Thành tích đầu tư phát triển giáo dục Việt Nam và bài học kinh nghiệm

MỤC LỤC

Đầu tư giáo dục ở Việt Nam 1. Nguồn lực tài chính

Đánh giá hiệu quả đầu tư

Nền giáo dục của chúng ta đã đào tạo được những lớp người kế tục truyền thống cách mạng các dân tộc, đáp ứng được những yêu cần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong báo cáo “Nghiên cứu về tài chính cho giáo dục Việt Nam” (10 - 1996) Ngân hàng Thế giới đã viết: Việt Nam có một thành tích đầy ấn tượng về giáo dục, ngay cả khi so sánh với nhiều nền kinh tế khác có mức thu nhập cao hơn. Quỹ Phát triển dân số Liên hợp quốc (UNFPA) trong báo cáo “Giáo dục Việt Nam: xu hướng phát triển và những khác biệt” (5 - 1996) được Tổng cục thống kê Việt Nam phối hợp thực hiện, đã khẳng định: Vấn đề giáo dục ở Việt Nam đã từ lâu đã được coi là then chốt để xây dựng thành cụng một đất nước phồn vinh và giàu mạnh.

Rừ ràng là, chớnh phủ đó rất thành công trong việc trang bị những kiến thức cơ bản nhất cho đại bộ phận dân chúng. Mạng lưới trường lớp được mở rộng, tiếp tục củng cố và phát triển rộng khắp trong cả nước đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân. Các mục tiêu xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đã được thực hiện, phổ cập trung học cơ sở đang được đẩy mạnh, vừa học vừa làm trở thành sinh hoạt phổ biên trong đời sống xã hội.

- Các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục không ngừng được củng cố tăng cường và có nhiều chuyển biến tích cực. Trong những năm qua, ngành giáo dục - đào tạo đã tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo đồng bộ hoá về cơ cấu và chuẩn hoá về trình độ đào tạo. Ngân sách chi cho giáo dục liên tục tăng trong những năm qua, đảm bảo yêu cầu định mức do Nghị quyết trung ương 2 đề ra.

Mặc dù có nhiều cố gắng và đạt được những thành tích nhất định, xong giáo dục nước ta vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập, đồng thời đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức cơn phải vượt qua. - Chất lượng giáo dục nói chung còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước chưa tiếp cận được với trình độ và kết quả giáo dục ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Nội dung và phương pháp dạy học còn lạc hậu, ít gắn với thực tế cuộc sống, phát huy tính độc lập sáng tạo của sinh viên còn hạn chế.

- Cơ cấu giữa các cấp học, bậc học, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu xã hội và cơ cấu vùng miền trong hệ thống giáo dục còn chưa hợp lý. Đội ngũ giáo viên không đồng bộ về cơ cấu nhiều bộ môn còn thiếu giáo viên như: Kỹ thuật, giáo dục công dân, giáo dục quốc phòng, Nhạc, họa,. Vẫn còn lớp học 3 ca, trang thiết bị dạy học lạc hậu và thiếu thốn, yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá thiết bị dạy học vẫn còn là một thách thức lớn.

Nguyên nhân của những yếu kém, bất cập

Chất lượng giáo viên ở các vùng khó khăn còn yếu, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ở mầm non và tiểu học thấp. Một bộ phận giáo viên còn có biểu hiện chưa toàn tâm toàn ý với nghề nghiệp. - Cơ sở vật chất kỹ thuật vẫn chưa thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu.

Giáo dục Việt Nam, có 40 sự khác biệt trong hệ thống tài chính cho giáo dục (Cấp phát theo dân số, theo số học sinh, tỷ lệ giáo viên/ học sinh, mức lương..). Kinh phí cấp cho giáo dục theo đầu người dân như hiện nay, nếu xét về hình thức là có sự công bằng giữa các tỉnh, nhưng thực chất đã không tạo được động lực phát triển giáo dục ở các địa phương, đặc biệt là ở những nơi có nền giáo dục phát triển. Tỉnh, huyện và trường lại được cấp phát ngân sách trên số học sinh đến trường.

