MỤC LỤC
Trong đó, bánh gồm có các loại như: Bánh quy bơ, bánh phủ sôcôla, bánh kem xốp… Kẹo gồm có các loại kẹo sữa dừa, kẹo cốm, kẹo nhân sôcôla….Bột canh gồm bột canh thường, bột canh cao cấp…. Chính vì những đặc điểm riêng biệt của thành phẩm như vậy nên việc hạch toán thành phẩm là khâu rất quan trọng để nắm vững được số lượng cũng như chất lượng các thành phẩm, từ đó có được những quyết định tiêu thụ đúng đắn giúp công ty đạt hiệu quả cao nhất.
Đây là nơi tiếp nhận thành phẩm từ bộ phận sản xuất chuyển sang và kho sẽ làm nhiệm vụ vừa bảo quản thành phẩm nhập kho vừa sẵn sàng chuẩn bị cho khâu tiêu thụ khi có khách hàng đến mua hàng. Do vậy đòi hỏi thủ kho phải có những kế hoạch cụ thể để sắp xếp từng loại thành phẩm theo thứ tự sao cho thật khoa học, bảo quản đạt hiệu quả cao.
Mặt khác, các mặt hàng của công ty vô cùng đa dạng, vì thế kho thành phẩm là nơi dễ xảy ra các sai lệch về số lượng nhập, xuất, tồn thành phẩm. Hàng ngày, khi có các thành phẩm nhập, xuất, tồn phát sinh tại kho, thủ kho phải ghi chép thật đầy đủ, không được thiếu sót, nhầm lẫn.
Ngoài việc nhập thành phẩm từ sản xuất, kho còn có thể nhập các thành phẩm khi bán hàng bị trả lại, hoặc được biếu tặng (nhưng không nhiều). Sổ kho được mở cho nhiều loại thành phẩm, giảm bớt được khối lượng ghi chép và việc phải dùng quá nhiều thẻ kho, vì khi dùng thẻ kho, mỗi loại thành phẩm 1 thẻ kho, khi đó phải dùng rất nhiều thẻ do sản phẩm của công ty quá đa dạng.
Thông qua quản lý chi tiết thành phẩm phòng kế hoạch vật tư sẽ biết được mặt hàng nào đang được ưa chuộng, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, còn mặt hàng nào bị ứ đọng để còn đề ra được kế hoạch sản xuất và tiêu thụ thành phẩm. Điều này làm giảm khối lượng công việc của các nhân viên phòng kế hoạch vật tư, song lại đòi hỏi thủ kho phải tính toán thật chính xác số lượng tồn kho của từng loại thành phẩm cụ thể để báo cáo lên con số chính xác.
Hiện công ty đang sử dụng giá thực tế để xác định giá vốn hàng bán nên việc hạch toán tổng hợp được các kế toán tiến hành vào cuối tháng sau khi đã có giá thành sản xuất thực tế của bộ phận kế toán giá thành chuyển sang. Các số liệu về số dư đầu tháng, tổng phát sinh tăng và tổng phát sinh giảm, số tồn cuối tháng, phải trùng khớp với số liệu trên bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn thành phẩm theo mẫu ở trên.
Khi có nghiệp vụ bán hàng, căn cứ vào hợp đồng kinh tế hay đơn đặt hàng, yêu cầu của khách hàng, công ty sẽ coi hàng hoá là tiêu thụ khi hàng được xuất khỏi kho và khách hàng chấp nhận thanh toán. Nếu khách hàng mua với tổng số tiền hàng và số dư nợ còn lại nhỏ hơn mức dư nợ tối đa thì nhân viên phụ trách khách hàng sẽ xác nhận tổng số dư nợ của khách và trưởng phòng kế hoạch vật tư ký duyệt sau đó lập hoá đơn GTGT.
Với đặc điểm sản phẩm đa dạng như ở công ty Hải Châu thì việc lập hoá đơn như trên rất thuận lợi cho việc kế toán thành phẩm phân loại vào các bảng kê. Nếu khách hàng thanh toán bằng uỷ nhiệm chi, khi nhận được tiền từ ngân hàng bên mua gửi đến, ngân hàng của công ty sẽ gửi giấy uỷ nhiệm chi về công ty.
Trên cơ sở kế toán giá thành đã tính được giá thành phẩm nhập kho và xuất kho (việc tính toán giá là do kế toán thành phẩm nhập số liệu vào máy và máy tính sẽ tự động tính toán ra kết quả), từ kết quả này sẽ tính được số tổng hợp giá trị thành phẩm nhập kho và xuất kho. Công ty áp dụng phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ nên trong thỏng thỡ kế toỏn tiờu thụ chỉ theo dừi được thành phẩm tiờu thụ về mặt hiện vật.
