Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

MỤC LỤC

Hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

+ Để đảm bảo duy trì sản xuất kinh doanh ổn định, hàng năm hoặc theo nhu cầu mở rộng, thu hẹp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của khách hàng, điều kiện vay vốn của khách hàng, Chi nhánh và khách hàng thỏa thuận ký phụ lục bổ sung hợp đồng tín dụng điều chỉnh hạn mức tín dụng cho kỳ tiếp theo, hoặc ký hợp đồng tín dụng hạn mức mới hoặc chấm dứt phương thức cho vay này. Các văn kiện của Đảng và cỏc chủ trương của Nhà nước và Chớnh phủ đó nờu rừ và công nhận vai trò quan trọng của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong cơ chế thị trường nhưng việc cụ thể hóa thành quy định và hướng dẫn chi tiết thi hành để tạo môi trường thuận lợi đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh đến nay vẫn còn nhiều mặt hạn chế.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI SỞ GIAO

Thực trạng hoạt động cho vay của SGD đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Đối với các doanh nghiệp : phải có năng lực pháp luật dân sự, có tư cách pháp nhân, được phép thành lập theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, có trụ sở và con dấu riêng, có tài sản riêng thuộc quyền sở hữu hoặc quyền quản lý của doanh nghiệp, có giấy phép đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải được nhân danh tổ chức mình ký kết các hợp đồng kinh tế. Riêng đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, ngoài những điều kiện trên còn phải đáp ứng một số điều kiện khác như: Vay vốn phải đảm bảo 100% bằng tài sản, không có nợ quá hạn, trả nợ đúng hạn và kết quả tài chính 2 năm liền có hiệu quả. Trường hợp phỏt sinh vấn đề như khách hàng không trả được nợ đúng kỳ hạn thỏa thuận và có văn bản đề nghị thì cán bộ tín dụng xem xét, đề xuất điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ; khi phát sinh nợ xấu thì toàn bộ khoản vay được chuyển nợ quá hạn và bàn giao sang bộ phận xử lý nợ xấu và chịu sự kiểm soát của ban quản lý tín dụng của BIDV.

Để giải thớch rừ thờm cơ cấu doanh số cho vay đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh khi tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn luôn lớn hơn so với doanh số cho vay trung dài hạn, có thể xem xét mục đích vay vốn của các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, ,hiện nay các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng có nhu cầu vốn trung và dài hạn rất lớn vì phần lớn các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô nhỏ, dây chuyền sản xuất lạc hậu nên để cạnh tranh phải đổi mới tran thiết bị máy móc. Do đó Ngân hàng bắt buộc đòi hỏi từ phía người vay yêu cầu tài sản đảm bảo đối với khoản vay nhằm đảm bảo tính an toàn, trong khi các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh khó có thể đáp ứng được yêu cầu về tài sản thế chấp như yêu cầu về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên Ngân hàng có tâm lý dè dặt cho Doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay vốn trung và dài hạn.

Tỷ lệ nợ quắ hạn thấp chứng tỏ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh được SGD cho vay vốn đều hoạt động có hiệu quả, ngoài ra tỷ lệ nợ quá hạn thấp còn chứng tỏ chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh của SGD tương đối tốt, SGD đã có bước đi đúng trong việc lựa chọn khách hàng và giúp đỡ kịp thời các khách hàng gặp khó khăn để có thể trả nợ tốt.

Bảng 1: Doanh số cho vay qua các năm của SGD
Bảng 1: Doanh số cho vay qua các năm của SGD

Những kết quả đạt được và những hạn chế trong hoạt động cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

- Bằng việc cấp tín dụng cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, SGD đã góp phần khích lệ khối doanh nghiệp này phát triển, qua việc quan tâm, giúp đỡ tư vấn cho các dự án của các doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp triển khai dự án có hiệu quả, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm… Vì vậy, những Doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay vốn tại SGD trong năm 2006 đã phát triển mạnh mẽ và hoạt động hiệu quả hơn. Việc tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn Ngân hàng cũng như việc thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản hợp đồng đã ký kết, giúp khách hàng có thể lựa chọn hình thức cung cấp vốn, thời hạn giải ngân… củng cố thêm uy tín của SGD nói riêng và của NHĐT&PTVN nói chung. - Chính sách tín dụng của Nnh còn quá chú trọng đến DNQD mà chưa có sự quan tâm thích đáng với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, dù đã đề ra kế hoạch mở rộng cho vay nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc nên chỉ thực hiện với một số doanh nghiệp làm ăn thực sự có hiệu quả.

