Xu hướng tất yếu của xây dựng hệ thống chuỗi siêu thị trong phân phối bán lẻ tại Hà Nội

MỤC LỤC

Những mô hình chuỗi siêu thị thành công trên thế giới 1. Wal-Mart

Wal-Mart là tập đoàn phân phối hàng đầu của Mỹ và thế giớ thành lập năm 1962, được mệnh danh là “Nhà bán lẻ của thế kỷ” với mức doanh thu hàng năm đạt trên 200 tỷ USD, sủ dụng 1,5 triệu lao động.  Chuỗi của hàng giảm giá (Wal-Mart Discount Store Chain): chủng loại hàng hóa phong phú đa dạng, nhiều phẩm cấp chất lượng, giá rẻ và bầu không khí mua sắm thoải mái tiện lợi.  Chuỗi đại siêu thị (Wal-Mart Supercenter Chain): giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc nhờ cung cấp đầy đủ các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày và hàng hóa thông dụng khác trong cùng một siêu thị và nhiều gian hàng chuyên doanh khác: văn hóa phẩm, bảo trì sữa chữa xe, diên, nhà hàng, chụp hình lấy ngay, dịch vụ rửa ảnh, làm tóc, ngân hàng… theo phương châm “one stop shopping”.

 Chuỗi nhà kho bán sỉ (Sam’s Club Chain): chủ yếu phục vụ các nhà lẻ nhỏ có đăng ký Thẻ hội viên, kinh doanh hàng thông dụng và hàng đóng gói số lượng lớn với giá sỉ. Nhờ tổ chức hoạt động kinh doang và quản lý theo dạng chuỗi nên tất cả các cửa hàng, siêu thị ,đại siêu thị, nhà kho của tập đoàn Wal-Mart đều có sự thống nhất tập trung theo những quy chuẩn nhất định mà chỉ có ở Wal-mart mới có, đồng thời hệ thộng nhận diện thương hiệu của Wal-Mart cũng mang tính thông nhất trên toàn thế giớ. Phục vụ cho hoạt động kinh doanh của toàn tập đoàn là một hệ thống các công ty chuyên trách việc cung cấp các dịch vụ gồm thu mua, hậu cần logisitic, công nghệ thông tin, quảng cáo, tài chính, bảo hiểm, bất động sản.

Như đảm trách hoạt động mua tập trung của tập đoàn do công ty Metro Group Purchasing (MGP), với những điều kiện mua hàng ưu đãi, đem lai nhiều lợi ích cho khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh cho bộ phân bán hàng, MGP tăng cường phát triển nhãn hàng riêng mang nết độc đáo riêng có của Metro Group đã giúp tăng lượng khách hàng trung thành gắn bó với Metro. Hoạt động hậu cần được đảm trách bởi công ty Metro Group Logistic GmbH – MGL - đảm trách, với 3.348 nhân viên mỗi ngày vận chuyển lên tới 240.000 km chiều dài trong phạm vi quốc gia và toàn thé giới, giao dịch vận chuyển và phân phối hnàg hóa của hơn 4.300 nhà cung cấp với trên 23.000 mặt hàng. Hệ thông công nghệ thông tin và điện toán do công tyMetro Group Information Technology GmbH – MGI - đảm trách, baoe đảm sự liên lạc và quản lý xuyên suốt trong toàn hệ thống giữa các đơn vị thành viên với văn phòng trung tâm….

Tính tất yếu của viêc xây dựng chuỗi siêu thị ở Việt Nam 1.Bối cảnh thị trường bán lẻ của Việt Nam khi gia nhập WTO

Thời cơ và thách thức đối với kinh doanh siêu thị

Kinh doanh siêu thị cũng như các ngành nghề kinh doanh khác đang có rất nhiều cơ hội để phát triển khi Việt Nam đã là thành viên của WTO, nhưng bên cạnh đó cũng không ít khó khăn thủ thách mới. + Cơ hội từ việc chuyển mạnh sang lối sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phương thức mua sắm của người dân thay đổi, đặc biệt là ở các đô thị. + Cơ hội đến từ việc hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội được cọ xát và học hỏi kinh nghiệm kinh doanh của các nước khác.

Thách thức lớn nhất của quá trình hội nhập là cạnh tranh không cân sức giữa các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam với các doanh nghiệp bán lẻ xuyên quốc gia. Sự phát triển của các tập đoàn trên thế giới đang tràn vào Việt Nam, thị trường tiềm năng như Việt Nam sẽ thu hút các tập đoàn bán lẻ lớn ở nước ngoài như Wal-Mart, Metro cash & Carry,…. Thị trường sẽ bị chia nhỏ, miếng bánh không còn là của riêng các doanh nghiệp trong nước cùng nhau san xẻ nữa, nó phải được chia phần cho các doanh nghiệp nước ngoài.Hơn nữa các nhà kinh doanh xuyên quốc gia với nhiều kinh nghiệm xâm chiếm thị trường sẽ dành cho mình những miếng bánh ngon và lớn,.

Cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt hơn, vì các tập đoàn lớn đa quốc gia có vốn, co chuyên môn cao, đồng thời lại có rất nhiều kinh nghiệm, và có khó họ cũng không bỏ cuộc. Với sự xuất hiện của ngày càng nhiều các tập đoàn lớn ở Việt Nam, và các doanh nghiệp trong nươc cũng mở mói nhiều loại hình siêu thị hơn, do vậy cạnh tranh sẽ rất gay gắt, trong khi đó các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị ở Việt Nam còn quá nhiều yếu kếm, thiếu vốn, thiếu tính chuyên môn, thiếu hậu cần, thiếu sự liên kết…. Các doanh nghiệp Việt Nam nếu không tự điều chỉnh và có sự đầu tư hỗ trợ của nhà nước sẽ không thể tận dụng được cơ hội mà có thể bị mất thị phần rất nhiều vào tay các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới.

Những nhân tố phá vỡ kiểu kinh doanh siêu thị truyền thống, xây dựng hệ thống kinh doanh siêu thị theo dạng chuỗi ở Việt Nam

    42% chọn đi siêu thị khi đi giải trí với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… Như vậy có thể thấy mua hàng ở siêu thị không chỉ là phục vụ nhu cầu mua sắm, đó còn là một cách thức giải trí, một kiểu minh chứng cho lối sống hiện đại hóa của người tiêu dùng đô thị nói chung. Khi đời sống được nâng cao, chất lượng sản phẩm được đáp ứng, người tiêu dùng còn quan tâm tới việc mua hàng ở đâu, cửa hàng nào, điều đó như để minh chứng họ là người tiêu dùng như thế nào. Đồng thời cạnh tranh trong các siêu thị về chất lượng, giá cả, phương thức phục vụ, hình ảnh của các siêu thị cũng hình thành đàn trong tâm trí khách hàng của siêu thị, họ sẽ lựa chọn những siêu thị nào có nhiều lợi ích cho họ nhất, phục vụ họ tốt nhất, đặc biệt là.

    Do vậy các siêu thị của nước ta cần phải được xây dựng và hoạt động một cách bài bản, có tính chuyên nghiệp, có sức hấp dẫn khách hàng, đặc biệt là phải có hình ảnh tốt trong tâm trí họ, nên các siêu thị cần phải được quy chuẩn lại theo dạng chuỗi, hoạt động có quy chuẩn hơn. Mô hình siêu thị ở Việt Nam xuất hiện từ cách đay hơn 10 năm, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ tương đối sơ khai của một mô hình bán hàng hiên đại, còn thiếu nhiều tính chất của một siêu thị hiên đại, và bộc lộ rất nhiều yếu kém.  Trong đa phần các siêu thị (loại III và không phân loại) tập hợp hàng hóa chưa đủ lớn và chủng loại hàng hóa chưa phong phú đa dạng để phù hựop với kinh doanh siêu thị, chất lượng chưa cao, giá cả hàng hóa thiếu cạnh tranh và các dịch vụ khách hàng còn nghèo nàn.

    Nhiều siêu thị chưa có bãi gửi xe, hầu hết các siêu thị nhỏ khôngcho phép trả lại hàng hóa đã mua, chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt, không chấp nhận thẻ thanh toán hay thẻ tín dụng, không có dịch vụ đổi ngoại tệ cho người nước ngoài. Một số chuỗi siêu thị đã được hình thành nhưng hoạt động chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, sự gắn kết giữa các doanh nghiệp siêu thị vớinhà sản xuất và nhà cung ứng hàng hóa cho siêu thị chưa được hài hoà, các siêu thị cũng chưa có hoạt động hợp tác để cùng phát triển và có thể hỗ trợ lẫn nhau trong kinh doanh. Tuy nhiên nhìn vào thực lực các nhà phân phối bán lẻ của Việt Nam vẫn chỉ kinh doanh ở mức độ nhỏ lẻ chứ chưa hoạt động theo dạng chuỗi chính thức nên hiệu quả kinh doanh vẫn còn hạn chế.

    Để nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị phải xây dựng cho mình một hình ảnh đẹp, đó là hình ảnh về một siêu thị mang tính quy chuẩn, hiện đại, và phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Nếu mỗi nhà kinh doanh siêu thị phải tự xây dựng tất cả, giá sẽ rất đắt, nhưng nếu có sự hợp tác liên kết với nhau, có thể giải quyết tốt các vấn đề hậu cần, kỹ thuật và tạo sức mạnh cho các nhà phân phối khi làm việc với các nhà cung ứng.

    Nhận định về xu hướng phát triển chuỗi siêu thị ở Hà Nội

    Không tách khỏi sự phát triển chung của ngành bán lẻ Việt Nam

    Mạng lưới siêu thị ở Việt Nam chủ yếu là phát triển mạnh tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, vì vậy sự vận động và phát triển của kinh doanh siêu thị ở Hà Nội cũng không tách khỏi sự vận động và phát triển của hệ thống siêu thị ở Việt Nam. Từ thói quen người tiêu dùng ở Hà Nội cũng đã thay đổi cho đến xu hướng hoạt động và phát triển của các chuỗi của hàng, chuỗi siêu thị. Trong các năm tới, các doanh nghiệp bán lẻ Hà Nội phải tận dụng thời gian khi Vịêt Nam còn chưa mở cửa hết thị trường bán lẻ theo lộ trình, để đẩy mạnh việc phát triển hệ thống phân phối hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh trước khi các tập đoàn bán lẻ nước ngoài ùa vào hàng loạt.