MỤC LỤC
Trong tài trợ ngoại thương, một trong những yếu tố then chốt trong việc tìm hiểu khỏch hàng là hiểu rừ vũng quay vốn kinh doanh của doanh nghiệp, từ lỳc xuất tiền để thu mua vật tư, sản xuất ra thành phẩm và bán hàng đến khi thu tiền từ người mua. Để quản lý hạn mức tín dụng cấp cho mỗi doanh nghiệp một cách đúng đắn, NH cần xác định tổng hạn mức của tất cả các loại hình tài trợ cấp cho doanh nghiệp đó, bao gồm cả các hạn mức tài trợ không phải bằng tiền (bảo lãnh, phát hành L/C,…).
Rủi ro này có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như: đánh giá không đúng về năng lực trả nợ của khách hàng, việc tập trung quá mức vào một ngành nghề kinh tế, một khu vực địa lý hay một đối tượng khách hàng sẽ dẫn đến tình trạng không thu hồi được vốn và lãi khi ngành, khu vực hay đối tượng ấy gặp khó khăn. Chẳng hạn như tình trạng mất cân bằng trong cán cân thanh toán quốc gia hoặc chính sách quản lý ngoại hối của nước ngoài có thể khiến cho người mua không thể hoàn trả tiền hàng bằng ngoại tệ, cho dù người đó vẫn có khả năng trả bằng đồng bản tệ, hay những biến cố khác như quá trình quốc hữu hóa của Chính phủ nước người mua, chiến tranh….
Trong hệ thống tài trợ của quốc gia, để khuyến khích các doanh nghiệp và NH mạnh dạn trong giao dịch thương mại và trong tài trợ ngoại thương, Chính phủ thực hiện những chương trình phát triển xuất khẩu bằng cách cung ứng dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. NH quản lý rủi ro hối đoỏi bằng cỏch nắm rừ chớnh sỏch quản lý ngoại hối của cỏc nước, đề ra các hạn mức về trạng thái ngoại hối hoặc sử dụng các công cụ hạn chế rủi ro như nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi…Quản trị ngân quỹ ngoại hối tốt chính là tạo “hậu phương” vững chắc chống đỡ những rủi ro hối đoái của NH trong tài trợ ngoại thương.
NH sẽ tiến hành thẩm định tín dụng hồ sơ yêu cầu tài trợ và thương lượng các điều khoản, điều kiện tài trợ với nhà nhập khẩu về thời hạn tài trợ (thời hạn hiệu lực của L/C), các dạng đảm bảo tín dụng, cách thức nhà nhập khẩu thanh toán bồi hoàn giá trị L/C cho NH và những điều kiện liên quan đến bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu phải xuất trình và dạng thức thanh toán L/C…. Xác nhận L/C. Xác nhận tín dụng thư là cam kết thanh toán thứ hai dựa trên L/C đã mở. Về thực chất, việc ký xác nhận vào L/C phát hành của NH ở nước nhà xuất khẩu là một nghiệp vụ bảo lãnh cho uy tín thanh toán của NH phát hành, nghĩa là thuộc dạng tài trợ liên NH. Vì trong thực tế đôi khi uy tín của NH phát hành vẫn chưa đủ cho nhà xuất khẩu tin tưởng vào việc thanh toán tiền hàng. Hoặc đôi khi nhà xuất khẩu cảm thấy lo ngại về rủi ro quốc gia của nhà nhập khẩu và NH phát hành. Khi ấy, nhà xuất khẩu có thể yêu cầu có thêm một cam kết thanh toán thứ hai từ NH khác có uy tín cao ở nước người xuất khẩu. Tác dụng của nghiệp vụ tài trợ này là giúp cho nhà xuất khẩu hoàn toàn tin tưởng về tính an toàn trong thanh toán tiền hàng khi thực hiện đúng theo các quy định trong L/C phát hành. Cam kết này có hiệu lực pháp lý tương đương với cam kết của NH phát