MỤC LỤC
-Các phòng kiểm toán: có chức năng cung cấp các dịch vụ kiểm toán và tư vấn cho khách hàng trên lĩnh vực tài chính, kế toán, thuế… Các phòng kiểm toán độc lập một cách tương đối với nhau, song cũng có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình hoạt động của mình nhằm thực hiện một cách tốt nhất chức năng của mình cũng như nhiệm vụ được giao từ Hội đồng thành viên và Ban Giám đốc. Ngoài ra, các kiểm toán viên còn được đi tu nghiệp và đào tạo qua các hình thức khảo sát, huấn luyện, thực hành tại các nước Anh, Pháp, Bỉ, Ireland, Singapore, Hongkong…do công ty tổ chức cùng các chương trình hỗ trợ của Bộ tài chính, EURO TAPVIET và các tổ chức nghề nghiệp quốc tế khác.
Nội dung kiểm toán mà công ty thực hiện theo các chuẩn mực kiểm toán Quốc tế, các chuẩn mực và quy chế kiểm toán độc lập hiện hành tại Việt Nam bao gồm công tác kiểm tra tính đúng đắn của các giao dịch tài chính phát sinh trong năm tài chính, kiểm tra chi tiết các chứng từ phù hợp với số liệu và thuyết minh trong báo cáo tài chính của khách hàng, đánh giá những dự đoán và quyết định quan trọng của ban lãnh đạo khách hàng trong việc lập Báo cáo tài chính và các bước kiểm tra chứng từ, sổ sách kế toán, thực hiện các bước kiểm tra cơ bản cần thiết. Sau đó công ty đưa ra ý kiến một cách trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính, sự tuân thủ các quy định của nhà nước cũng như các quy chế, chính sách quản lý tài chính của nội bộ khách hàng, đồng thời cũng xem xét các nguyên tắc kế toán có phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của khách hàng và có được áp dụng một cách nhất quán và thuyết minh đầy đủ hay không.
+Các vấn đề rút ra cho lần kiểm toán sau: công ty thường giữ mối quan hệ với khách hàng mà mình kiểm toán nên qua mối lần kiểm toán, công ty cũng như các kiểm toán viên cũng thường rút ra kinh nghiệm cho lần kiểm toán sau hay cho các khách hàng khác. +Giữ mối quan hệ với khách hàng: nhìn chung công ty duy trì khá tốt mối quan hệ với các khách hàng của mình, có thể có các hình thức tư vấn, các chính sách đãi ngộ đối với công ty khách hàng…tất cả vì lợi ích hợp pháp của khách hàng.
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C). Kiểm tra chi tiết các khoản Phải thu khách hàng là một trong những kỹ thuật cơ bản mà A&C tiếp nhận được từ chương trình trợ giúp kỹ thuật được ký kết giữa. Liên minh châu Âu và chính phủ Việt Nam. Với sự tham gia giúp đỡ của các chuyên gia châu Âu cùng với những kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc về thực tại Việt Nam, A&C đã xây dựng một quy trình kiểm toán chi tiết các khoản Phải thu mà trọng tâm là gửi thư xác nhận nợ được cụ thể qua sơ đồ sau:. Sơ đồ 4: Quy trình gửi thư xác nhận. 1)Thống nhất với Ban giám đốc khách hàng. Trước khi gửi thư xác nhận, Kiểm toán viên phải thông báo với Giám đốc công ty khách hàng về việc gửi thư xác nhận công nợ. Nếu Ban giám đốc khách hàng không đồng ý với việc xác nhận nợ phải thu của kiểm toán viên thì họ cần đưa ra lý do, nếu lý do đó là hợp lý thì Kiểm toán viên có thể bỏ qua việc xác nhận người mua đó. Tuy nhiên không vì thế mà bỏ qua số dư đó, Kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế để xác minh số dư đó xem có thật và đúng đắn hay không. Thống nhất với Ban giám đốc công ty khách hàng. Xác định phạm vi và quy mô của mẫu chọn. Quyết định kiểu thư xác nhận để gửi đi. Theo dừi xử lý thư phỳc đỏp và thực hiện các thủ tục kiểm. toán thay thế. Trong quá trình hội ý Ban giám đốc công ty xăng dầu PT không đồng ý cho Kiểm toán viên gửi thư xác nhận đến một công ty khách hàng là Công ty B với lý