- Mặc dù trong những năm qua SGD đã không ngừng trẻ hóa đội ngũ cán bộ nhân viên, nhưng cũng vì thế mà những cán bộ này còn thiếu kinh nghiệm trong công tác tiến hành phân tích, thẩm định năng lực của khách hàng và đưa ra quyết định cuối cùng, đặc biệt là với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh. - Môi trường pháp lý: hiện nay để điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp có rất nhiều luật như: luật Doanh nghiệp Nhà nước, luật doanh nghiệp tư nhân, luật đầu tư nước ngoài… Như vậy các loại doanh nghiệp khác nhau thì được điều chỉnh theo các bộ luật khác nhau nên không tránh khỏi sự thiếu công bằng và phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TÉ NGOÀI QUỐC DOANH

    Để có thể mở rộng và phát triển một cách hiệu quả hoạt động tín dụng thì trước hết SGD phải có một cơ cấu tổ chức quản lý chặt chẽ đồng bộ, phải luôn bám sát tình hình thực tế, xây dựng được một tập thể cán bộ đoàn kết, trong đó ban lãnh đạo và cán bộ phụ trách là những người năng nổ, dám làm, sáng tạo, dám chịu trách nhiệm, cùng với đội ngũ cán bộ nghiệp vụ có trình độ cao, nhiệt tình và tháo vát trong công việc. - Phải thường xuyên có các cuộc hội thảo khoa học, có kế hoạch đào tạo, nâng cao nghiệp vụ đối với cán bộ hoạch định chính sách tín dụng để đào tạo ra người có trình độ lý luận nghiệp vụ ngân hàng vững vàng, có kiến thức kinh tế tổng hợp, có phương pháp nghiên cứu khoa học, am hiểu thị trường và giàu kinh nghiệm thực tế, có khả năng tổng hợp vấn đề, có kiến thức pháp luật vững chắc và sâu rộng. - Đối với đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia giao tiếp với khách hàng, thẩm định dự án… phải là những người trung thực, khách quan, thẳng thắn, kiên định, có ý thức bảo vệ tài sản của ngân hàng, ngoài trình độ chuyên môn còn cần phải sâu sát với thực tế, hiểu biết nhận định về kinh tế thị trường, nắm vững pháp luật và các vấn đề có liên quan.

    Năm điều kiện quan trọng mà cán bộ ngân hàng cần phải có từ khách hàng xin vay trong quá trình thẩm định là: Tư cách pháp lý, tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong 2 năm gần nhất, khả năng quản lý và điều hành của chủ doanh nghiệp, khả năng về tài chính và tài sản thế chấp, hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh. Nhưng chính từ việc đó đã gây ra rất nhiều hạn chế lớn trong hoạt động cho vay của ngân hàng về cả quy mô lẫn chất lượng, bởi có rất nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh có phương án sản xuất kinh doanh khả thi nhưng do không có tài sản thế chấp hoặc có nhưng cỏc giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu khụng rừ ràng, mặt khỏc chớnh bản thân tài sản chứa chấp cũng chứa đựng nhiều rủi ro khi có biến động về giá. Trong khi vấn đề tài sản thế chấp còn đang có nhiều vướng mắc, thì việc căn cứ vào tính hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh để ra quyết định cuối cùng là điều hết sức cần thiết, vì vậy đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có năng lực, kinh nghiệm đánh giá, xem xét tính khả thi của dự án trên toàn bộ các phương diện kỹ thuật, tài chính, kinh tế, xã hội để đưa ra những quyết định đúng đắn.

    - Thu hút dự án, chương trình của quốc tế, các nước khác, hỗ trợ ngành Ngân hàng Việt Nam về đào tạo cán bộ quản lý, nâng cao trình độ quản lý, điều hành hoạt động Ngân hàng theo trình độ quốc tế, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ thẩm định dự án, đánh giá dự án, phân tích và đánh giá rủi ro cho cán bộ ngân hàng, trang bị công nghệ ngân hàng hiện đại.