MỤC LỤC
Xây dựng mô hình phát triển kinh tế phù hợp, nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân theo hướng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nông thôn góp phần thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn. Xây dựng các mô hình làng nghề để cung cấp các sản phẩm đặc trưng của địa phương ra ngoài tỉnh đồng thời cung cấp sản phẩm phục vụ khách du lịch tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ nông thôn.
Phân tích hiện trạng của hoạt động du lịch, các ngành nghề, làng nghề trên địa bàn huyện Đại Từ. Xây dựng tua du lịch sinh thái lịch sử dọc phía đông dãy núi Tam Đảo kết hợp tham quan làng nghề.
Bảo đảm đầy đủ quyền tự chủ, phát huy tính tích cực của nông dân; phát triển nhiều loại sở hữu kinh tế, trong đó công hữu là chủ thể, thực hiện sở hữu tập thể đối với ruộng đất kinh doanh khoán gia đình, tách quyền sử dụng với quyền sở hữu; cải cách theo hướng thị trường, tạo ra sức sống mới cho kinh tế nông thôn; xây dựng địa vị chủ thể của trang trại trong kinh doanh tự chủ của các nông hộ, khuyến khích nông dân phát triển sản xuất hàng hóa hướng về thị trường; tôn trọng tinh thần sáng tạo của nông dân, thúc đẩy sự nghiệp cải cách, khoán chế độ trách nhiệm đến hộ gia đình và phát triển các xí nghiệp hương trấn; kiên trì đường lối căn bản “từ quần chúng mà ra, đi vào quần chúng"; coi trọng cao độ nông nghiệp, kết hợp cải cách nông thôn và cải cách thành thị. Trong những năm gần đây du lịch Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, tiềm năng của các tài nguyên du lịch được khơi dậy với những nét đặc sắc, phong phú và đa dạng với nhiều loại hình du lịch khác nhau như du lịch dọc theo bờ biển, du lịch tại các đảo ngoài khơi, tại các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu di tích lịch sử văn hoá quan trọng như: Du lịch sinh thái Vịnh Hạ Long, Phong nha Kẻ Bảng, đô thị cổ Hội An.., nhiều khu du lịch mới được đầu tư xây dựng như Tuần Châu, Hòn Tre, Mũi Né.
- Chọn điểm điều tra, ngành nghề điều tra: Căn cứ vào tình hình thực tế phát triển sản xuất ngành nghề trên địa bàn huyện Đại Từ thì nghề chế biến chè trên địa bàn huyện đang là ngành nghề được tổ chức phát triển sản xuất mạnh. - Chọn mẫu điều tra: Bằng cách chọn điển hình phân loại chúng tôi chọn và tiến hành điều tra tổng số 200 hộ tham gia chế biến chè tại các xã: Quân Chu, Hoàng Nông, La Bằng, Phú Xuyên, 50 hộ sản xuất nấm tại xã Văn Yên.
Hệ thống núi thấp, là phần cuối của cánh cung sông Gâm và cánh cung Ngân Sơn (Núi Hồng, Núi Chúa), là huyện có địa hình tương đối phức tạp mang tính đặc trưng của miền núi trung du. - Thuỷ văn: Với sông Công bắt nguồn từ tỉnh Tuyên Quang chảy qua huyện Đại Từ dài trên 30 km đổ về hồ Núi Cốc có diện tích mặt nước là 2.000ha với sức chứa 173 triệu m3 nước, ngoài ra còn có nhiều khe núi bắt nguồn từ dẫy Tam Đảo đổ về sông công và Hồ Núi Cốc.
Do cơ cấu diện tích đất nên kinh tế các xã vùng đệm VQG Tam Đảo chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (cây lúa) và cây lâm nghiệp (cây chè, cây ăn quả). Về cơ sở hạ tầng nông thôn: Đã có các tuyến đường giao thông đi đến trung tâm xã đảm bảo cả mùa mưa và mùa khô, hệ thống điện được đầu tư đến 100% các xóm, đến nay 100% các hộ gia đình sử dụng điện lưới quốc gia.
Trong cơ cấu lao động, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ quá lớn (87%), trong khi diện tích đất canh tác trên đầu người thấp (23.942ha đất nông, lâm nghiệp/64.052 nhân khẩu = 0.37ha/nhân khẩu); Các cơ sở sản xuất ngành nghề còn chưa phát triển dẫn đến tình trạng thiếu việc làm cho lao động trong nông thôn. Các cơ sở sản xuất ngành nghề phát triển còn chậm, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực say sát lương thực, làm gạch, khai thác vật liệu xây dựng, làm bún bánh, hoạt động chăn nuôi chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hộ gia đình.
