Báo cáo thực tập tại Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

MỤC LỤC

Khái quát về Cục đầu tư nước ngoài (FIA)

Cơ cấu tổ chức của Cục đầu tư nước ngoài

- Phối hợp với Phòng Xúc tiến đầu tư và Hợp tác quốc tế, các cơ quan, đơn vị liên quan và địa phương xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư nươc ngoài vào Việt Nam, tham gia các hoạt động xúc tiến đầu tư các dự án cụ thể. Giúp Cục trưởng trong việc tổng hợp về đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ tổng hợp kinh tế quốc dõn; theo dừi, tổng hợp kết quả và đỏnh giỏ hiệu quả kinh tế-xã hội của hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài; nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm tăng cường hiệu quả của việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài. - Tổng hợp tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tình hình hoạt động của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong cả nước; lập báo cáo tổng hợp định kỳ về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trình lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Cục và các cơ quan có liên quan theo quy định.

- Đề xuất các cơ chế, chính sách liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài và chủ trì, phối hợp với các đơn vị khác trong việc xây dựng cơ chế, chính sách và văn bản pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài; làm đầu mối tham gia góp ý các văn bản pháp luật của các đơn vị khác khi có yêu cầu. - Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Cục; Cung cấp các thông tin về đầu tư trực tiếp nước ngoài cho Lãnh đạo Cục, Lãnh đạo Bộ và các cơ quan liên quan khi có yêu cầu theo quy định về cung cấp thông tin của Bộ và của Cục. - Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan trong và ngoài Cục Đầu tư nước ngoài xây dựng quy hoạch, chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài trong phạm vi quốc gia; xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phạm vi cả nước; kiến nghị việc điều chỉnh trong trường hợp cần thiết; làm đầu mỗi trong việc tham gia ý kiến với các địa phương trong việc lập danh mục dự án kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài của địa phương.

Văn phòng Cục là đơn vị thuộc bộ máy giúp việc của Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài có chức năng giúp Cục trưởng trong việc điêu phối, đôn đốc theo dừi hoạt động cỏc Phũng và Đơn vị trực thuộc Cục Đầu tư nước ngoài theo chương trình, kế hoạch của Cục, thực hiện các công việc liên quan đến hành chính, quản trị, kế toán, tài vụ, tổ chức của Cục. - Tổ chức quản lý và thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; tiếp nhận văn thư đến; cùng chuyên viên của các Phòng tiếp nhận hồ sơ dự án xin cấp giấy phép; phân phối văn thư và hồ sơ dự án đến địa chỉ theo quy định; in ấn và phát hành văn bản sau khi đã được phê duyệt. - Thực hiện công tác kế toán, tài vụ, quản lý cơ sở vật chất va tài chính của Cục, đảm bảo phương tiện và điều kiện là việc của Cục; giám sát việc thực hiện kỷ luật lao động của các tập thể và các cá nhân trong Cục; phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan của các trung tâm trực thuộc Cục.

- Trong trường hợp nhà đầu tư và các cơ quan có liên quan có yêu cầu, các Trung tâm xúc tiến đầu được cung cấp dịch vụ có thu, bao gồm: cung cấp thông tin liên quan đến dự án đầu tư, tổ chức đón tiếp, phiên dịch, tư vấn pháp luật, lập hồ sơ dự án và các dịch vụ khác theo yêu cầu của nhà đầu tư và các cơ quan liên quan;. - Theo ủy quyền của Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Giám đốc cáccTrung tâm xúc tiến đầu tư ký một số văn bản thông báo ý kiến Cục trưởng, giải thích, hướng dẫn thực hiện quy định của Pháp luật và chủ trương của Bộ; ký hợp đồng tuyển dụng một số nhân viên theo yêu cầu công việc của Trung tâm, ngoài số biên chế được Cục giao.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cục đầu tư nước ngoài:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cục đầu tư nước ngoài:

Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2007 và phương hướng năm 2008 của cục đầu tư nước ngoài

