Giải pháp phát triển tín dụng hộ gia đình tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thuận Châu Sơn La

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

    Là một thành viên của hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thuận Châu Sơn La phải chung sức thực hiện nhiệm vụ chung của toàn ngành, hoạt động tín dụng trong những năm gần đây đang chững lại, làm thế nào để dư nợ tăng trưởng cao sau mỗi năm hoạt động nhưng phải đảm bảo được an toàn là vấn đề nan giải đối với đơn vị. Trong thời gian học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân và công tác tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thuận Châu Sơn La tôi nhận thấy hoạt động tín dụng có vị trí rất quan trọng đối với hệ thống ngân hàng thương mại, đặc biệt trong xu thế hội nhập, trong bối cảnh kinh tế hiện nay thì phát triển tín dụng rất quan trọng và cần phải nâng cao.

    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG HỘ GIA ĐÌNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

    Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 1. Khái niệm NHTM và tín dụng của NHTM

    Nói chung việc khách hàng thiếu TSĐB nhưng muốn vay của ngân hàng là khá phổ biến vì thế làm cho hoạt động tín dụng của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, việc này đòi hỏi chúng ta phải tính đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của phương án, khả năng thu hồi nợ vay, đồng thời có những giải pháp có tính toàn diện và dài hạn nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu vay vốn của khách hàng nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc an toàn, hiệu quả của hoạt động tín dụng. Khi sử dụng vốn vay ngân hàng, doanh nghiệp phải tôn trọng hợp đồng tín dụng, tức phải hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn, tôn trọng các điều kiện khác đã ghi trong hợp đồng tín dụng, bằng các tác động như vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay của vốn tạo điều kiện nâng cao doanh lợi cho doanh nghiệp.

    Tín dụng hộ gia đình của Ngân hàng thương mại 1. Hộ gia đình và đặc điểm của tín dụng hộ gia đình

    Như vậy, hộ gia đình có thể được định nghĩa là tập hợp nhóm người có quan hệ theo hộ khẩu hành chính, theo quan hệ hôn nhân, theo quan hệ huyết thống, hoặc theo những cách xác định khác mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc lĩnh vực này. Nếu ngân hàng hoạt động tín dụng trên một địa bàn kinh tế phát triển điều kiện tự nhiên thuận lơị, ít bị ảnh hưởng của thiên tai như thời tiết, khí hậu và điều kiện xã hội thuận lợi như chính trị ổn định, mật độ dân số và trình độ dân trí cao, các chính sách phát triển kinh tế xã hội ổn định sẽ đem lại hiệu quả và chất lượng cao và ngược lại khi kinh doanh trên một địa bàn kinh tế kém phát triển, điều kiện không thuận lợi luôn bị ảnh hưởng của thiên tai, môi trường và các chính sách phát triển kinh tế xã hội bất ổn, trình độ dân trí và các phong tục tập quán lối sống lạc hậu sẽ bị ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp kinh doanh trong điều kiện bất ổn sẽ không mang lại hiệu quả và từ đó thiếu khả năng trả nợ ngân hàng, trình độ dân trí thấp dẫn đến thiếu hiểu biết trong hoạt động kinh doanh, làm ăn kém hiệu quả, không thông hiểu pháp luật và nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với ngân hàng từ đó thiếu khả năng trả nợ ngân hàng, mặt khác còn gây cho khách hàng rất nhiều khó khăn trong việc thực thi nhiệm vụ của mình.

    THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG HỘ GIA ĐÌNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

    NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN THUẬN CHÂU SƠN LA

    Khái quát về Agribank Chi nhánh huyện Thuận Châu Sơn La

    + Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, thực hiện chỉ đạo, điều hành một số mảng nghiệp vụ do Giám đốc phân công (Phụ trách phòng Kế hoạch kinh doanh), ủy quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Giám đốc về nội dung được phân công và ủy quyền. - Phòng Giao dịch Chiềng Pấc: Là bộ phận trực thuộc Agribank Chi nhánh huyện Thuận Châu Sơn La, có con dấu riêng dùng trong giao dịch kinh doanh, thực hiện một số giao dịch với khách hàng bao gồm: huy động vốn, cho vay, giải ngân, thu nợ, thu lãi theo thẩm quyền phán quyết và một số các dịch vụ thanh toán do Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Sơn La, Agribank Chi nhánh huyện Thuận Châu Sơn La giao theo quy định của Agribank.

    Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Agribank huyện Thuận Châu Sơn La
    Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Agribank huyện Thuận Châu Sơn La

    Khái quát về hoạt động tín dụng hộ gia đình tại Agribank Chi nhánh huyện Thuận Châu Sơn La

    Agribank hỗ trợ chi phí xây dựng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà đối với quý khách hàng là hộ gia đình hoặc cá nhân người Việt Nam có quyền sử dụng đất hợp pháp, có nhà không thuộc diện cấm cải tạo, cấm xây dựng lại, phù hợp với quy hoạch, có giấy phép xây dựng; Cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép mua nhà đất theo quy định tại nghị định số 81/2001/NĐ-CP ngày 5/11/2001. Đối với khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động thường xuyên để hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (bù đắp thiếu hụt tài chính), Agribank xin giới thiệu sản phẩm tín dụng "Cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ".

    Kết quả phát triển tín dụng hộ gia đình tại Agribank Chi nhánh huyện Thuận Châu Sơn La

    Hoạt động kinh doanh của Agribank huyện Thuận châu luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Agribank tỉnh Sơn La, của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Thuận Châu, sự phối kết hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân các dân tộc trong huyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động Ngân hàng tiếp tục phát triển, hoàn thành tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu, kế hoạch hàng năm và phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo tại địa phương, trong đó tập trung cho vay vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, do vậy, số lượng khách hàng tăng lên, giúp cho Agribank Thuận Châu mở rộng được hoạt động cho vay đối với hộ gia đình, từ đó nâng cao lợi nhuận từ hoạt động này, cụ thể biều đồ 3.6. Tiêu chí 2: Nhân viên tư vấn cho khách hàng về sản phẩm dịch vụ: mới có 55,68% khách hàng hài lòng là nhân viên Agribank tư vấn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ, hướng dẫn các thủ tục, giấy tờ cần thiết để vay vốn, còn lại 44,32% khách hàng không hài lòng, nguyên nhân là do có nhiều cán bộ tín dụng mới chưa có đủ kinh nghiệm, chưa được đào tạo kỹ năng bán sản phẩm nên hướng dẫn cho khách hàng không thoát ý, không cụ thể dẫn đến khách hàng còn lúng túng khụng hiểu rừ.

    Bảng 3.4. Thị phần cho vay hộ gia đình của một số Ngân hàng tại huyện Thuận Châu
    Bảng 3.4. Thị phần cho vay hộ gia đình của một số Ngân hàng tại huyện Thuận Châu

    Các giải pháp mà chi nhánh đã thực hiện trong thời gian qua để phát triển tín dụng hộ gia đình tại Agribank Chi nhánh huyện Thuận Châu Sơn La

    Thời gian qua, thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn như: Cho vay hỗ trợ lãi suất, cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP, cho vay chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Sơn La, cho vay lãi suất đối với các chương trình phát triển kinh tế tỉnh Sơn La theo Nghị quyết 47/2012/NQ-HĐND… chi nhánh mở rộng được hoạt động cho vay hộ gia đình trên địa bàn huyện, đóng góp đáng kể vào tình hình thực hiện lợi nhuận chung toàn chi nhánh. Phối kết hợp với chính quyền địa phương các cấp; các ban ngành và các tổ chức chính trị xã hội trong việc triển khai thực hiện chính sách cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng nông thôn mới một cách đồng bộ, triển khai kịp thời, có hiệu quả cao và tạo điều kiện cho bà con nông dân được tiếp cận nguồn vốn để sản xuất kinh doanh và cải thiện đời sống… Đến nay một số xã đã thành lập Ban chỉ đạo cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

    Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng hộ gia đình tại Agribank Chi nhánh huyện Thuận Châu Sơn La

    Hoạt động kinh doanh năm 2014 của Agribank huyện Thuận Châu vẫn còn nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của tình trạng suy giảm kinh tế trong nước nói chung và giá cả thị trường diễn biến phức tạp và chịu ảnh hưởng lớn của nền kinh tế, xã hội tại địa phương. Tốc độ tăng trưởng dự nợ chưa cao do giá cả hàng hóa nông sản biến động mạnh dẫn đến doanh nghiệp, hộ kinh doanh lớn không đầu tư nhiều vào tích trữ hàng ngô, sắn mà trả nợ tiền vay và các doanh nghiệp xây dựng cơ bản được thanh toán vốn trả nợ vào dịp cuối năm, đặc biệt trong năm nay tình hình tiêu thụ nông sản của bà con nông dân trên địa bàn rất khó khăn, sản xuất được mùa nhưng không tiêu thụ được.

    Đánh giá về thực trạng phát triển tín dụng hộ gia đình tại Agribank Chi nhánh huyện Thuận Châu Sơn La

    - Mặc dù, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tại chi nhánh thời gian qua là thấp nhưng điều này cho thấy, tại chi nhánh vẫn còn tồn tại những khoản nợ quá hạn mà khách hàng chưa thanh toán khi đến kỳ hạn thanh toán và tồn tại các khoản nợ xấu, có nguy cơ không đòi được. - Việc nghiên cứu văn bản chế độ để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, nhiều cán bộ chưa chủ động, dẫn đến việc tham mưu đề xuất còn nhiều hạn chế, làm việc chủ yếu theo lối mòn dẫn đến còn sai sót trong việc thực hiện công việc thẩm định cho vay.

    GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG HỘ GIA ĐÌNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

    Định hướng phát triển tín dụng hộ gia đình của Agribank Chi nhánh huyện Thuận Châu Sơn La

    Chủ động tập trung nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay nông nghiệp, nông thôn, nông dân; Đảm bảo đủ vốn cho vay sản xuất mùa vụ, chủ động nắm chắc nhu cầu vay vốn phục vụ thu mua, chế biến, tiêu thụ nông sản. Năm 2016 thành lập thêm tổ cho vay thu nợ tại PGD Chiềng pấc và tăng cường cho vay qua tổ.

    Giải pháp phát triển tín dụng hộ gia đình tại Agribank Chi nhánh huyện Thuận Châu Sơn La

    - Ký hợp đồng dịch vụ với Tổ liên kết về một số công việc trong quy trình cho vay (chỉ ký hợp đồng dịch vụ với Tổ liên kết mà Agribank nơi cho vay biết rừ người Tổ trưởng đú cú đủ trỡnh độ, năng lực, uy tớn, trỏch nhiệm để đảm nhận công việc; trường hợp cần thiết có thể tham khảo thêm ý kiến của cấp ủy, chính quyền địa phương, tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở); thanh toán tiền hoa hồng dịch vụ kịp thời, đầy đủ, đúng quy định cho đối tượng được hưởng, không chi bằng hiện vật, không chi lòng vòng hoặc giữ lại chi cho đối tượng khác mà không được thống nhất trong hợp đồng dịch vụ;. Để giúp các NHTM nói chung và Agribank Thuận Châu nói riêng phát triển dịch vụ cho vay đối với hộ gia đình, Ngân hàng Nhà Nước cần giúp các ngân hàng có thể giảm lãi suất cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, theo đó, một mặt các ngân hàng thương mại phải tính toán dành vốn và chi phí nghiệp vụ thỏa đáng cho mục tiêu này để hạ dần lãi suất cho vay, một mặt Ngân hàng Nhà nước sẽ có những chính sách phù hợp, ví dụ đối với các ngân hàng hoạt động tích cực, có dư nợ lớn ở lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn và các đối tượng cần hỗ trợ, Ngân hàng Nhà nước có thể có ưu tiên về mức dự trữ bắt buộc, hoặc sẽ.