Việc quản lý và sử dụng nguồn lực (bao gồm cả các nguồn do nhân dân đóng góp trực tiếp theo chủ trương xã hội hoá) chưa được tập trung, thống nhất, sử dụng kém hiệu quả đang là thách thức lớn đối với ngành giáo dục. Mức độ đầu tư xây dựng cơ bản, cơ chế giao kế hoạch đầu tư và quản lý các nguồn vốn xây dựng cơ bản còn chưa hợp lý, thiếu khách quan, chưa phù hợp giữa quy mô đào tạo với điều kiện cơ sở vật chất hiện có. Việc xây dựng ít nhất mỗi huyện một trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia có tác dụng làm nâng cao chất lượng giáo dục ở một trường song lại kéo theo nguy cơ tập trung nguồn lực ở một nơi, làm giảm nguồn lực ở những nơi có nhu cầu cao dẫn đến làm tăng sự bất bình đẳng về chất lượng trường học.

Hơn nữa, tình trạng thiếu việc làm, các cơ sở sản xuất kinh doanh không thu hút hết lao động, nhất là lao động đã qua đào tạo, ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục, gây trở ngại cho việc phân luồng và cân đối cơ cấu đào tạo.

Các giải pháp chủ yếu để phát triển giáo dục

Chính vì muốn thoát cảnh đói nghèo, nên phải phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực thì mới phát triển nền kinh tế được “(Nguồn 2 tr. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 đã xác định việc tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho giáo dục như sau: Tăng đầu tư ngân sách Nhà nước, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển giáo dục; đổi mới cơ chế quản lý tài chính. Chuẩn hoá và hiện đại hoá trưởng sở, trang thiết bị giảng dạy, nghiên cứu và học tập.

Ngân sách Nhà nước tập trung nhiều hơn cho các bậc giáo dục phổ cập, cho vùng nông thôn, miền núi, cho đào tạo trình độ cao, cho những ngành khó thu bút đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước. Có chính sách đảm bảo điều kiện học tập cho con em người có công và diễn chính sách, cơ hội học tập cho con em gia đình nghèo. Huy động nhiều nguồn tài chính khách kết hợp với các nguồn vốn trong và ngoài nước và sự đóng góp của xã hội cho sự phát triển giáo dục.

Đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo hướng song song với việc trao quyền chủ động tài chính, cần thực hiện chế độ tài chính công khai và chế độ kiểm toán nhằm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục. Các địa phương có chính sách cụ thể xây dựng trường sở để đẩy nhanh tiến độ phổ cập giáo dục trung học cơ sở, lăng số lượng học sinh phổ thông trung học và hoạt động cả ngày tại trường lên tới 70% nâng tỷ lệ các trường được xây dựng theo chuẩn quốc gia lên tới 50% vào năm 2010. Thực hiện chế độ ưu đãi về sử dụng đất đai, vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục (Năm 2003, Nhà nước phát hành công trái (khoảng 2200 tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất cho sự phát triển giáo dục).

Tăng cường và hiện đại hoá trang thiết bị, phục vụ đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục. Xây dựng hệ thống thư viện điện tử kết nối giữa các trường đại học trong từng vùng tấn tới kết nối với các thư viện trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế. Xây dựng một số phòng thí nghiệm quốc gia trong các đại học quốc gia, các trường đại học trọng điểm, đầu ngành.

Đồng chí hãy trình bày những nét chính về tình hình đầu tư phát triển giáo dục của các nước trên thế giới, trên cơ sở đó khẳng định những điểm chung về đầu tư phát triển giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Phân tích sáu cải cách then chốt đảm bảo ưu tiên phát triển giáo dục mà Ngân hàng thế giới đã đề ra, liên hệ với thực tiễn Việt Nam. - Vấn đề bình đẳng trong giáo dục (Vùng miền và bình đẳng giới) qua các bậc giáo dục.