Nhận xét

Việc cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được triển khai đồng bộ trong bộ máy quản lý hoạt động đầu tư ở các địa phương theo cơ chế liên thông một cửa và đã đạt kết quả bước đầu: thời gian cấp Giấy chứng nhận đầu tư được rút ngắn so với trước, thậm chí ở một số địa phương một số dự án được cấp trong cùng một ngày. Trong năm 2007, ngoài một số địa phương tiếp tục phát huy tiềm năng thuận lợi trong thu hút vốn ĐTNN (TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai), một số địa phương khác (Vĩnh Phúc, Hậu Giang, Thừa Thiên-Huế, Long An, Đà Nẵng, Ninh Bình ..) đã có nhiều chuyển biến tích cực trong thu hút ĐTNN. - Trong năm đã có nhiều doanh nghiệp FDI đăng ký lại theo hướng dẫn tại Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 của Chính phủ quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp ĐTNN theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.

- Công tác XTĐT đã chuyển biến tích cực, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ, ngành với các địa phương theo hướng bám sát các tập đoàn đa quốc gia, các nhà đầu tư lớn có ý định đầu tư tại Việt Nam, từ khâu ban đầu thành lập dự án cho tới khâu cuối triển khai sản xuất-kinh doanh, nhằm hỗ trợ nhà đầu tư hoạt động thuận lợi tại Việt Nam. Việc xử lý về quan điểm đối với một số dự án lớn còn lúng túng, kéo dài, đặc biệt về sự phù hợp với quy hoạch của một số ngành, cũng đã ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cũng như tiếp nhận đầu tư của các địa phương. Ngoài ra, một số trở ngại ảnh hưởng tới hoạt động ĐTNN như nguồn nhân lực hạn chế, cạnh tranh gay gắt do thị trường mở cửa theo lộ trình cam kết quốc tế, công nghiệp phụ trợ còn hạn chế, chi phí đầu vào tăng (giá nguyên, vật liệu tăng, giá nhân công.v.v ); việc giảm thuế nhập khẩu đối với linh kiện điện, điện tử; thời tiết khắc nghiệt-dịch bệnh kéo dài (nắng nóng kéo dài, hạn hán dẫn tới thiếu nước và điện phục vụ sản xuất), vẫn còn vướng mắc về thủ tục pháp lý và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; điều kiện sinh sống của người lao động tại các khu công nghiệp còn khó khăn, thiếu thốn, chậm được khắc phục.

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và triển khai có hiệu quả các đạo luật mới như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, sửa đổi Luật Thuế, Luật Ngân hàng, Bảo hiểm, Sở hữu trí tuệ, Hải quan… Ban hành các văn bản hướng dẫn còn thiếu, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và minh bạch của hệ thống pháp lý về đầu tư- kinh doanh, nhất là các văn bản liên quan trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp (về quyền sử dụng đất, về huy động vốn, về lao động, về thuế, đặc biệt là cách tính thuế và thu thuế). Tiếp tục huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, trong đó có việc ban hành quy chế khuyến khích tư nhân, đầu tư nâng cấp các công trình giao thông, cảng biển, dịch vụ viễn thông, cung cấp điện nước, phấn đấu không để xảy ra tình trạng thiếu điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh. (i) Chủ trì, phối hợp với Cục ĐTNN và Vụ Quản lý KCN-KCX ban hành chế độ báo cáo thống kê áp dụng cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN và bên hợp doanh nước ngoài thay thế Thông tư số 01/LB ngày 31/3/1997 để làm căn cứ cho các cơ quan quản lý ĐTNN địa phương và doanh nghiệp thực hiện.

- Tiếp tục xây dựng chương trình thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản giai đoạn III một cách hiệu quả; cũng như Cơ chế hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Việt Nam) và Cơ quan Phát triển kinh tế- EDB (Singapore) phù hợp với tình hình mới. - Kiến nghị việc bổ sung vốn đối ứng của dự án Jica về tăng cường năng lực điều hành hoạt động ĐTNN của Cục ĐTNN để đẩy nhanh việc triển khai phục vụ công tác thu thập thông tin FDI và quản lý hoạt động XTĐT trong bối cảnh mới.