hành. - Khi thực hiện nghiệp vụ tài trợ này, NH xác nhận đã đảm nhận trước nhà xuất khẩu tất cả rủi ro liên quan đến uy tín và khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu, của NH phát hành và cả rủi ro quốc gia của nhà nhập khẩu. Chính vì thế, NH luôn cẩn trọng trong việc xem xét yêu cầu của nhà xuất khẩu cũng như của NH phát hành về việc tài trợ xác nhận L/C. Một số NH xác nhận thường áp dụng những biện pháp đảm bảo an toàn chẳng hạn như đòi NH phát hành ký quỹ một phần hay toàn bộ giá trị L/C trước khi thực hiện tài trợ xác nhận. Chiết khấu L/C. Nghiệp vụ tài trợ này cũng tương tự như tài trợ chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu, chỉ khác ở chỗ hối phiếu trong giao dịch tín dụng chứng từ luôn được nhà nhập khẩu ký phát cho NH phát hành có uy tín và các điều kiện L/C đáp ứng phù hợp hoàn toàn,. hối phiếu sẽ được NH phát hành chấp nhận và thanh toán khi đến hạn. Như vậy, đối với NH tài trợ chiết khấu, rủi ro trong giao dịch này có thể xem là rất thấp. Về nguyên tắc, nghiệp vụ tài trợ cho phép NH chiết khấu bảo lưu “quyền truy đòi bồi hoàn” mức tài trợ chiết khấu từ nhà xuất khẩu, trừ phi NH này có thực hiện nghiệp vụ tài trợ xác nhận L/C. Tuy nhiên, nếu NH chiết khấu không phát hiện ra ngay những sai sót, bất hợp lệ của bộ chứng từ trước khi chiết khấu thì NH sẽ hoàn toàn mất quyền truy đòi nhà xuất khẩu và phải tự gánh lấy rủi ro. NH cũng có thể chiết khấu “miễn truy đòi” đối với hối phiếu trả chậm ký phát theo L/C. Đối với hình thức tài trợ này, bất kể kết quả thanh toán bộ chứng từ như thế nào đi nữa thì NH cũng không truy đòi mức tài trợ chiết khấu từ nhà xuất khẩu. Do tính rủi ro cao nên hình thức tài trợ này ít được các NH sử dụng. Tài trợ trực tiếp dạng cổ điển: Có 3 hình thức sau:. Tín dụng từng lần. Đây là dạng tài trợ đơn giản nhất, thường được cấp cho một mục đích tài chính cụ thể với thời hạn tài trợ xác định. Việc cấp vốn vay theo dạng này thường theo một trong hai cách: khấu trừ lãi vay ngay từ đầu kỳ hạn nợ, hoặc trả lãi vay vào cuối kỳ. + Cho vay theo lối khấu trừ lãi: mức cho vay ứng cho khách hàng theo hợp đồng tín dụng ký kết sẽ là tổng giá trị trọn gói của khoản cho vay trừ đi phần lãi vay phát sinh trong kỳ hạn nợ. Đối với cách cho vay này, lãi suất được ấn định ngay từ khi ký kết hợp đồng tín dụng, như vậy mới có thể khấu trừ toàn bộ phần lãi phát sinh ngay từ đầu kỳ hạn nợ. + Cho vay theo cách trả lãi cuối kỳ: theo cách này, khách hàng nhận được toàn bộ giá trị cho vay vào đầu kỳ. Tiền lãi vay phát sinh trong kỳ sẽ được cộng thêm vào phần nợ gốc phải trả cuối kỳ. Lãi suất cho vay theo cách này có thể cố định hoặc thay đổi theo thời hạn của khoản vay. Mặc dù hình thức tín dụng từng lần là loại tài trợ đơn giản nhất, song trong thực tế nó thường được sử dụng kết hợp với một dạng tài trợ khác, chẳng hạn như cho vay theo hạn mức tín dụng hoặc thư tín dụng. Tín dụng hạn mức. Đây là một dạng tài trợ do NH và doanh nghiệp thỏa thuận, theo đó cho phép doanh nghiệp được vay đến một hạn mức xác định trong một thời hạn cụ thể nhất định. Vào đầu kỳ, sau khi hạn mức