MỤC LỤC
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hoằng hoá thực hiện phương châm "đi vay để cho vay"với mục đích đưa đồng vốn đến với khách hàng để cho họ phát triển kinh doanh, ổn định đời sống, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn. Năm 2003 vốn Ngân hàng chủ yếu đầu tư cho kinh tế hộ, các đề án, các chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế huyện, đầu tư cho doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả, đầu tư cho doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần. Nhìn chung công tác tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp huyện nhờ có chính sách hỗ trợ một phần lãi suất tiền vay cho người nông dân, cung với QĐ 67/1999QD- TTg ngày 30/9/1999 của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Đạt được kết quả như trên là do sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ được giao nhiệm vụ, họ đã thực hiện nghiêm túc quá trình cho vay, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, nếu có biến động tuỳ theo nguyên nhân thực tế để có biện pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh đó là sự tăng cường công tác kiểm tra của các cấp lãnh đạo từ khâu xem xét duyệt cho vay, kiểm tra điểm thực tế sử dụng vốn vay tại khách hàng bằng nhiều hình thức tự kiểm tra, kiểm tra chéo, kiểm tra chuyên đề, kịp thời phát hiện sai sót. Đạt được kết quả trên là cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên ngành ngân hàng, ban lãnh đạo và các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương các cấp tạo môi trường pháp lý thuận lợi trong công tác đầu tư và quản lý vốn.
Nhờ có những bước tiến đáng kể trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng mà lợi nhuận của Ngân hàng ngày càng tăng. Các Ngân hàng đã sử dụng mọi biện pháp để thu lãi cho vay mới, thu lãi tồn đọng, xử lý thu hồi nợ, rủi ro đưa vào thu nhập cùng với việc tăng thu, chênh lệch giữa lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào, từ đó tạo ra đủ quỹ thu nhập chi lương ở mức cao nhất, có quỹ tích luỹ và dự phòng. Quản lý tài sản, quản lý chi tiêu đúng chế độ quy định, định mức của Ngân hàng Tỉnh giao, các khoản chi không vượt so với định mức: Thực hiện thu đúng chi đủ, tận thu để có quỹ thu nhập cho cán bộ viên chức mở rộng thanh toán chuyển tiền, mua bán ngoại tệ tăng thu dịch vụ.
Do hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2003 Ngân hàng nông nghiệp huyện Hoằng Hoá đã đảm bảo sự chi tiêu lương cho người lao động theo chế độ nhà nước quy định và thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người lao động, đời sống cán bộ công nhân viên ổn định và từng bước được cải thiện.
Việc thực hiện các nghiệp vụ kế toán cho vay diễn ra tốt thì việc đảm bảo về mặt pháp lý các khoản cho vay của Ngân hàng đều dựa vào các loại chứng từ trong Ngân hàng với hoạt động kế toán cho vay, mọi liên quan giữa khách hàng với Ngân hàng về khoản cho vay thu nợ, thu lãi đều phải căn cứ vào các chứng từ để xử lý, trong đó có chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ. Hợp đồng tín dụng được ký kết giữa hai bên Ngân hàng và khách hàng, hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng tiền vay, cách thức giải ngân và sử dụng vốn vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, phương thức và thời hạn trả nợ hình thức bảo đảm tiền vay, giá trị tài sản làm đảm bảo, biện pháp xử lý tài sản làm đảm bảo, chuyển nhượng hoặc không chuyển nhượng hợp đồng tín dụng và các cam kết khác được các bên thoả thuận. + Qua việc đôn đốc thu hồi nợ, nếu cán bộ tín dụng kiểm tra, đánh giá khách hàng chớnh xỏc thỡ việc theo dừi thu nợ của nhõn viờn kế toỏn sẽ thực hiện được tốt, thu nợ thu lói đầy đủ và đỳng thời hạn ;ngược lại kế toỏn cho vay theo dừi việc trả nợ, trả lãi của khách hàng theo hạn nợ một cách khoa học sẽ tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng thực hiện việc đôn đốc khách hàng trả nợ, trả lãi kịp thời và nghiêm túc hơn.
