MỤC LỤC
Xu hướng phát triển ngành dịch vụ phân phối của thế giới với những đặc trưng như mức độ tập trung hơn (nổi lên các doanh nghiệp thương mại lớn, hoặc nhất thể hoá sản xuất - bán buôn - bán lẻ để tạo mạng lưới phân phối rộng rãi, xuất hiện các hệ thống siêu thị, trung tâm mua sắm, trung tâm thương mại), các cửa hàng nhỏ truyền thống được thay thế bằng những cửa hàng bách hoá lớn hơn, quy mô trung bình của một cửa hàng tăng lên cả về doanh thu và lao động, mật độ phân bố cửa hàng bán lẻ giảm xuống, cửa hàng bán lẻ tham gia vào chuỗi cửa hàng hoặc hoạt động theo thoả thuận nhượng quyền của các công ty lớn hướng tới các phân đoạn chuyên biệt hơn trên thị trường; Vai trò của các nhà bán buôn truyền thống suy giảm, nhất là trên thị trường hàng tiêu dùng không bền, do các nhà sản xuất tự kiểm soát việc phân phối hoặc các nhà bán lẻ mở rộng buôn bán tận gốc, nhưng vai trò của các nhà bán buôn hiện đại tăng lên, nhất là đối với việc cung cấp trọn gói hàng tiêu dùng có giá trị cao, hàng vật liệu và sản phẩm có số lượng lớn,. Điều đó có tác động đến sự phát triển kinh tế và thị trường của Đồng Tháp trên các khía cạnh, như: Một là, tạo ra khả năng giải quyết việc làm phi nông nghiệp cho lao động khu vực nông thôn tương đối dư thừa hiện nay; Hai là, sản xuất công nghiệp luôn đòi hỏi khả năng có những vùng cung cấp nguyên liệu lớn, do đó, khi các ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam phát triển sẽ mở ra khả năng phát triển vùng nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp; Ba là, với việc chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng những năm qua và lực lượng lao động dồi dào có trình độ giáo dục tương đối tốt, Đồng Tháp sẽ có cơ hội để thu hút đầu tư trong và ngoài nước cho công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá các ngành sản xuất trên địa bàn Tỉnh.
Các mặt hàng nhập là lúa gạo cho xay xát, vật tư máy móc cho sản xuất nông nghiệp, gỗ sắt thép cho xây dựng, xăng dầu, phân bón cho sản xuất nông nghiệp, nguyên liệu may, nguyên liệu dược cho ngành may, ngành dược,… Các mặt hàng xuất quan trọng là gạo, các sản phẩm chế biến từ gạo, thủy sản đông lạnh, thuốc lá, quần áo may mặc sẵn, thuốc tân dược các loại, trái cây, rau đậu các loại, hàng thủ công mỹ nghệ. Thứ tư, Như trên đã phân tích, nếu tính số tuyệt đối thì mức đầu tư vào ngành Thương mại của tỉnh tăng hàng năm, nhưng nếu tính tỷ lệ thì mức độ đầu tư vào ngành Thương mại thời gian qua là quá thấp, chưa tương xứng với một số ngành kinh tế khác, do vậy, cơ sở hạ tầng thương mại của tỉnh chưa có sự phát triển đáng kể, đa số các chợ đều xuống cấp, quá tải, không đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông,.
Trong năm 2006, tình hình giá xăng dầu thế giới tăng cao đã làm tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu tăng cao, năm 2006 đạt 319,61 triệu USD, tăng 40,55% so với năm 2005, mặt hàng nhập chủ yếu vẫn là xăng dầu (422.667tấn), ngoài ra còn một số hàng khác như: nguyên liệu may, nguyên liệu dược… Nhìn chung trong gần 10 mặt hàng nhập khẩu, đều là mặt hàng nguyên, nhiên liệu đầu vào cho sản xuất và phục vụ nhu cầu đời sống thiết yếu của nhân dân; hai mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch nhập khẩu là xăng dầu và tân dược, nguyên liệu dược. Về hoạt động mua bán hàng hoá qua mạng lưới chợ: các chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu đã được xây dựng khá kiên cố, tuy nhiên việc mua bán trao đổi hàng hoá ở các chợ này chủ yếu là những mặt hàng thiết yếu phục vụ cho cư dân sở tại như thực phẩm tươi sống và khô, tạp hóa, quần áo và một số mặt hàng nông sản tự sản tự tiêu, nên lượng hàng hoá không nhiều, doanh thu còn thấp, bình quân doanh thu qua các chợ biên giới là 400 triệu đồng/tháng (chợ có doanh thu cao nhất là 1.350 triệu, thấp nhất là 30 triệu).
