Phân tích tình hình chất lượng sản phẩm của Xí nghiệp Cơ điện vật tư: Trường hợp phòng kinh doanh

MỤC LỤC

Phân tích tình hình quản lý vật tư

Năm 2003 phòng kinh doanh có nhiều cố gắng để đáp ứng cho sản xuất, do đặc thù sản xuất của Xí nghiệp là vừa chế tạo vừa sửa chữa, mặt hàng đa dạng vì vậy các loại vật tư cũng rất đa dạng, đa chủng loại. Mỗi lần sản xuất việc tiêu hao nguyên vật liệu, vật tư đều được phòng kinh doanh ghi chép và định mức lại rồi phổ biến xuống các phân xưởng sản xuất, tới người lao động từ đó nguyên vật liệu được tiết kiệm hơn nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu chất lượng của sản phẩm.

Tài sản cố định

* Định mức tiêu hao vật tư: Là một Xí nghiệp chuyên sản xuất các cấu kiện cho ngành điện thì các nguyên vật liệu dùng cho việc sản xuất của Xí nghiệp là rất lớn. Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá TSCĐ thay đổi, Xí nghiệp đều xác định lại mức khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán.

Phân tích chi phí và giá thành

Phân tích chi phí

Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng TSCĐ được xác định là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện của tài sản đó. Việc nhượng bán hoặc thanh lý TSCĐ Xí nghiệp đều thành lập Hội đồng với sự có mặt của ban lãnh đạo Xí nghiệp cùng với của Công ty điện lực 1.

Phân tích giá thành

Chi phí trực tiếp = Chi phí nguyên vật liệu + Chi phí thiết bị + Chi phí nhân công Chi phí quản lý phân xưởng = CP trực tiếp x 6%. Việc thực hiện giá thành của Xí nghiệp là tốt nhưng vẫn cao hơn giá bán của các sản phẩm cùng loại trên thị trường và chất lượng không bằng. Điều này sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm khi mà trong năm 2005 Xí nghiệp cổ phần hoá việc tiêu thụ cũng như tìm thị trường là do Xí nghiệp tự tìm kiếm.

Phân tích tình hình tài chính của Xí nghiệp

- Các chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho, vòng quay TSCĐ và tổng tài sản đều thấp kỳ thu nợ cao (121 ngày) cho thấy hiệu quả của hoạt động quản lý nguyên vật liệu và tài sản và khả năng tổ chức thu nợ của Xí nghiệp là không khả quan.

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP

Việc kiểm tra các yếu tố đầu vào của sản xuất cũng rất đa dạng, nhiều chủng loại, khối lượng lớn nên việc phân loại lựa chọn nguyên vật liệu đưa vào sản xuất (Nguyên vật liệu chủ yếu cho việc sản xuất dây cáp là các dây đồng, nhôm, thép được mua từ các công trình cũ) gặp rất nhiều khó khăn. Do mới được thành lập Xí nghiệp đang trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất và hoàn thiện bộ máy lãnh đạo nên chưa quan tâm đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm dẫn đến sản phẩm còn hỏng nhiều, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp, sức cạnh tranh sản phẩm của Xí nghiệp trên thị trường chưa cao. Qua thực hiện công tác quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng tháng, hàng quý và Xí nghiệp đã nắm được tổng kết cho thấy tỉ lệ hàng hỏng, bỏ, phải khắc phục hoặc để lọt lưới còn cao đặc biệt là sản phẩm hộp bảo vệ công tơ điện gây tốn kém và ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.

Sơ đồ 2.3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Kiểm soát chất lượng của Xí nghiệp.
Sơ đồ 2.3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Kiểm soát chất lượng của Xí nghiệp.

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CÁP CỦA XÍ NGHIỆP

  • Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cáp ở các khâu trong quá trình sản xuất

    Như đã nói ở trên chất lượng sản phẩm cáp các loại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong các khâu kiểm tra nguyên vật liệu, qui trình công nghệ … bên cạnh đó ý thức, trình độ tay nghề của người công nhân, nhân viên KCS còn hạn chế, các thiết bị phục vụ cho công việc kiểm tra chất lượng sản phẩm chưa đầy đủ và hiện đại … Những điều này đã làm cho chất lượng sản phẩm cáp các loại của Xí nghiệp chưa tốt đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của Xí nghiệp và ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. * Hệ thống tản nhiệt và hệ thống in: Do việc chỉ đạo kỹ thuật và ý thức trách nhiệm cũng như trình độ của người công nhân đã gây ra sai sót khi thiết đặt các thông số kỹ thuật cùng các thông tin về nhà sản xuất lên hệ thống in dẫn đến các thông tin in trên cáp bị sai lệch, không đũng chủng loại gây nhầm lẫn trong quá trình sử dụng làm ảnh hưởng tới tuổi thọ của dây và gây lãng phí. Chính vì vậy muốn tạo ra sản phẩm chất lượng tốt cần phải quản lý máy móc thiết bị tốt, nếu công tác quản lý máy móc thiết bị không tốt thì trong quá trình sản xuất sẽ xuất hiện các trục trặc tại các khâu mà theo sơ đồ 2.1.1.3.a và sơ đồ 2.1.1.3.b sản phẩm cáp các loại của Xí nghiệp được sản xuất khép kín từ nguyên công đầu tiên tới nguyên công cuối cùng nên chỉ cần xuất hiện sự cố ở một khâu nào đó trong qui trình sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.