Trong quá trình phát triển tất yếu phải đi lên một xã hội công nghiệp, để đi từ nông nghiệp lên công nghiệp đối với nước ta cần có những bước dịch chuyển dần lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp mà một trong những bước trung gian quan trọng đó là phát triển công nghiệp nông thôn. Nhiều nhóm hộ ở các xã Minh Tiến, Bản Ngoại duy trì và phát triển nghề đan phên, giỏ, thạ, phục vụ sản xuất chè, chế biến nông sản; ở xã An Khánh, Bản Ngoại, Vạn Thọ làm nghề ươm nuôi cá giống mang lại thu nhập cao; nghề sản xuất miến rong, mỳ, bún, đậu phụ… ở Lục Ba, Bình Thuận, Hùng Sơn; nghề chế biến thuốc nam của dân tộc Dao ở Quân Chu, Phú Xuyên; nghề mộc, khai thác cát sỏi; sản xuất cơ khí, nghề chế biến nông sản thành nguyên liệu phục vụ chăn nuôi phát triển rải rác ở các xã, thị trấn.
Đối với làng nghề nông thôn của huyện tuy chưa được phát triển và định hỡnh rừ, nhưng đó cú một số cơ sở mới bước đầu hỡnh thành và phỏt triển như: Làng sản xuất gạch tại xóm Mới - xã Yên Lãng; xã Phục Linh; làng nghề mây tre đan xã Khôi Kỳ, làng nghề trồng nấm xã Văn Yên. Thiếu vốn đang làm cho hầu hết các hộ sản xuất, các cơ sở sản xuất ngành nghề gặp nhiều khó khăn: không có vốn để đổi mới trang thiết bị, kỹ thuật, công nghệ nên chất lượng sản phẩm sản xuất còn thấp, không đồng đều, tính cạnh tranh của sản phẩm thấp do đó không chiếm lĩnh được thị trường.
Các doanh nghiệp chỉ có đủ nguyên liệu khi giá cả xuống thấp, còn khi giá cả thị trường tăng lên các doanh nghiệp không cạnh tranh được thị trường đầu vào với các cơ sở sản xuất nhỏ do phải chi phí cho tài sản cố định, chi phí quản lý nên luôn bị thiếu hụt nguyên liệu, sản xuất không hết công xuất. Do sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn chưa phát triển mạnh, trình độ chuyên môn hoá chưa cao nên các sản phẩm sản xuất ra chủ yếu phục vụ hoạt động nội tiêu trong huyện, một số mặt hàng bán ra ngoài tỉnh và qua kênh tiêu thụ của các công ty xuất khẩu ra nước ngoài.
Xác định cây chè là cây xoá đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu, Uỷ ban nhân dân huyện huy động các nguồn vốn để cho vay đầu tư sản xuất chè như: Nguồn vốn ADB, nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn vay ưu đãi.., khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào diện tích đất chưa sử dụng để phát triển kinh tế trang trại; phát triển kết cấu hạ tầng vùng chè, diện tích chè cải tạo được miễn thuế 3 năm. Người nông dân sản xuất chè còn thiếu vốn cho đầu tư sản xuất đặc biệt là đầu tư cơ giới hóa quá trình sản xuất, mặc dù đã được nhà nước hỗ trợ nhưng lượng hỗ trợ còn quá ít và thời gian cho vay quá ngắn (3 năm) trong khi tuổi thọ của cây chè từ 40-45 năm trong thời gian chè kiến thiết cơ bản (3 năm) chưa có thu nhập hoặc có thu nhập thì rất ít.
Qua quá trình tìm hiểu và điều tra thực tế tại các hộ trồng nấm thuộc làng nghề xã Văn Yên, huyện Đại Từ, thu nhập của các hộ điều tra chủ yếu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, trồng chè, chăn nuôi gia súc, gia cầm), một số hộ có ngành nghề phụ như: nghề may, làm mỳ, làm nem. Tuy nhiên, hình thức còn đơn giản, quá trình SX thụ động, tỷ lệ hộ nông dân SX nghề còn rất nhỏ… Với tiềm năng và các điều kiện về tự nhiên, xã hội, cũng như nhu cầu của nhân dân và đòi hỏi của sản xuất, nếu có sự tập trung chỉ đạo của huyện, đồng thời thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của Tỉnh về đào tạo nghề, chuyển giao thành tựu khoa học kỹ thuật, giải quyết tốt vấn đề thị trường.
