MỤC LỤC
Xuất phát từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu, dân số sống tập trung chủ yếu ở nông thôn (theo Niên giám thống kê năm 2002 tỷ lệ này là 74,89%) và sản xuất chủ yếu là thuần nông, do đó đại bộ phận dân cư phải đối mặt với những khó khăn thường gặp trong sản xuất nông nghiệp như thiên tai, dịch bệnh, sâu bọ. Mặc dù hiện nay có rất nhiều nguồn, nhiều dự án cung cấp tín dụng cho người nghèo thông qua các chương trình quốc gia về XĐGN nhưng vẫn còn rất nhiều người rất nghèo không thể tiếp cận được các nguồn tín dụng này.Có nhiều nguyên nhân, loại trừ sự nhũng nhiễu của người có quyền quyết định thì nguyên nhân còn lại là do người nghèo thiếu hiểu biết, thiếu hiểu biết, không có khả năng thế chấp, không biết cách làm ăn dẫn đến không có khả năng trả nợ.
Chẳng hạn, do phát triển y tế và giáo dục mà chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện; do chú ý đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội nên kinh tế có điều kiện phát triển khắp các vùng từ nông thôn đến thành thị; thực thi hiệu quả những chính sách nhằm hướng tới nâng cao mức sống của người nghèo; và cuối cùng nhờ sự kết hợp hài hòa giữa các chính sách phát triển kinh tế và phát triển xã hội mà lãnh đạo chính trị và bộ máy chính quyền nhận được sự ủng hộ của nhân dân, họ tích cực tham gia vào các chương trình hành động của chính phủ. Nghèo đói ở Trung Quốc là một hiện tượng ở nông thôn (vào đầu những năm 80, nghèo tuyệt đối ở thành thị chỉ có 0,3% trong khi nghèo tuyệt đối ở nông thôn là 28%). Do sự di cư nông thôn ra thành thị bị hạn chế cho nên việc phát triển nông thôn là yếu tố quan trọng nhất để giảm nghèo. Vào những năm đầu của thập niên 80, khi mà tăng trưởng khu vực nông thôn nở rộ do những cải. Từ giữa những năm 80, tiến trình giảm nghèo chung của Trung Quốc chậm lại và thậm chí đảo ngược trong một vài năm, trùng khớp với sự tắc nghẽn kinh tế ở nông thôn. Thực chất chương trình 8-7 nhằm vào các khu vực nghèo, nhấn mạnh trách nhiệm của lãnh đạo địa phương đối với hiệu quả giảm nghèo trong quyền hạn của họ. Những mục tiêu của chương trình này bao gồm: 1) trợ giúp những hộ gia đình nghèo tận dụng đất đai, cho vay để tăng vụ và sản xuất chăn nuôi, và kiếm việc làm phi nông nghiệp. 2) cung cấp cơ sở hạ tầng như đường, điện cho các quận huyện và nước sạch cho đa số các làng xã nghèo. 3) hoàn thành giáo dục cơ sở và chăm sóc sức khỏe.
Nếu tính theo năm, mức tăng sản lượng đầu người khoảng gần 5,9 đi kèm với mức giảm nghèo khoảng 7%, có nghĩa là độ co dãn của giảm nghèo đối với tăng trưởng kinh tế lớn hơn 1 (Báo cáo phát triển Việt Nam 2004). Tăng trưởng trên diện rộng sẽ tiếp tục làm giảm nghèo ở nông thôn nhưng chưa đủ để giải quyết những vấn đề của miền núi, miền sâu, miền xa cũng như những vấn đề của các dân tộc thiểu số.
Ngành nuôi tôm ở 2 huyện Ninh Hải và Ninh Phước đã có lúc khởi sắc mang lại thu nhập đáng kể song lại đang bước vào thời kỳ khó khăn do ô nhiễm nguồn nước, thiên tai và dịch bệnh liên miên. Ngoài ra, Ninh Thuận cũng còn có những sản phẩm độc đáo như nho, rượu nho hay một số sản phẩm thủ công được nhiều người biết đến như gốm Bàu Trúc, thổ cẩm Mỹ Nghiệp.
Theo đó, chúng tôi định nghĩa 5 nhóm chi tiêu như sau: Đầu tiên, dùng đồ thị tần suất, chúng tôi lọai bỏ những hộ có chi tiêu quá thấp hoặc quá cao vì chi tiêu của những hộ này không có tính đại diện. Những thống kê này bao gồm chỉ số đếm đầu người (xác định tỷ lệ đói nghèo), khoảng cách đói nghèo (xác định mức độ sâu của đói nghèo) và bình phương khoảng cách đói nghèo (xác định tính nghiêm trọng của đói nghèo).
