MỤC LỤC
Lãi suất cho vay lại bằng mức lãi suất cho vay lại bằng Đồng Việt Nam quy định trong mục (a) nói trên trừ đi tỷ lệ rủi ro hối đoái tương ứng của đồng tiền cho vay lại, nhưng không thấp hơn mức lãi suất đi vay của nước ngoài và không cao hơn hai phần ba (2/3) lãi suất thương mại tham chiếu (CIRR) do Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD) công bố vào cùng thời điểm xác định lãi suất cho vay lại. Trên cơ sở mức biến động tỷ giá của Đồng Việt Nam tương ứng với từng loại ngoại tệ và biến động chỉ số lạm phát bình quân trong 5 năm gần nhất của Việt Nam so với các nước/khu vực: Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản, mức rủi ro tỷ giá áp dụng cho ba loại ngoại tệ là Đô La Mỹ (USD), Euro (EUR) và Yên Nhật Bản (JPY).
(B) Quĩ Cho vay Người nghèo Nông thôn (FRP): Quỹ FRP được thiết kế để dành riêng cho người nghèo nông thôn nhằm mục đích khắc phục những yếu kém trong tín dụng nông thôn với việc mở cửa thị trường cho các nhóm người trước đó chưa tiếp cận được với vốn do các điều kiện vay không được đáp ứng như không có tài sản thế chấp, thiếu nguồn vốn của các định chế tài chính, rủi ro trong thu hồi nợ… Quỹ có tổng số tiền vay là 8,13 triệu SDR tương đương 11,06 triệu USD. (C) Cấu phần Tăng cường năng lực thể chế: Cấu phần này được tài trợ 6.81 triệu SDR tương đương khoảng 7,5 triệu USD bao gồm các hoạt động trợ giúp và đào tạo để: (i) Hỗ trợ cán bộ của Ban quản lý dự án và giám sát hoạt động cho vay lại vốn ODA của ngân hàng bán buôn, trong đó có việc đánh giá lựa chọn các PFI, (ii) Nâng cao năng lực cho VBARD và VBP trong việc cung cấp dịch vụ tài chính cho khu vực nông thôn, (iii) Hỗ trợ đào tạo tăng cường năng lực cho cộng đồng nông thôn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính, thành lập tổ nhóm tín dụng tiết kiệm… Dự án cũng tài trợ cho chương trình xe ngân hàng lưu động để mở rộng phạm vi hoạt động tài chính đến các vùng sâu, vùng xa. (i) Tăng cường năng lực cho Ngân hàng đầu tư và phát triển: Với định mức vay là 2,2 triệu USD, ngân hàng đầu tư và phát triển xây dựng một khung pháp lý tập trung vào việc tăng cường hoạt động tài chính của ngân hàng, bao gồm: nâng cao chất lượng danh mục các khoản vay, đa dạng hóa các nguồn thu nhập và mở rộng chênh lệch lãi suất; tăng cường tính hiệu quả của hoạt động để tăng khả năng sinh lời, huy động nguồn vốn trung dài hạn bằng VNĐ, đào tạo nhân viên, cải thiện hệ thống thông tin quản lý và kiểm soát nội bộ.
Dự án TCNT II đã góp phần làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn theo hướng hiện đại hóa, áp dụng các tiến bộ khoa học. Ngoài ra, dự án cũng góp phần tạo ra sự bình đẳng cho người phụ nữ Việt Nam, có quyền chủ động hơn trong kinh tế và khẳng định được vị thế xã hội. Giá trị một khoản vay MLF cho một tiểu dự án không được vượt quá số tiền tương đương 400 USD đối với người vay là cá nhân/ hộ gia đình; không vượt quá số tiền tương đương 1.000 USD đối với bên vay là doanh nghiệp, hộ gia đình có thuê ít nhất 3 nhân công không phải là thành viên trực tiếp của hộ gia đình.