+ Sau khi dự án Quốc lộ N1, N2 - Hồ Chí Minh, cầu Cao Lãnh, Cầu Vàm Cống hoàn thành, mở ra trục giao thông xuyên tâm Đồng Tháp Mười sẽ kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Tây vùng Đồng bằng sông Cửu Long, việc vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn; đồng thời tuyến lộ nối bến phà NeakLương với cửa khẩu quốc tế Thường Phước và tuyến đường xuyên Á với cửa khẩu quốc tế Dinh Bà là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển thương mại của tỉnh Đồng Tháp. Sáu là, Cần định hướng và quy hoạch các vùng nuôi trồng theo thế mạnh và phát triển tốt nhất của từng địa phương, việc nuôi trồng phải áp dụng theo công nghệ tiên tiến hoặc theo các tiêu chuẩn của hiệp hội bán lẻ thế giới, sản lượng hàng hoá phải đáp ứng đúng yêu cầu về chất lượng và số lượng để cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu.
Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là xăng dầu, nguyên liệu dược, nguyên liệu may. Vốn đầu tư. Luận chứng các phương án phát triển thương mại tỉnh Đồng. tỷ đồng), trong đó vốn đầu tư cho các công trình xây dựng hạ tầng thương mại theo giá hiện hành là 1.099,5 tỷ đồng. Trong cả 2 phương án, tổng mức lưu chuyển hàng hóa được đề cập theo chỉ tiêu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh; tuy nhiên để có cơ sở so sánh mức độ thự hiện chỉ tiêu kế hoạch của ngành với phương pháp tính toán của Cục Thống kê Tỉnh về chỉ tiêu Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ của ngành Thương mại Đồng Tháp.
- Điều chỉnh, sắp xếp và nâng cấp thương mại truyền thống, như hạn chế sự phát triển tràn lan của các quầy, tiệm tạp hoá ở khắp nơi hiện nay thông qua khống chế quy mô và số lượng của loại hình này ở từng khu vực, khuyến khích các cửa hàng bách hoá lớn mua hoặc sáp nhập những tiệm tạp hoá nhỏ để thành doanh nghiệp lớn có thương hiệu, khuyến khích các cửa hàng nhỏ chuyển đổi thành các siêu thị chuyên doanh, các quầy, tiệm tạp hoá nhỏ gia nhập các liên minh mua bán hàng hoá. Thứ ba, định hướng phát triển thị trường xuất - nhập khẩu trên cơ sở trình độ sản xuất và tiêu dùng trong Tỉnh, năng lực kinh doanh xuất - nhập khẩu của các công ty địa phương, khả năng tạo ra các sản phẩm xuất khẩu và nhu cầu nhập khẩu của địa phương cũng như đánh giá về triển vọng thị trường xuất khẩu các sản phẩm của Đồng Tháp, định hướng phát triển thị trường xuất - nhập khẩu của Đồng Tháp cần tập trung ưu tiên trước hết đối với thị trường Châu Á, thị trường Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản và khai thác triệt để các cơ hội kinh doanh xuất - nhập khẩu hàng hoá thông qua các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu lớn.