tín dụng được xác lập và chấp thuận, NH sẽ cho phép doanh nghiệp rút tiền vay trong phạm vi hạn mức đã cấp. Song hầu hết các hạn mức có thể được tái lập vào cuối kỳ. Khi tái lập, các thỏa thuận về lãi suất, hạn mức tín dụng và các điều kiện khác sẽ có thể được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh, kết quả tài chính cũng như nhu cầu tài trợ của doanh nghiệp, và doanh nghiệp chỉ trả lãi trên mức tiền vay thực tế mà thôi. NH có thể yêu cầu doanh nghiệp đóng phí cam kết: là mức giá doanh nghiệp phải trả để được hưởng một cam kết tài trợ chắc chắn của NH trong khuôn khổ hạn mức đã thỏa thuận. NH có khi buộc khách hàng phải duy trì một số dư tiền gửi thanh toán nhất định tại NH. Phí cam kết và số dư có thể tính theo tỷ lệ % trên tổng hạn mức tín dụng chưa được sử dụng. Tín dụng tuần hoàn. Cho vay theo hợp đồng tín dụng tuần hoàn thực hiện cũng giống như cho vay theo hạn mức tín dụng nhưng thường được xác lập với kỳ hạn trên 1 năm. Kỳ hạn tài trợ thông thường là từ 2 đến 3 năm, trong đó khách hàng có thể vay và hoàn trả nợ vay nhiều lần. Việc định giá phí của cho vay dạng này cũng tương tự như cho vay theo hạn mức, nghĩa là cũng có phí cam kết thanh toán trực tiếp bằng tiền hoặc chuyển khoản. Phí cam kết thường được tính dựa vào phần hạn mức tài trợ chưa sử dụng. Lãi suất áp dụng luôn luôn biến động, dựa vào lãi suất trên thị trường. Tài trợ chuyên biệt. Đây là dạng tài trợ hiện đang được các NH nước ta chú ý phát triển, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ để cung cấp cho khách hàng, nhằm thỏa mãn một cách hiệu quả nhất nhu cầu của khách hàng. Có hai hình thức tài trợ phổ biến là bảo lãnh và bao thanh toán. Bảo lãnh NH là một trong các hình thức cấp tín dụng, còn được gọi là tín dụng “lãnh nợ”, được thực hiện thông qua sự cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền, về thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết. Bảo lãnh được xem là nghiệp vụ mang lại cho NH nhiều lợi ích thiết thực:. + Hưởng hoa hồng phí trên doanh số bảo lãnh. + Muốn được NH bảo lãnh, phải ký quỹ vào tài khoản phong tỏa tại NH bảo lãnh trong suốt thời gian bảo lãnh. Đây là nguồn vốn ổn định và thường là miễn trả lãi. Thông thường có các hình thức bảo lãnh sau:. a) Bảo lãnh dự thầu (Tender Guarantee). - Các bên dự thầu thường được yêu cầu phải nộp kèm đơn xin dự thầu của một bảo lãnh dự thầu, mức bảo lãnh theo thông lệ từ 2% đến 5% giá hợp đồng. Mục đích của bảo lãnh dự thầu là nhằm cho chủ thầu thấy đơn dự thầu là một đề nghị nghiêm túc và bên dự thầu sẽ ký kết hợp đồng nếu trúng thầu. - Việc NH cấp bảo lãnh dự thầu cũng là một tín hiệu chỉ bên mua biết rằng bên dự thầu có năng lực tài chính lành mạnh để NH đứng ra bảo lãnh. Ngoài ra, bên mua cũng có thể được đảm bảo rằng nếu bên bán trúng thầu thì các bảo lãnh NH khác như bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đặt cọc cũng sẽ được xét cấp tiếp. b)Bảo lãnh thực hiện hợp đồng (Performance Guarantee). Đây là dạng bảo lãnh NH thông dụng nhất và thường có hiệu lực ngay khi chấm dứt hiệu lực bảo lãnh dự thầu. Mục đích của bảo