Ví dụ như một khoản nợ gần đến hạn, kế toán cho vay không báo cáo kịp thời cho cán bộ tín dụng để đôn đốc trả nợ sẽ dễ dàng dẫn đến rủi ro tín dụng, hoặc trường hợp khi một khoản nợ đến hạn, do gặp nhiều khó khăn khách quan người vay không trả nợ đúng hạn có đơn xin gia hạn và được Ngân hàng duyệt cho gia hạn nợ do sơ suất cán bộ tín dụng không thông báo cho kế toán cho vay nên kế toán cho vay vẫn chuyển nợ quá hạn và tính theo lãi suất quá hạn. Ngân hàng nông nghiệp huyện Hoằng Hoá đã trang bị thêm nhiều máy vi tính cho các điểm giao dịch trên địa bàn để thực hiện giao dịch trực tiếp trên máy tính với khách hàng, vì vậy công việc của kế toán cho vay cũng thực hiện tương đối thuận tiện đảm bảo chính xác nhanh chóng cho cả khách hàng và Ngân hàng mỗi khi có khoản vay phát sinh, kế toán nhận chứng từ, kiểm tra chứng từ rồi hạch toán trên máy theo chương trình phần mền kế toán cho vay. Thông thường đến cuối tháng kế toán cho vay phải sao kờ hợp đồng tớn dụng phản ỏnh toàn bộ quỏ trỡnh theo dừi kỳ hạn trả nợ, trả lói của từng món vay, đối chiếu số dư trên từng hợp đồng tín dụng với số dư của từng khoản cho vay chi tiết theo mẫu quy định, sau đú đối chiếu với sổ theo dừi tổng hợp, với bản cân đối chi tiết vào đầu tháng.
+ Việc thẩm định các dự án lớn, các món lớn còn lúng túng, kéo dài thời gian giải quyết một món vay, thẩm đinh chưa gắn với các điều kiện vay vốn nên xác đinh mức cho vay mang tính chủ quan, có nhiều món vay thiếu so với nhu cầu, có những món vay thừa nhu cầu sản suất kinh doanh của khác hàng. + Việc kiểm tra phân tích nợ nhất là nợ quá hạn để có biện pháp thu hồi còn mang tính chất thống kê chưa nắm chắc về khả năng nguồn vốn, tài sản thế chấp của món vay để có biện pháp thu hồi, phân tích nợ trong hạn mang tính chất đối phó, chưa xác đinh được món vay có thể dẫn đến rủi ro. Việc đầu tư tín dụng chưa khai thác hết tiềm năng và thế mạnh của huyện Hoằng hoá, cán bộ tín dụng trong quá trình điều tra trước khi cho vay chưa thu lượm nắm hết các thông tin về tình hình tài chính cũng như khả năng của khách hàng hay đôi khi cán bộ tín dụng thiếu năng động, sợ trách nhiệm không giám cho vay, nên việc mở rộng tín dụng cũng như nâng cao chất lượng tín dụng của NHNo - huyện Hoằng Hoá còn hạn chế.
Công tác kế toán nhất là cho vay còn phát sinh sai sót, lãi thu thừa, thiếu, việc chấp hành chế độ chứng từ vẫn còn sai lệch, số liệu cập nhật nhất là vào sổ lưu khách hàng chưa kịp thời, việc vận hành máy vi tính mặc dù đã được đào tạo cơ bản, song một số thành viên chưa chịu khoá học hỏi do vậy thao tác chưa thành thạo, xử lý đụi khi cũn lỳng tỳng, việc theo dừi nợ đến hạn nhất là nợ đến hạn phõn kỳ còn hạn chế làm ảnh hưởng đến việc điều hành kinh doanh của lãnh đạo.
Công tác thu hồi nợ quá hạn chưa toàn diện và chưa thực sự kiên quyết trong phạm vi trách nhiệm được phân công, cán bộ tín dụng và cán bộ kế toán chưa thực sự bám sát đơn vị. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ tín dụng còn hạn chế, thiếu các kiến thức về pháp luật, thiếu các thông tin về thị trường và khách hàng vay vốn dẫn đến sử lý nghiệp vụ còn chậm, sai sót chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới hiên nay.