Việc phát triển mạng lưới siêu thị về số lượng và quy mô không chỉ xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của người dân sở tại ở từng khu vực, mà còn phải tính đến cả nhu cầu mua sắm của khách du lịch trong nước, quốc tế và khách vãng lai, cũng như nhu cầu tiêu dùng của dân cư ở các đô thị trong vùng ảnh hưởng, mạng lưới siêu thị phải đảm bảo sự cân đối, cấu trúc hài hoà với các loại hình thương mại bán lẻ hiện đại khác như cửa hàng tiện lợi ở các khu dân cư, cửa hàng chuyên doanh và việc phát triển mạng lưới siêu thị phải gắn liền với việc xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, hình thành và phát triển đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, chuẩn hoá các hành vi giao dịch. + Xây dựng mới Siêu thị tổng hợp hạng I (chưa xác định địa điểm), Siêu thị tổng hợp tại khu Nghi Xuân – Phường 2 và Siêu thị tổng hợp tại phường Mỹ Phú (khu Bằng Lăng). c) Kho, khu logistics: Trong thời kỳ quy hoạch có thể xây dựng 2 kho, trung tâm Logistics ở khu vực ngoại vi thành phố ở khu vực Phường 3 (đối diện chợ Mỹ Trà) và ở trung tâm xã Tân Thuận Tây. Vốn đầu tư khoảng 50 tỷ đồng. d) Đường phố thương mại: Trong thời kỳ quy hoạch cần tổ chức một số đường - tuyến phố thương mại nằm trong khu Thương mại - dịch vụ trung tâm như: đường Lý Thường Kiệt, các tuyến đường xung quanh khu vực chợ Cao Lãnh. e) Khu, cụm thương mại - dịch vụ: Trong quá trình mở rộng và đô thị hoá các khu vực ngoại vi TP Cao Lãnh, cần tổ chức một số khu Thương mại - Dịch vụ trung tâm như Khu TM-DV ở Trung tâm thành phố; Khu TM-DV dọc sông Tiền; Khu TM-DV phường 11.
Trung tâm đảm nhiệm đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các lọai hình dịch vụ, gồm: khu vực bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; nhà hàng, khách sạn; khu vực để trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho họat động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong và ngoài nước; khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch và phục vụ cho phát triển sản xuất, đời sống sinh hoạt của dân cư địa phương và dân cư của các huyện lân cận như Lai Vung, Châu Thành, Lấp Vò. - Hiện tại trên địa bàn Thị xã có 1 siêu thị đang hoạt động (Siêu thị VINATEX), trong thời kỳ quy hoạch đến 2020 sẽ xây dựng thêm 2 Siêu thị tổng hợp: 1 ở khu chế biến thực phẩm phường An Hoà và 1 trên địa điểm Trại giáo dục xã hội (siêu thị này phục vụ cho khu công nghiệp Sa Đéc). c) Khu Thương mại - Dịch vụ: Quy hoạch tại khu trung tâm thị xã Khu Thương mại - Dịch vụ, lấy chợ loại 1 làm trung tâm, phát triển các đường phố thương mại xung quanh. d) Trung tâm Hội chợ - Triển Lãm Thương mại: Giai đoạn sau 2010, cần quy hoạch tại Sa Đéc, với vị trí là trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh 1 Trung tâm Hội chợ - Triển lãm thương mại. e) Kho, khu Logistics: Xây dựng kho bán buôn, khu Logistics tại khu công nghiệp Sa Đéc (khu C mở rộng).
Trước yêu cầu đòi hỏi về số lượng và chất lượng của cá giống, Huyện đang tiến hành lập đề án quy hoạch vùng sản xuất thuỷ sản chất lượng cao và xây dựng thương hiệu cá giống Hồng ngự, theo đó, sẽ quy hoạch khu vực cù lao 5 tiểu vùng ươm nuôi cá giống theo hướng tập trung. Để góp phần tạo thị trường cá giống đi vào ổn định với chất lượng đảm bảo, đáp ứng nhu cầu thị trường cả về chất lượng và số lượng cần quy hoạch xây dựng một Trung tâm giao dịch cá giống trong khu vực này, có thể chọn địa điểm tại xã Phú Thuận B.