Các chứng từ gốc thể hiện việc phát sinh doanh thu tiêu thụ thành phẩm là căn cứ cho việc ghi sổ kế toán nghiệp vụ tiêu thụ của công ty là các hoá đơn bán hàng, hoá đơn gía trị gia tăng. Khi hoá đơn được lập xong ở phòng kế hoạch vật tư, nhân viên sẽ mang hoá đơn sang cho kế toán tiêu thụ vào sổ công nợ hoặc viết phiếu thu tiền.
Chính vì thế, các thông tin về từng loại thành phẩm không được chi tiết, không biết được loại thành phẩm nào đang được bán ra với doanh thu cao, khách hàng ưa chuộng hơn, để giúp phòng kinh doanh đề ra những phương hướng cho tháng tới trong sản xuất sản phẩm. Công ty luôn phải nhắc nhở các khách hàng của mình khi đã đến hạn thanh toán nợ , vì thế đây cũng chính là một biện pháp giúp công ty tránh khỏi tình trạng bị chiếm dụng vốn quá lâu, vốn không quay vòng nhanh được, gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
Các chứng từ sử dụng để hạch toán nghiệp vụ hàng bán bị trả lại bao gồm: Bảng kê hàng bán bị trả lại, bảng khai thuế GTGT hàng bán bị trả lại, phiếu chi, phiếu nhập kho hàng bán bị trả lại,…. Cỏc loại thành phẩm gửi bỏn bị trả lại được theo dừi rất chặt chẽ cả về số lượng và chất lượng, cụ thể từng loại thành phẩm riêng biệt trên bảng kê hàng bán bị trả lại.
Sổ theo dừi cụng nợ được kế toỏn ghi chộp bằng tay, mỗi khỏch hàng được gán cho một mã khác nhau và được mở một trang riêng tuỳ theo tình hình thanh toán và mua hàng. Ngoài ra, phó phòng kế toán kiêm tổng hợp tiêu thụ luôn thường xuyờn theo dừi số dư nợ của khỏch hàng và liờn hệ với khỏch hàng nhắc nhở đến hạn trả tiền.
Tóm lại, nhiệm vụ chủ yếu của các cán bộ trong phòng là luôn theo dừi cỏc khoản dư nợ và xem xột tỡnh hỡnh thực tế việc buụn bỏn, khả năng kinh tế dẫn đến khả năng thanh toán cho công ty. Định kỳ khi nghiệp vụ tiêu thụ phát sinh, căn cứ vào hoá đơn kế toán tiêu thụ sẽ nhập số liệu vào máy tính để phần mềm tự động kết chuyển sang sổ Nhật ký chung, sổ cái TK 333A.
Cuối tháng để tính thuế GTGT kế toán lập bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra dựa trên sổ chi tiết, sổ tổng hợp doanh thu hàng bán bị trả lại trong kỳ.
Bao gồm chi phí về lương nhân viên bán hàng, chi phí về nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ dùng cho bán hàng, chi phí khấu hao TSCĐ cho hoạt động bán hàng…. Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào chứng từ gốc là các bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương nhân viên bán hàng, bảng tính khấu hao TSCĐ, và các hoá đơn của nhà cung cấp…Kế toán sẽ vào Nhật ký chung và sổ Cái TK 641.
Cuối tháng, căn cứ vào số liệu kế toán nhập trong máy, máy tính sẽ tự động kết chuyển chi phí bán hàng vào TK911 để xác định kết quả kinh doanh. + Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào các chứng từ gốc như: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng tính khấu hao TSCĐ, các hoá đơn của các nhà cung cấp….Kế toán sẽ vào Nhật ký chung và sổ cái TK 642.
Cuối tháng, kế toán nhập số liệu vào máy, phần mềm máy tính sẽ tự động kết chuyển vào Sổ Nhật ký chung, sổ cái các TK 635 và 911. Đến cuối tháng, sau khi đã hạch toán đầy đủ được doanh thu bán hàng, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán tổng hợp tiến hành xác định kết quả tiêu thụ, máy tính sẽ tự động kết chuyển và nhập vào sổ nhật ký chung, sổ cái TK911.
Nhu cầu tiêu dùng các loại sản phẩm này vào dịp cuối năm (theo lịch âm) là mạnh nhất trong cả năm. K/c thành phẩm nhập kho K/c hàng bán bị trả lại K/c giảm giá hàng bán K/c doanh thu thuần K/c giá vốn hàng bán K/c chi phí bán hàng K/c chi phí QLDN K/c lãi HĐSXKD.