Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Hiệp định TPP

MỤC LỤC

Cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp Việt Nam 1. Chính sách phát triển nông nghiệp Việt Nam

Các công cụ hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam

- Chính sách tín dụng đối với chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản: chính sách cho vay theo văn bản 1149/TTg-KTTH: giãn nợ tối đa 24 tháng, hạ lãi suất đối với khoản đã vay, tiếp tục cho vay mới với lãi suất thị trường thấp nhất; khoanh nợ trong thời gian 3 năm đối với các khoản nợ quá hạn không có khả năng thu hồi vì lý do bất khả kháng; các tổ chức tín dụng thực hiện khoanh nợ cho khách hàng được NHNN cho vay tái cấp vốn với lãi suất 0%/năm…. - Chính sách hỗ trợ ngư dân: khi vay vốn phục vụ đánh bắt và bảo quản hải sản, mức vay tối đa 50 triệu đồng không cần tài sản bảo đảm đối với các cá nhân, hộ dân sản xuất ngư nghiệp; 200 triệu đồng đối với hộ sản xuất, kinh doanh phục vụ nông nghiệp nông thôn; 500 triệu đồng đối với hợp tác xã, được hưởng lãi suất ưu tiên; được xem xét cơ cấu lại nợ khi gặp điều kiện khó khăn tài chính do khách quan, và được hưởng chính sách tín dụng hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

Tăng trưởng và đóng góp của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam

Đồng thời, Việt Nam cũng tích cực tham gia ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương, cùng thực hiện các hoạt động xúc tiến bán hàng, giúp mở rộng thị trường tiêu thụ với những ưu đãi lớn cho nông sản Việt Nam. (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Giải thích cho nguyên nhân tăng trưởng thấp của lĩnh vực nông nghiệp trong khu vực kinh tế nông – lâm- thủy sản, tuy chiếm tỷ trọng cao, nhưng hiện nay, diện tích đất canh tác nông nghiệp đang dần bị thu hẹp, lao động giảm, cùng những biến đổi bất thường của khí hậu và thị trường tiêu thụ, khiến nông nghiệp khó có thể tiếp tục phát triển theo chiều rộng, trong khi đó nền nông nghiệp vẫn lạc hậu, chưa có sự chuyển hướng rừ rệt phỏt triển theo chiều sõu, dẫn tới tốc độ tăng trưởng thấp. Bên cạnh lý do thời tiết, khí hậu ảnh hưởng đến nông nghiệp, thì sự giảm sút đáng kế diện tích canh tác và sản xuất thiếu quy hoạch dẫn đến giá cả và thị trường biến động bất lợi cũng là những nhân tố lớn dẫn đến tình trạng tăng trưởng thấp và tốc độ không ổn định của nông nghiệp.

(Nguồn: Tổng cục Thống kê) Sự giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp nằm trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu chung của nền kinh tế, phục vụ công nghiệp hóa- hiện đại hóa, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và gia tăng tỷ trọng của khu vực công nghiệp, dịch vụ.

Bảng 1.1.  GDP các ngành kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015
Bảng 1.1. GDP các ngành kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015

Vai trò của FDI đối với nông nghiệp Việt Nam 1. FDI bổ sung vốn cho phát triển nông nghiệp

Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ

Thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp

THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH TPP ĐỐI VỚI THU HÚT VỐN FDI VÀO NGÀNH NÔNG NGHIỆP

TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007-2015

Thực trạng thu hút vốn FDI vào nông nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2007-2015

    (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Mặc dù là lĩnh vực được khuyến khích thu hút đầu tư, nhưng các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu FDI theo ngành của Việt Nam, và có xu hướng giảm cả về tỷ trọng và số dự án trong giai đoạn 2007-2015. Sự biến động của luồng vốn FDI này được lý giải do những tác động từ tình hình kinh tế thế giới, sau khi Việt Nam gia nhập WTO trở thành điểm thu hút FDI hấp dẫn, tuy nhiên đến năm 2010, thế giới – đặc biệt là các nước phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xuất phát từ Mỹ, khiến thị trường tài chính đóng băng, nhiều nhà đầu tư đã tạm dừng hoặc rút vốn đầu tư về nước. Theo thống kê của Viện Chính sách Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong gian đoạn này, 53,71% lượng vốn FDI vào nông nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản thực phẩm; 26,67% vào trồng rừng và chế biến lâm sản; 12,7% đầu tư cho chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc và chỉ có 8,92% vốn FDI đầu tư cho trồng trọt.

    Việc các doanh nghiệp FDI lựa chọn đầu tư các dự án chế biến mang lại lợi nhuận cao, tuy nhiên cũng là hạn chế cho nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam khi khó có thể tiếp cận được các công nghệ sản xuất tiên tiến trên thế giới để nâng cao năng suất, chất lượng. Dự án FDI trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp tập trung chủ yếu ở vùng có điều kiện thuận lợi về khí hậu thổ nhưỡng, cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư và gần các vùng nguyên liệu như như: Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Tây Ninh, Quảng Ninh. Điều này đang đòi hỏi ngành nông nghiệp phải có chiến lược, định hướng mới để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, cải thiện nền sản xuất trong nước để đứng vững và cạnh tranh với sản phẩm nông nghiệp từ các nước khác khi hội nhập sâu rộng, đặc biệt trước thềm Hiệp định TPP có hiệu lực.