- Trong thời gian tới, tiến hành đầu tư giai đoạn II chợ đầu mối Trái cây và nâng cấp, cải tạo các chợ xuống cấp hoặc mở rộng các chợ quá tải (nếu không đủ diện tích thì cần di dời tới địa điểm mới có đủ điều kiện hơn, diện tích đất chợ cũ có thể sử dụng vào các mục đích thương mại khác như để xây dựng Siêu thị, cửa hàng bách hoá hoặc các cửa hàng tiện lợi,.). - Với lợi thế là vùng nuôi gia súc gia cầm lớn của Tỉnh lại gần thị trường tiêu thụ chất lượng cao là TP Cao Lãnh, giai đoạn đoạn 2007 - 2010 xây dựng tại xã An Bình (giáp với TP Cao Lãnh) Chợ chuyên doanh Gia súc - Gia cầm, trên diện tích 30.000 m2, đây là chợ bán buôn phát luồng các sản phẩm giết mổ, chế biến gia súc - gia cẩm cho địa bàn tỉnh Đồng Tháp và đặc biệt là thị trường TP Cao Lãnh.
Với sự đầu tư của Công ty CP XNK Y tế Domesco, hiện tại đã xây dựng xong Tổng kho dược, quy mô 3 ha, nằm trong cụm công nghiệp Cần Lố, vốn đầu tư 15 tỷ đồng. Với định hướng phát triển đô thị của Huyện trong thời gian tới, cần định hướng quy hoạch khu Thương mại - Dịch vụ tập trung (lấy chợ trung tâm làm hạt nhân) tại trung tâm thị trấn Mỹ Thọ.
Lai Vung là huyện nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, nhờ có kênh Minh Khai nối 2 con sông trên đi qua địa bàn huyện, hệ thống đường bộ như Quốc lộ 80 và 54 đang được hoàn thiện nên Lai Vung gần với các thị trường lớn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và có vị trí rất thuận lợi để phát triển kinh tế thương mại. Trong thời gian tới, tiến hành nâng cấp chợ thị trấn Lai Vung thành chợ loại 1; nâng cấp, cải tạo các chợ xuống cấp hoặc mở rộng các chợ quá tải (nếu không đủ diện tích thì cần di dời tới địa điểm mới có đủ điều kiện hơn, diện tích đất chợ cũ có thể sử dụng vào các mục đích thương mại khác như để xây dựng Siêu thị, cửa hàng bách hoá hoặc các cửa hàng tiện lợi,.).
Huyện Lấp Vò
Huyện Tháp Mười
- Trong thời gian tới, tiến hành đầu tư, hoàn thiện Chợ Đầu mối lúa gạo và nâng cấp, cải tạo 6 chợ xuống cấp hoặc mở rộng các chợ quá tải (nếu không đủ diện tích thì cần di dời tới địa điểm mới có đủ điều kiện hơn, diện tích đất chợ cũ có thể sử dụng vào các mục đích thương mại khác như để xây dựng Siêu thị, cửa hàng bách hoá hoặc các cửa hàng tiện lợi,.). Với định hướng phát triển đô thị của Huyện trong thời gian tới, cần định hướng quy hoạch khu Thương mại - Dịch vụ tập trung (lấy chợ trung tâm làm hạt nhân) tại khu đô thị, hành chính trung tâm thị trấn Thanh Bình và khu thương mại - dịch vụ tập trung 5,3 ha.
Huyện Tam Nông
Trong thời gian tới, cần tiến hành nâng cấp chợ Trung tâm thị trấn Sa Rài thành chợ loại 1; cải tạo, nâng cấp các chợ xuống cấp hoặc mở rộng các chợ quá tải (nếu không đủ diện tích thì cần di dời tới địa điểm mới có đủ điều kiện hơn, diện tích đất chợ cũ có thể sử dụng vào các mục đích thương mại khác như để xây dựng Siêu thị, cửa hàng bách hoá hoặc các cửa hàng tiện lợi,.). Với định hướng phát triển đô thị của Huyện trong thời gian tới, cần định hướng quy hoạch khu Thương mại - Dịch vụ tập trung tại thị trấn Sa Rài và Dinh Bà (lấy chợ Trung tâm làm hạt nhân).