lãnh thực hiện hợp đồng là bảo đảm việc bên bán thực hiện hợp đồng với các nghĩa vụ hợp đồng quy định. Mức bảo lãnh thực hiện hợp đồng thường trong khoảng 5-10% giá trị hợp đồng. Bình thường, dạng bảo lãnh này hay đi kèm với một bảo lãnh tiền ứng trước và cả hai dạng bảo lãnh này đều có tác dụng riêng biệt, bổ sung cho nhau. c) Bảo lãnh tiền ứng trước (Advanced Payment Guarantee). Bảo lãnh bảo trì (Maintenance Guarantee). Dạng bảo lãnh này thường xuất hiện trong các hợp đồng về xây dựng. Mục đích của nó là bảo đảm rằng một khi công trình xây dựng hoàn tất thì bên xây dựng sẽ thực hiện các nghĩa vụ của mình trong suốt giai đoạn bảo trì. Với mục đích đó, bảo lãnh bảo trì có thể dùng thay thế cho bảo lãnh bảo lưu trong giai đoạn bảo trì. f) Bảo lãnh thanh toán (Payment Guarantee). Với dạng bảo lãnh này, NH cam kết với người thụ hưởng về việc thanh toán tiền theo thỏa thuận hợp đồng cơ sở của người được bảo lãnh. Trường hợp người được bảo lãnh không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ giá trị hợp đồng thì NH bảo lãnh sẽ chịu trách nhiệm trả thay cho người được bảo lãnh. Giá trị bảo lãnh được quy định phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng giữa hai bên mua bán. g) Bảo lãnh hoàn trả vốn vay (Repayment Guarantee).
Các doanh nghiệp càng tăng số thương vụ xuất khẩu đồng nghĩa với việc càng cần nguồn vốn tài trợ (để quay vòng vốn nhanh, phục vụ sản xuất đẩy mạnh xuất khẩu) từ nhiều nguồn trong đó có NH. Tuy nhiên, doanh nghiệp trong nước vẫn chưa đủ mạnh về tài chính để có thể đưa kim ngạch xuất khẩu của đất nước đi lên, trong khi đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài luôn có mức tăng trưởng khá cao qua các năm.
Tóm lại, tình hình trên cho thấy xuất khẩu Việt Nam có chiều hướng tăng trưởng tốt, hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này dần dần có hiệu quả. Mặc dù nhập siêu tăng chủ yếu do nhập thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu tăng cao, một phần do giá nhập tăng: xăng dầu, sắt thép, phân bón, chất dẻo, giấy sợi, dệt, bông.
- Theo đề án này, đến năm 2010, mục tiêu đề ra là tự do hóa hoàn toàn giao dịch vãng lai, bước đầu xây dựng cơ chế để VND tham gia thanh toán XNK; tiếp tục tự do hóa có lựa chọn các giao dịch vốn, bước đầu cho VND tham gia quan hệ vay, trả nợ nước ngoài và đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam. - Đáng chú ý là theo đề án trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ xem xét việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài sử dụng VND tham gia góp vốn đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, giảm và tiến tới xóa bỏ các quy định về cân đối ngoại tệ đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
TểM LẠI: Rừ ràng chớnh sỏch của Nhà Nước trong thời gian tới vẫn là khuyến khích, tăng cường xuất khẩu, nhập khẩu máy móc thiết bị để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một số dịch vụ mới triển khai: dịch vụ Score Banking, PhoneBanking, MobileBanking, InternetBanking, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ khách hàng tốt hơn.
