghiệp điện tử - thông tin trở thành ngành mũi nhọn; chế biến hầu hết nông sản xuất khẩu, công nghiệp hàng tiêu dùng đáp ứng được nhu cầu trong nước và tăng nhanh xuất khẩu. Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển du lich quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực.

    Đẩy mạnh các dịch vụ thu ngoại tệ: du lịch, xuất khẩu lao động, vận tải, thu hút kiểu hối… Chủ động và tích cực xâm nhập vào thị trường quốc tế, các trung tâm kinh tế thế giới; duy trì và mở rộng trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội thị trường mới.

    CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

      Khoa học công nghệ tập trung vào đáp ứng yêu cầu và nâng cao sản xuất, chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh, đảm bảo an ninh quốc phòng. Đẩy mạnh đổi mới công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và các lĩnh vực hoạt động khác, thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ so với các nước tiên tiến trong khu vực. Thực hiện cơ chế kết hợp chặt chẽ giữa khoa học xã hội và nhân văn với khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo và sản xuất, kinh doanh; ứng dụng nhanh các kết quả nghiên cứu.

      Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ, thu hút chuyên gia giỏi của thế giới đóng góp cho sự phát triển của đất nước bằng nhiều hình thức thích hợp.

      Cơ cấu kinh tế của dân số năm 2004

      Việt Nam là một quốc gia có dân số đông nên có nguồn nhân lực dồi dào, đứng vị trí tứ 13 trên thế giới và thứ 2 trong khối ASEAN.

      Cơ cấu dân số từ 15 tuổi trở lên phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2004

      Nguồn: Thông tin thị trường lao động qua đào tạo nghề NXB Lao động thương binh xã hội – 2005. Trong giai đoạn nền kinh tế hội nhập và phát triển như hiện nay thì nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao những lao động đã qua đào tạo. Theo nguồn số liệu của Viện Chiến Lược và Chương Trình Giáo Dục vừa công bố năm 2004, Chỉ số tổng hợp về chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực của nước ta chỉ đạt 3,79 trên tổng thang điểm là 10, còn về thành thạo tiếng Anh và công nghệ của người Việt Nam chỉ đạt 2,62 và 2,5 điểm.

      Mặc dù có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng nhưng dù sao đây cũng là một yếu tố làm giảm sức cạnh tranh của người lao động Việt Nam trên thị trường, ngoài ra tình trạng này còn do thời gian qua chúng ta buông lỏng quản lý cơ cấu đào tạo, để phát triển tự phát theo nhu cầu người dân, còn nặng tâm lý khoa cử, nhẹ tâm lý thực nghiệm, chưa gắn đào tạo với sử dụng và chưa chú ý đúng mức tới công tác đào tạo nghề.

      Cơ cấu lao động có chuyên môn kỹ thuật phân theo thành phần kinh tế

      Sự bất hợp lý trong cơ cấu nguồn nhân lực thể hiện ở chỗ: là một nước nông nghiệp, đang trên đà phát triển thì lực lượng lao động nông nghiệp vẫn còn là chủ yếu với tỷ trọng khá cao nhưng đã từng bước được thay đổi, trong giai đoạn từ năm 1993 - 2002 tỉ trọng lao động trong ngành nông nghiệp giảm từ 71% xuống còn 50,04%. Với tỷ lệ này chúng ta vẫn còn đang lạc hậu so với thế giới nhất là các nước đang phát triển.

      Cơ cấu lao động kinh tế chia theo vùng kinh tế

      • NÂNG CAO VAI TRề QUẢN Lí NHÀ NƯỚC VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

        Vấn đề con ngườ và nguồn nhân lực rất gắn quyện với nhau, hệ thống giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra qua giáo dục trở lại với con người được con người thừa kế và phát triển tạo thành sức mạnh của mỗi con người, thành vốn người, nguồn lực con người tạo ra giá trị mới đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân, của nhóm người và sự phát triển của đất nước nói chung. Trong tổng hợp các nguồn lực: vốn, tài nguyên, vị trí địa lý, nguồn lực nước ngoài và nguồn lực con người, các nguồn lực khác chỉ là tiềm năng, vai trò, tác động; sức mạnh của chúng mạnh đến đâu đều thông qua và phụ thuộc vào hoạt động của con người, bởi chỉ có con người là nguồn lực duy nhất biết tư duy, có tri thức và ý chí, chỉ có con người mới có thể gắn kết các nguồn lực khác tạo thành sức mạnh tổng hợp cho một mục tiêu nhất định, các nguồn lực khác là khách thể thực sự cải tạo, khai thác và đều phục vụ cho nhu cầu lợi ích của con người. Trong bối cảnh nước ta hiện nay và từ thực trạng nguồn nhân lực đã trình bày ở trên, để phát huy nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta phải cần đến một hệ thống các giải pháp đồng bộ, từ giải pháp về giáo dục đào tạo, về chăm sóc sức khoẻ, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện môi trường sống, về tạo việc làm, tổ chức khai thác lực lượng lao động, đến giải pháp về phát triển văn hoá, tạo ra các động lực kích thích tính tính cực cho con người.

        Từng bước phát triển nguồn nhân lực có chất lượng trong giai đoạn đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước trên cơ sở hình thành con người VIệt Nam có trí tuệ và năng lực sáng tạo cao, thể lực và sức khoẻ đảm bảo, đòi hỏi chúng ta phải quan tâm đáp ứng các nhu cầu cần thiết hàng ngày của nhân dân, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, huy động đi đôi với bồi dưỡng sức dân, chăm lo nhu cầu đời sống hàng ngày đi đôi với tiết kiệm, tích luỹ để đầu tư phát triển. Do vậy, để nhanh chóng có được một nguồn nhân lực có chất lượng, có trí tuệ đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, làm cho nó thực sự trở thành " quốc sách hàng đầu ", tham gia ngày càng trực tiếp hơn và đóng vai trò quyết định trong chiến lược phát triển con người, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Bộ luật Lao động bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác nhau của người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hoà và ổn định, góp phần phát huy sáng tạo và tài năng của người lao động trí óc và lao động chân tay, của người quản lý lao động, nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ xã hội trong quá trình lao động, sản xuất, dịch vụ, hiệu quả trong sử dụng và quản lý lao động, góp phần CNH - HĐH.

        MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM

          - Nâng cao trình độ của những người dưới độ tuổi lao động bằng cách phát triển mạnh giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở các miền, vùng đất nước đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, các hộ nghèo con em gia đình chính sách, có hoàn cảnh khó khăn. Coi trọng việc mở cửa từng bước thị trường sức lao động để người lao động Việt Nam tiếp cận dần với trình độ chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo và ý thức kỉ luật, làm quen dần với cường độ làm việc cao của các nước công nghiệp và phát triển khả năng sáng tạo cao của người lao động. Phát triển nguồn nhân lực là một biện pháp quyết định sự phát triển bền vững của đất nước, nhất là khi thực hiện các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong thời kỳ cách mạng công nghệ, nền kinh tế tri thức và đặc biệt là khi Việt Nam tham gia vào sân chơi WTO thì chúng ta lại càng có thêm nhiều thách thức bên cạnh những cơ hội đạt được.

          Để có thể vận dụng cơ hội cũng như hạn chế thách thức thì chỉ có con đường phát triển nguồn nhân lực - nguồn lực đặc biệt của đất nước mới giúp cho đất nước ngày càng hội nhập, mở cửa, " Sánh vai với các cường quốc năm châu " như Bác Hồ hằng mong ước.