    Các hạt nhựa PVC, HDPE (high density polyethylen)…khi đưa vào sản xuất không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật như nhiệt độ chảy mềm thấp hơn so với qui định dẫn đến khi qua hệ thống đầu bọc cáp + máy đùn nhựa sẽ bị đốt cháy làm cho cáp được bọc không đều ảnh hưởng tới khả năng cách điện của dây, một nguyên nhân nữa là độ dãn dài của lớp cách điện không đảm bảo yêu cầu (qui định là >220%) dẫn đến sẽ bị đứt lớp cách điện khi kiểm tra cường độ chịu kéo. Do Xí nghiệp Cơ điện - Vật tư mới được thành lập đang trong quá trình hoàn thiện bộ máy tổ chức nên việc nhận thức, sự hiểu biết về chất lượng, quản lý chất lượng, trình độ xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình, chính sách, mục tiêu kế hoạch chất lượng của cán bộ quản lý chất lượng Xí nghiệp còn hạn chế và chủ yếu nhìn nhận vấn đề quản lý chất lượng theo quan điểm cũ dẫn đến việc phối hợp, khai thác các nguồn lực hiện có để tạo ra sản phẩm còn nhiều hạn chế và gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng của sản phẩm đầu ra.

    Bảng 2.4.2.b:Một số tiêu chuẩn đối với sợi đồng và sợi nhôm cấu thành dây trần.
    Bảng 2.4.2.b:Một số tiêu chuẩn đối với sợi đồng và sợi nhôm cấu thành dây trần.

    V.Liệu P.Pháp quản lý

    Các loại khuyết tật chính và tỷ trọng từng loại khuyết tật

    Tại Xí nghiệp Cơ điện - Vật tư hàng năm có rất nhiều loại sản phẩm cáp khác nhau được sản xuất ra cùng trên một dây chuyền sản xuất nhưng do các nguyên nhân khác nhau đặc biệt là nhân tố con người mà dẫn đến xuất hiện các khuyết tật gây ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Các biện pháp này bao gồm các giải pháp về kỹ thuật, quản lý và đặc biệt là công tác giáo dục đào tạo về tay nghề cũng như sự hiểu biết của toàn bộ người lao động về tầm quan trọng của chất lượng và ảnh hưởng của nó tới họ như thế nào từ đó có thể giảm được tỷ lệ phế phẩm do sai hỏng trong khâu sản xuất mà chủ yếu là những sai hỏng ở lớp vỏ cách điện của dây. Để thực hiện tốt các biện pháp đòi hỏi phải có sự tham gia của toàn bộ các thành viên trong toàn Xí nghiệp từ cấp lãnh đạo cao nhất cho đến lãnh đạo của các phòng ban, phân xưởng đặc biệt là người công nhân trực tiếp tham gia vào quỏ trỡnh sản xuất bởi chớnh họ mới là người hiểu rừ nhất sản phẩm làm ra đạt chất lượng hay không từ đó phát huy khả năng của người công nhân trong việc đưa ra sáng kiến cải tiến chất lượng cũng như các giải pháp về công nghệ.

    Bảng 2.4.6.b: Các loại khuyết tật đối với sản phẩm cáp các loại năm 2002- 2002-2003
    Bảng 2.4.6.b: Các loại khuyết tật đối với sản phẩm cáp các loại năm 2002- 2002-2003

    PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG HỘP CÔNG TƠ CỦA XÍ NGHIỆP

    * Công tác kiểm tra: Đối với sản phẩm hộp công tơ công tác kiểm tra sản phẩm chủ yếu là kiểm tra xác suất lô hàng cần nghiệm thu và các lần kiểm tra dựa trên sự kiểm tra ngoại quan thông qua các tiêu chuẩn đã được qui định sẵn như trọng lượng, kích thước, độ bóng bề mặt, màu sắc, độ lồi, độ cong vênh, chất lượng các mối ghép và đặc biệt là độ bền vững của các loại hộp. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khuyết tật như hộp công tơ làm ra bị giòn, dễ vỡ vì trong quá trình sản xuất người công nhân đã cho lượng Buta nox vào quá nhiều (Buta nox là chất phụ gia được cho vào để tăng khả năng đông cứng), không đảm bảo độ cách điện, độ bền vững của hộp công tơ do Mat 300 không sử dụng đủ và quá thưa (Mat 300 là một loại mành được làm bằng sợi thuỷ tinh có tác dụng các điện, chịu lực cho hộp công tơ)…. * Ra khuôn: Theo qui định thời gian để hộp công tơ khô là 35 phút thì mới lấy ra khỏi khuôn nhưng do ý thức và sự cạnh tranh về số lượng sản phẩm làm ra giữa các tổ và sự hiểu biết của người công nhân về các đặc tính của hộp còn hạn chế nên việc gỡ hộp công tơ ra khỏi khuôn sớm hơn so với qui định và không chú ý tới sự ảnh hưởng của thời tiết dẫn đến khi hộp công tơ được gỡ ra bị phồng rộp, cong vênh.

    Bảng 2.5.1.b: Sai lệch cho phép đối với các hộp côngtơ loại H2&H4.
    Bảng 2.5.1.b: Sai lệch cho phép đối với các hộp côngtơ loại H2&H4.