CO_VAY là biến dummy thể hiện tình trạng tiếp cận nguồn vốn chính thức của hộ, nhận giá trị 0 nếu hộ không được vay hoặc vay thấp hơn 5 triệu, nhận giá trị 1 nếu hộ được vay từ 5 triệu trở lên. Do đó, để định lượng ảnh hưởng của một số biến số kinh tế-xã hội đối với việc hộ được đánh giá nghèo hay không (Nghèo trong nghiên cứu này được định nghĩa là hộ gia đình có mức chi tiêu bình quân đầu người nằm trong 20% thấp nhất của phân bố chi tiêu), chúng tôi thiết lập một mô hình hồi quy logistic mà biến phụ thuộc có giá trị bằng 1 (nếu hộ gia đình nghèo) và bằng 0 (cho tất cả các hộ gia đình khác).
Như đã nêu trong phần cơ sở xác định người nghèo, chúng tôi loại bỏ những hộ nghèo có chi tiêu bình quân đầu người thấp hơn 647 ngàn đồng một năm và những hộ gia đình giàu nhất có chi tiêu bình quân đầu người cao hơn 7.770 ngàn đồng một năm vì chi tiêu của những hộ này không có tính đại diện. Con số chi tiêu bình quân đầu người là 2800 ngàn đồng/năm, cao hơn mức được xem là hộ nghèo, tức 2.072 ngàn đồng/người/năm nhưng tỷ lệ nhóm hộ nghèo cao, con số trung vị thấp hơn bình quân cho thấy sự chênh lệch lớn trong chi tiêu bình quân của người giàu và người nghèo ở Ninh Thuận. Những nét giống nhau giữa đặc điểm và nguyên nhân nghèo cho thấy sự tồn tại của những yếu tố có thể là nguyên nhân mà cũng có thể là kết quả; chẳng hạn việc “chồng bỏ nhà đi” có thể làm gia đình mất đi nguồn thu nhập chính nên rơi vào nghèo mà cũng có thể do nghèo mà chồng bỏ nhà đi.
Tuy nhiên con số này không phản ánh hết tình trạng nhà ở của hộ gia đình ở Ninh Thuận vì những lý do sau: thứ nhất, vùng điều tra không nằm ở khu vực miền núi hay miền sâu; thứ hai, số hộ gia đình có nhà không phản ánh tình trạng của căn nhà ấy là như thế nào, có kiên cố hay không. Xây bể nước (Ninh Phước) hoặc lu nước (Ninh Sơn) để hứng nước mưa cũng đã từng được làm nhưng với khí hậu khô nóng, ít mưa ở vùng này thì đây không phải là giải pháp đáng. Người dân còn cho biết năm 2002 đã xảy ra sự cố vỡ đường ống dẫn nước thải nhà máy chế biến sắn làm cho nước sông Dinh bị ô nhiễm nặng dẫn đến hiện tượng người và gia súc bị ngộ độc.
Những hộ khá giàu ngoài việc sử dụng nước máy còn có thêm giếng trong nhà trong khi nhóm nghèo và khá nghèo sử dụng hai nguồn nước trở lên rất ít, mà có sử dụng thêm thì cũng chỉ là hứng nước mưa hay gánh nước sông suối. Việc một hộ dân có thể sử dụng nhiều nguồn nước để sinh hoạt ngoài việc thể hiện sự đa dạng của nguồn nước sinh hoạt trong vùng, mà còn cho thấy chất lượng của các nguồn nước là không đảm bảo trong khi chưa tiếp cận được nguồn nước máy. Xét trong toàn tỉnh, khả năng được tiếp cận với nguồn nước máy ở các nhóm chi tiêu là gần bằng nhau, trừ một điều lạ là nhóm khá giàu có tỷ lệ sử dụng nguồn nước máy thấp (Bảng 2.33).
Người khá giàu và giàu thường vay ở ngân hàng nông nghiệp (thường vay hơn 20 triệu) nơi có số tiền cho vay trung bình cao hơn (12856 ngàn) còn người nghèo và khá nghèo thường vay ở quỹ xóa đói giảm nghèo nơi có số tiền cho vay trung bình thấp nhất (3221 ngàn) nhưng không yêu cầu thế chấp. Qua phân tích thực trạng và những nhân tố ảnh hưởng mức sống của người dân nơi đây, chúng tôi nhận thấy tình trạng đói nghèo ở Ninh Thuận chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ năm yếu tố, đó là: tình trạng việc làm, tình trạng sở hữu đất đai, khả năng tiếp cận nguồn vốn chính thức, vấn đề dân tộc thiểu số, quy mô hộ và giới tính của chủ hộ. Thứ hai, các ngành có khả năng tạo việc làm tại chỗ cho những lao động dư thừa trong điều kiện vốn ít và công nghệ lạc hậu, sử dụng được các loại lao động trai, gái, già, trẻ… như các ngành chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, sản xuất hàng tiêu dùng, vật tư kỹ thuật và tư liệu sản xuất phục vụ nông nghiệp, kể cả việc khôi phục, đưa vào sử dụng và khai thác các lợi thế về môi trường thủy sản, giao thông, du lịch trên các diện tích mặt nước để tăng thu nhập cho người lao động.