Xác nhận số dư trên tài khoản tại Chi nhánh 6 cho cá nhân và tổ chức có yêu cầu. Dịch vụ về ngân quỹ: kiểm đếm, xác định thật/giả, cất giữ VND, ngoại tệ, vàng và các dịch vụ về ngân quỹ khác.
Dịch vụ bảo lãnh và dịch vụ tư vấn và hỗ trợ trong mua bán bất động sản. - NHCTVN là NHTM 100% sở hữu Nhà nước nên vốn chủ sở hữu được hình thành từ vốn Nhà nước giao và vốn tự bổ sung từ lợi nhuận để lại trong quá trình hoạt động kinh doanh.
- Giải pháp để tăng cường năng lực tài chính và đẩy mạnh cải cách cho các NH thương mại quốc doanh (NHTMQD) trong chiến lược phát triển ngành NH đã được Chính phủ phê duyệt là cổ phần hoá các NHTMQD. Nhằm đạt được tỷ lệ này để thực hiện cổ phần hoá trong năm 2008, NHCTVN đã đệ trình NHNN phương án bổ sung tăng vốn điều lệ, và bằng giải pháp này NHCT VN cũng như NHCT-CN6 sẽ đạt được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo tiêu chuẩn quốc tế (> 8%).
Có giấy phép kinh doanh XNK ngành hàng tương ứng hoặc/và giấy phép chuyến do Bộ Thương mại cấp (hạn ngạch). Tình hình tài chính lành mạnh. Có phương án kinh doanh hoặc dự án sản xuất, kinh doanh khả thi, hiệu quả. Có tài sản hợp pháp làm tài sản đảm bảo hoặc/và được đảm bảo bằng tài sản bởi bên thứ ba hoặc không có tài sản đảm bảo khi được NHCT-CN6 xét thỏa điều kiện tín chấp. Mức tài trợ, thời hạn, lãi suất tài trợ, mức ký quỹ mở L/C, phí bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh: là tùy theo thỏa thuận giữa NHCT-CN6 và khách hàng căn cứ trên những quy định hiện hành của NHNN Việt Nam. Tài sản đảm bảo: Theo quy định về cho vay của NHCT, NHCT-CN6 chỉ giải quyết những khoản vay có đảm bảo mà không giải quyết những khoản vay tín chấp. Từ đây, NHCT cũng đưa ra cụ thể từng loại tài sản đảm bảo:. Bất động sản: nhà ở, nhà xưởng, quyền sử dụng đất, vật kiến trúc trên đất. Chứng từ có giá: sổ tiết kiệm, tín phiếu, trái phiếu, công trái…. Hoặc tài sản hình thành từ vốn vay. Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho NHCT-CN6 các giấy tờ sau:. - Giấy đề nghị vay vốn. - Các tài liệu liên quan cần thiết chứng minh đủ nguyên tắc và điều kiện vay vốn như quy định của quy chế cho vay của NH:. +Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật, cụ thể là:. - Đối với khách hàng vay là tổ chức và cá nhân Việt Nam phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự Việt Nam hiện hành. - Đối với khách hàng vay là tổ chức và cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà tổ chức đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật dân sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia qui định. + Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. + Có khả năng tài chính đảm bảo hoàn trả nợ gốc và lãi trong thời hạn. + Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. - Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Thống đốc NHNN và hướng dẫn chi tiết của Tổng Giám Đốc NHCT. Loại hình tài trợ và quy trình nghiệp vụ Các hình thức thanh toán. a) Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) xuất khẩu: Đây là một sản phẩm chủ yếu của NHCT, là sự thỏa thuận giữa NHCT với NH phục vụ người mua, đảm bảo với người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền hàng khi người hưởng lợi L/C thực hiện việc giao hàng và xuất trình tới NH bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C quy định. - Xuất trình kèm bản gốc L/C (trên bản gốc phải có dấu và chữ ký, ngày ký của người có thẩm quyền của NH thông báo) và các bản gốc của các sửa đổi L/C liên quan đã được xác thực. - Bản gốc thông báo L/C và các bản gốc thông báo sửa đổi L/C của NH thông báo. Giá trị đòi thanh toán phải tương ứng với giá trị của lần giao hàng cần thanh toán. Thanh toán L/C:. Khi bộ chứng từ được xuất trình phù hợp với điều khoản, điều kiện của L/C và phù hợp với UCP 600 của ICC. NHCT gửi bộ chứng từ đi nước ngoài theo chỉ dẫn của L/C, sẽ lập điện đòi tiền từ NH nước ngoài nếu cho phép đòi tiền bằng điện. Sau khi nhận được tiền thanh toán từ NH nước ngoài, căn cứ theo yêu cầu thanh toán của khách hàng NHCT sẽ thanh toán cho khách hàng theo một trong các hình thức sau:. - Hoặc khi nhận được tiền từ NH nước ngoài. - Hoặc thanh toán ngay cho khách hàng một số tiền nhất định dưới hình thức chiết khấu chứng từ. Chiết khấu chứng từ: Điều kiện chiết khấu bộ chứng từ:. - L/C quy định có giá trị thương lượng, chiết khấu, thanh toán tại bất kỳ NH nào hoặc có giá trị thương lượng, chiết khấu tại chính chi nhánh NH mở L/C. - L/C cho phép thanh toán ngay. - Các quy định trong L/C phải hợp lý và cụ thể, không rủi ro cho NH chiết khấu. - NH phát hành/NH xác nhận là NH có uy tín trên thị trường quốc tế, tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh tốt. - Bộ chứng từ kiểm tra đảm bảo hoàn hảo, phù hợp với L/C và xuất trình trong thời hạn hiệu lực quy định của L/C, hoặc chứng từ có sai sót nhưng đã có sự chấp thuận thanh toán của của NH phát hành là cơ sở để chiết khấu bộ chứng từ. - Thời hạn L/C còn hiệu lực. - Giá trị L/C còn thanh khoản. - Khách hàng là đơn vị có quan hệ với NHCT-CN6, vay trả sòng phẳng, hoạt động kinh doanh tốt, tình hình tài chính lành mạnh. Mặt hàng xuất khẩu phải là hàng có. - Để được chiết khấu, Quý khách phải có đơn xin chiết khấu và cam kết thực hiện của NH phát hành và chịu tất cả các chi phí liên quan đến thanh toán L/C. b) Thủ tục thanh toán Nhờ thu xuất khẩu 1.
Tuy nhiên việc quy định “được áp dụng nếu không trái pháp luật và không gây thiệt hại cho Việt Nam”, là một quy định mang tính công thức, thiếu hẳn một cơ chế cụ thể để xác định những trường hợp các thông lệ, tập quán đó trái với pháp luật Việt Nam, hoặc có khả năng gây thiệt hại cho Việt Nam hay không. Tuy vậy, các vấn đề liên quan đến việc sử dụng hoặc phán quyết đối với các loại giấy tờ có giá của Tòa án, thời hiệu giải quyết tranh chấp, hoặc quy định bắt buộc có sự tham gia của các NH vào các mối quan hệ thương phiếu… dẫn tới việc các bên ngần ngại tham gia vào các quan hệ thương phiếu vì khả năng bảo vệ bởi các qui định của pháp luật còn thấp, hoặc chưa có hiệu quả.
Hiện nay các quy định về các loại hối phiếu, lệnh phiếu (thương phiếu) và séc được quy định tại Pháp lệnh thương phiếu, Nghị định 159 về séc. Thương mại trong nước ít hoặc không sử dụng đến thương phiếu, còn thương mại quốc tế chủ yếu là thương phiếu lưu hành giữa các NH với nhau theo thông lệ quốc tế về hoạt động NH mà thôi.