Để tăng cường khả năng huy động các nguồn vốn xã hội vào đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh, ngoài các chính sách ưu đãi chung áp dụng đối với các chủ đầu tư xây dựng chợ thuộc các thành phần kinh tế được hưởng theo quy định tại điều 27 và điều 28 Luật Đầu tư, tỉnh có thể ban hành các chính sách ưu đãi riêng (phù hợp với qui định của pháp luật) để khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch. - Đối với các Trung tâm thương mại, Chợ đầu mối bán buôn nông sản, Trung tâm logistics, do đây là những cơ cấu thương mại hiện đại có khả năng cung cấp những dịch vụ phân phối cao cấp, chất lượng cao; tùy từng dự án, Tỉnh hỗ trợ một phần vốn để thực hiện các khoản đầu tư hạ tầng như: giải phóng mặt bằng, các công trình điện nước; mặt khác nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thời hạn kéo dài 50 năm, khi hết hạn thuê đất có thể được gia hạn thuê đất và được hưởng nhiều ưu đãi theo quy định của Luật Đầu tư năm 2005.
- Xây dựng chương trình giáo dục đại chúng nhằm nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế hàng hoá, về phát triển thương mại, nâng cao trình độ dân trí về bảo vệ cảnh quan môi trường cho cộng đồng dân cư địa phương thông qua các phương tiện thông tin đại chúng nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế thương mại theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Để thu hút và duy trì nguồn nhân lực, đòi hỏi các doanh nghiệp thương mại phải tạo ra thương hiệu tốt trên thị trường; phải đề ra quy trình sử dụng nhân lực minh bạch, dựa trên năng lực thực tế để bố trí sử dụng và có chính sách đãi ngộ về lương và thưởng, về cơ hội thăng tiến, về môi trường làm việc phù hợp.
Chính sách phát triển khoa học công nghệ
- Trên cơ sở các hiệp định cấp quốc gia, các văn bản thoả thuận đã được ký kết từ các cuộc đàm phán cấp Chính phủ giữa Việt Nam với các nước khác, tỉnh Đồng Tháp cần nghiên cứu các điều khoản chi tiết, trong đó chú ý vận dụng thích hợp với các điều kiện của Đồng Tháp, tìm cách tiếp cận nhanh nhất với thị trường nước ngoài, từ đó, trực tiếp hay thông qua các doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu lớn trong nước để tiến hành các giao địch thương mại. + Với vị trí địa lý thuận lợi nằm gần vùng kinh tế năng động nhất cả nước, Đồng Tháp nên chủ động tiến hành trao đổi, ký kết các thoả thuận cấp tỉnh giữa Đồng Tháp với các địa phương khác về mua bán sản phẩm hàng hoá, có thể là cung ứng hàng hoá và nhận tiêu thụ lại một phần sản phẩm, hay những cam kết xây dựng quan hệ bạn hàng ổn định, lâu dài và đảm bảo chữ tín trong kinh doanh.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì xây dựng dự án thành lập trung tâm giao dịch lao động và hệ thống quản lý thông tin thị trường lao động của Tỉnh; Phối hợp với các ngành liên quan lập Đề án xây dựng một số Trung tâm và chương trình đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp về sản xuất hàng xuất khẩu; Phối hợp với Sở Công Thương xây dựng dự án thành lập Trung tâm đào tạo bồi dưỡng tại chức của ngành Thương mại tỉnh. - Đối với các cơ quan Phát thanh - Truyền hình của tỉnh: cần tăng cường nội dung thông tin về thị trường, về hàng hoá và xúc tiến thương mại; Tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng về lợi ích của việc sử dụng các dịch vụ phân phối hiện đại, về tự bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng; Tuyên truyền, phổ biến những kinh nghiệm thành công và mô hình hệ thống phân phối hiện đại của các doanh nghiệp thương mại và việc áp dụng công nghệ, phương thức kinh doanh và quản lý hiện đại trong ngành Thương mại; Tuyên truyền về định hướng và chính sách phát triển cũng như các dự án đầu tư lớn trong ngành Thương mại của tỉnh,.