    Bảng 2.2: Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài một số ngành tại Việt Nam giai đoạn 2007-2015 (Lũy kế đến ngày 31/12)
    Bảng 2.2: Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài một số ngành tại Việt Nam giai đoạn 2007-2015 (Lũy kế đến ngày 31/12)

    Tác động của TPP đến thu hút FDI vào ngành nông nghiệp Việt Nam

      Đây trở thành một điểm thu hút tích cực các dự án nông nghiệp Việt Nam hợp tác và đầu tư khi giá lao động và điều kiện tự nhiên khí hậu của Việt Nam thuận lợi tương đối hơn so với các nước khác trong khu vực và trong Hiệp định, khi mà các đối thủ cạnh tranh của nông sản Việt Nam như Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Thái Lan, Myanmar..chưa ra nhập hiệp định. Về cơ cấu đầu tư theo ngành, ngành nông nghiệp Việt Nam có cơ hội thu hút các dự án chất lượng cao vào tất cả các lĩnh vực, được tiếp cận các công nghệ tiên tiến từ các đối tác phát triển trong hiệp định như Mỹ, Úc, New Zealand… Điều này cũng góp phần đa dạng hơn các đối tác đầu tư, đặc biệt là các đối tác có nền nông nghiệp tiên tiến. Việc gia nhập TPP mang lại cơ hội cho tất cả các ngành kinh tế về thị trường, thuế xuất khẩu…Đặc biệt, do có nhiều hạn chế năng lực cạnh tranh kém, dễ có nguy cơ không thể cạnh tranh với nông nghiệp đến từ các nước thành viên trong hiệp định, ngành nông nghiệp sẽ phải đối mặt với thách thức kém thu hút vốn FDI hơn so với các ngành kinh tế khác.

      Với tình trạng thiếu chính sách định hướng vùng nguyên liệu, nguồn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất nhỏ lẻ, công nghệ chưa cao, chịu nhiều rủi ro của tự nhiên nên không ổn định sẽ là thách thức để thu hút được các doanh nghiệp nước ngoài lựa chọn đầu tư vào Việt Nam.

      GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN FDI VÀO NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI

      CẢNH KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH TPP

      Nhóm giải pháp phía Nhà nước

        Thứ nhất, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào ngành nông, lâm, thủy sản Hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp phải chịu nhiều rủi ro do ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết, thiên tai, dịch bệnh..Do đó, các chính sách thu hút FDI vào ngành phải tính đến các rủi ro do đặc thù ngành để khuyến khích, hỗ trợ các. Hiện nay, các nguồn vốn, tín dụng cho hỗ trợ phát triển nông nghiệp chủ yếu được dành cho các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, các hộ gia đình, các hộ nghèo…Các chính sách phát triển thị trường vốn và tín dụng đầu tư sẽ cho phép các dự án FDI vào nông nghiệp Việt Nam được tiếp cận đủ vốn, mở rộng quy mô, đảm bảo hoạt động sản xuất. Do đó, Nhà nước cần tiến hành xây dựng các vùng nguyên liệu phù hợp với từng địa phương, đồng thời hỗ trợ vốn, giống cây trồng, vật nuôi, nghiên cứu áp dụng các công nghệ, kỹ thuật mới, dành nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp tham gia phát triển vùng nguyên liệu.

        Để thu hút vốn FDI vào nông nghiệp, khắc phục tình trạng đầu tư mất cân đối giữa các vùng, Việt Nam cần chú trọng đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn như: xây dựng, nâng cấp hệ thống đường giao thông, hệ thống tưới tiêu, thủy lợi; xây dựng mạng lưới điện và thông tin liên lạc ổn định; đồng thời huy động nhiều nguồn khác từ doanh nghiệp, vốn ODA…tham gia cải thiện cơ sở hạ tầng.

        Nhóm giải pháp phía doanh nghiệp

          - Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, vận động đầu tư qua nhiều kênh, bao gồm cả thông qua cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, tổ chức xúc tiến thương mại thông qua các hội thảo, hội chợ giao lưu quốc tế. Đồng thời nâng cao ý thức của người nông dân, tiến hành sản xuất theo quy hoạch, tuân thủ hợp đồng ký kết với doanh nghiệp thu mua, để khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thu hút nguồn FDI vào nông nghiệp Việt Nam. Bên cạnh việc tham gia các hoạt động xúc tiến đầu tư của Nhà nước, như các hội trợ, triển lãm..các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản Việt Nam cần tích cực tham gia các buổi tọa đàm, hội trợ, triển lãm..trong và ngoài nước khác để chủ động gặp gỡ và kêu gọi hợp tác đầu tư.

          Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng xây dựng thương hiệu, tạo dựng được niềm tin từ người tiêu dùng, để cạnh tranh với các sản phẩm có uy tín trên thế giới.