Do áp dụng chặt chẽ cơ chế thẩm định, giải ngân và giám sát sử dụng vốn dự án TCNT theo đúng quy định của hiệp định vay và luật các tổ chức tín dụng nên chưa phát sinh nợ quá hạn trong quá trình cho vay lại vốn ODA giữa sở giao dịch III (ngân hàng bán buôn) với 25 định chế tài chính (ngân hàng bán lẻ). Hai dự án TCNT I và II đã tạo ra các quỹ tín dụng quay vòng có giá trị tương đương 348 triệu USD với thời gian tương ứng đến 2022 đối với dự án TCNT I và 2027 với dự án TCNT II để tiếp tục phục vụ cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam với mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Theo đánh giá của các chuyên gia trong nước và ngoài nước thì nhìn chung các định chế tài chính đã có những tiến bộ quan trọng trong việc bổ sung thêm nguồn vốn tự có (đặc biệt là ngân hàng TMCP), xử lý nợ quá hạn, gia tăng huy động vốn và khối lượng cho vay, cải thiện chất lượng cho vay và áp dụng các công nghệ ngân hàng hiện đại.
Trên thế giới có rất nhiều quốc gia khi tham gia vay nợ ưu đãi từ nước ngoài đã không sử dụng tốt mà đã tạo ra gánh nặng nợ rất lớn cho các quốc gia mình như các quốc gia ở Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh và một số nước ở Châu Á. Trên thế giới các nước sử dụng các nguồn vốn ưu đãi cho tăng cường năng lực thể chế rất kém, để khắc phục hạn chế đó thì ngân hàng đầu mối cần có sự quan tâm đặc biệt đối với việc khai thác và sử dụng trong cấu phần tăng cường năng lực thể chế. Định hướng phát triển của sở giao dịch III trong thời gian tới Khi chuyển giao dự án TCNT I từ ngân hàng nhà nước sang ngân hàng đầu tư và phát triển và thành lập sở giao dịch III, ban lãnh đạo ngân hàng nhà nước cũng như BIDV đã mong muốn sở trở thành một ngân hàng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA nói chung và của các tổ chức tài chính nói riêng.
Trước mắt, khi chưa có một trung tâm đào tạo chính thức các nghiệp vụ về vốn ODA thì SGD III cần đẩy mạnh các công tác đào tạo dưới các hình thức như: mời giảng viên từ các học viện, trường đại học, các chuyên gia nước ngoài chuyên về nghiệp vụ ODA để tào tạo ra những cán bộ phân tích tài chính, chuyên gia về tài trợ dự án, chuyên gia về quan hệ đối ngoại, đào tạo giảng viên về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ban quản lý dự án phải có cơ cấu tổ chức theo mô hình chuẩn, có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, tham gia ngay từ đầu của quá trình thiết kế, xây dựng và vận hành dự án vì ngoài việc nắm chắc chính sách, thủ tục của nhà tài trợ, chính sách pháp luật của Việt Nam, ban quản lý dự án còn phải chủ động quản lý, điều phối các mối quan hệ đa chiều và sự phối kết hợp giữa các chủ thể tham gia dự án, giữa các bên hưởng lợi và giữa các cơ quan của chính phủ và nhà tài trợ. Với vai trò cơ quan chủ quản các dự án ODA do WB tài trợ thông qua các dự án tài chính nông thôn và là ngân hàng bán buôn, sở giao dịch III - ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đang có lợi thế là đã có sẵn một bộ máy kinh doanh hoạt động ngân hàng bán buôn khá hiệu quả, bước đầu làm chủ và vận hành thành công cơ chế bán buôn tín dụng.
Ngân hàng nhà nước với tư cách là một cơ quan nhà nước nên có sự hỗ trợ cần thiết bằng những hình thức tranh thủ sự hỗ trợ của tư vấn quốc tế, tổ chức hội thảo hoặc các khóa học cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ nghiệp vụ để cung cấp các kiến thức về lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế, kinh nghiệm trong nước liên quan đến tổ chức hoạt động và quản lý các nguồn vốn được tài trợ. Ngân hàng nhà nước cần xúc tiến mạnh mẽ công tác vận động tài trợ cho các dự án của ngành ngân hàng, hình thành chiến lược huy động vốn được tài trợ bởi các tổ chức tài chính quốc tế và cần phải có chính sách phát triển ở các cấp ngành và hợp lý nhất là giao cho một vụ đảm nhiệm chức năng vai trò này. Với vai trò là một ngân hàng bán buôn thì BIDV cần chủ động và năng động hơn nữa trong việc phối hợp giữa các bên hữu quan trong và ngoài ngành để vận động và xây dựng, triển khai và quản lý các dự án theo đúng cam kết với các nhà tài trợ và cũng để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế đất nước và của hệ thống ngân hàng Việt Nam.