do là: Công ty B là một khách hàng mới, công ty đang có ý định ký kết hợp đồng dài hạn trong việc cung cấp hàng bán. Việc gửi thư xác nhận đến khách hàng này có thể làm cho khách hàng hiểu nhầm là Công ty xăng dầu PT muốn đòi nợ, hoặc là tình hình tài chính của Công ty không lành mạnh dẫn đến khả năng Công ty B sẽ huỷ bỏ hợp đồng. Mặt khác, khoản nợ này vẫn chưa phải là khoản nợ quá hạn vì nghiệp vụ mới phát sinh được 20 ngày. Kiểm toán viên chấp nhận lý do này và chuyển khách mua này từ bước kiểm tra chi tiết số dư sang bước kiểm tra chi tiết nghiệp vụ. 2)Xác định phạm vi và quy mô chọn mẫu. +Còn đối với một thư không nhận được thông tin phản hồi từ phía khách nợ (Công ty TNHH T) và 1 khách hàng mà Ban giám đốc không đồng ý cho gửi thư xác nhận thì Kiểm toán viên tiến hành các thủ tục thay thế bằng cách kiểm tra các hoá đơn bán hàng, hoá đơn vận chuyển, hợp đồng mua bán, kiểm tra các biên lai thu tiền liên quan đến đối tượng để tính lại số dư của các đối tượng đó. Kết quả kiểm tra cho thấy số dư của 2 khách hàng trên là đúng. -Cần cân nhắc gửi thư hay tiến hành các thủ tục thay thế hoặc chứng nhận -Thảo luận với nhóm trưởng để chọn ra một số khách hàng để gửi. -Lập mẫu thư xỏc nhận và theo dừi. -Trong 10 ngày mà không thấy có thư trả lời thì Kiểm toán viên sẽ tiến hành gửi thư lần 2 hoặc liên hệ trực tiếp với khách hàng. -Thư trả lời của khách nợ nếu có sự khác biệt về số dư nợ với sổ sách của Công ty thì Kiểm toán viên cần đề nghị Ban giám đốc Công ty khách hàng giải thích hoặc trao đổi lại với khách hàng. @ Kiểm tra thay thế gửi thư xác nhận hoặc thư không được trả lời. -Kiểm tra số tiền thu được sau ngày kết thúc niên độ đối với số dư chi tiết. -Kiểm tra các chứng từ chứng minh cho các khoản nợ của khách hàng như:. hoá đơn, lệnh giao hàng, hợp đồng…. 2.4.3.Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ ghi nhận nợ Phải thu khách hàng và nghiệp vụ Thu tiền. -Chọn mẫu kiểm tra các chứng từ chứng minh cho việc cấn trừ công nợ với khoản phải trả của cùng khách hàng. -Chọn mẫu kiểm tra các hoá đơn các trường hợp chiết khấu thanh toán và đối chiếu quy định của đơn vị. -Chọn mẫu kiểm tra các trường hợp hàng bán bị trả lại hoặc giảm giá hàng bán có giá trị lớn để tìm ra nguyên nhân, cách xử lý và phê duyệt của đơn vị. Chú ý kiểm tra hàng trả lại vào các tháng sau ngày kết thúc niên độ để xem có ảnh hưởng tới doanh thu bất thường không. *Công việc kiểm tra chi tiết nghiệp vụ ghi nhận nợ phải thu khách hàng và nghiệp vụ thu tiền là kiểm toán số phát sinh nghiệp vụ của tài khoản Phải thu khách hàng thông qua các bước sau:. 1)Chọn mẫu hoá đơn chứng từ:. Hoá đơn, chứng từ sử dụng trong khâu kiểm tra chi tiết này là các hoá đơn bán hàng, các phiếu thu, giấy báo Có, bản sao kê hoặc điện chuyển tiền. Ngoài ra Kiểm toán viên còn chọn mẫu một số hợp đồng bán hàng hoặc các phiếu xuất kho đối với nghiệp vụ bán chịu để kiểm tra đối chiếu với các nghiệp vụ bán hàng về mặt lượng và kiểm tra sự thống nhất giữa hoá đơn bán hàng và hợp đồng mua hàng. Kiểm toán viên chủ yếu chọn những nghiệp vụ có giá trị lớn hoặc những nghiệp vụ sát với ngày khoá sổ kế toán. Do trong quá trình kiểm toán, Kiểm toán viên đã gửi thư xác nhận công nợ các khách hàng lớn và đã có các bằng chứng có giá trị lớn như các biên bản đối chiếu công nợ… nên ở bước kiểm tra chi tiết nghiệp vụ này, Kiểm toán viên chỉ kiểm tra với lượng mẫu chọn không lớn và chỉ mang tính chất kiểm nghiệm lại để đảm bảo các mục tiêu kiểm toán. 2) Đối chiếu kiểm tra: Căn cứ vào mẫu chọn, Kiểm toán viên sẽ tiến hành đối chiếu kiểm tra, rà soát các mục tiêu của kiểm soát nội bộ.