Đặc biệt là đường giao thông, hiện nay mới chỉ có tuyến quộc lộ,hai tuyến tỉnh lộ và 4,5 km đường xã được trải nhựa, 12,9 đường BTXM còn lại chủ yếu là đường cấp phối, hệ thống cầu cống chưa đồng bộ, đường đến các điểm du lịch chủ yếu là đường mòn, đi lại rất khó khăn, ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động du lịch trên địa bàn. Trong những năm qua mạng lưới dịch vụ phát triển khá, các hoạt động thương mại, khách sạn - nhà hàng và dịch vụ phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh đến dịch vụ phục vụ đời sống và nhu cầu văn hoá đã hình thành, phát triển rộng khắp.
NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG MÔ HÌNH LÀNG NGHỀ KHU DU LỊCH SINH THÁI.
“Phát triển ngành nghề trong nông thôn là một giải pháp quan trọng thúc đẩy cả 3 lĩnh vực SX công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển;. “..Coi trọng phát triển du lịch sinh thái và văn hoá lịch sử quy mô nhỏ, bảo tồn, tôn tạo các điểm di tích lịch sử trên địa bàn” [2].
Trong chương trình hành động của ngành du lịch thực hiện chương trình hành động của chính phủ sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) giai đoạn 2007-2012, “..đưa di lịch nước ta bước vào giai đoạn phát triển mới, nhanh, mạnh và bền vững, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2006-2010” [10]. - Về phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Điều tra, lập quy hoạch và đầu tư xây dựng và hoàn thiện 4 khu du lịch tổng hợp quốc gia và 16 khu du lịch chuyên đề quốc gia; Nâng cấp các tuyến, điểm du lịch quốc gia và quốc tế, các khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương; đầu tư xây mới và nâng cấp hệ thống khách sạn, phấn đấu đến năm 2010 có trên 250.000 phòng khách sạn, đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách.
Trong đó chú trọng quy hoạch vùng sản xuất chè chất lượng cao dựa trên những cơ sở như: Ưu thế về chất lượng của diện tích chè đang sản xuất hiện tại; Tạo thành vùng tập trung để chủ động áp dụng đồng bộ các biện pháp canh tác khoa học, quản lý chất lượng sản phẩm;. Hộ nông dân sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp, hoặc cho doanh nghiệp thuê đất, sau đó nông dân được sản xuất chè trên đất đã góp cổ phần, liên doanh, liên kết, hoặc cho thuê và bán lại chè nguyên liệu cho doanh nghiệp.
+ Khu vực lòng hồ: Mở rộng lòng hồ tạo mặt nước để tận dụng và phát triển các loại hình dịch vụ mặt nước như: Du thuyền thăm hồ, bơi thiên nga, xây dựng các chòi câu cá thư giãn..; mở rộng lòng suối từ mặt hồ vào phía trong thác nước để cho các thuyền nhỏ có thể đi lại; hình thành các con đường mòn dọc theo bờ suối lên vườn rừng quốc gia Tam Đảo để tạo thuận lợi cho các chương trình đi picnic đến chân thác nước và lên vườn rừng. Trong đó chú trọng vào đầu tư khu du lịch sinh thái chè với mục đích tạo môi trường du lịch làng quê thanh bình, thay đổi thói quen canh tác của người sản xuất chè, tạo cho người dân ý thức trồng và sản xuất, chế biến chè an toàn, tạo vùng chè nguyên liệu sạch, sản phẩm chè sạch phục vụ khách du lịch; xây dựng điểm du lịch làng nghề trồng nấm và cung cấp sản phẩm nấm sạch cho khách du lịch.
Tránh tình trạng sản xuất ồ ạt theo phong trào khi giá cao, thu hẹp sản xuất khi sản phẩm không tiêu thụ được gây mất ổn định thị trường, tổn thất về kinh tế. - Chủ động trong việc tìm kiếm thị trường, đặc biệt là thị trường tiêu thụ trong nước, liên kết chặt chẽ với các cơ sở sản xuất lớn về sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm.