Tuyến và điểm du lịch Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái – Đông Hưng (Trung Quốc)

MỤC LỤC

TỈNH HẢI DƯƠNG

Hải Dương là miền đất giàu di tích lịch sử ,văn hoá và danh lam thắng cảnh, tuy bị chiến tranh, thiên tai tàn phá nặng nề, nhưng nhờ có truyền thống giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo tồn di sản lịch sử văn hoá của dân tộc, cùng sự quan tâm của chính quyền địa phương, đến nay Hải Dương còn giữ được hàng nghìn di tích có giá trị. Tính đến hết năm 2003, toàn tỉnh có 1089 được đăng ký và nghiên cứu bước đầu, 127 di tích và cụm di tích các loại được xếp hạng Quốc gia, đứng hàng thứ tư về số lượng di tích xếp hạng theo đơn vị tỉnh và thành phố trong cả.

Hình 04  : Lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc tại  Chí Linh – Hải Dương
Hình 04 : Lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc tại Chí Linh – Hải Dương

TỈNH QUẢNG NINH

Vùng nội thuỷ từ bắc xuống nam có những đảo chính như đảo Vĩnh Thực, đảo Miễu, đảo Cái Chiên, đảo Thoi Xanh, đảo Vạn Vược, đảo Thoi Đây, đảo Sậu Nam, đảo Co Bầu, đảo Trà Ngọ, đảo Cao Lô, đảo Trà Bàn, đảo Chén, đảo Thẻ Vàng, đảo Cảnh Cước, đảo Vạn Cảnh, đảo Cống Tây, đảo Phượng Hoàng, đảo Nấc Đất, đảo Thượng Mai và đảo Hạ Mai cùng vô số những đảo nhỏ trong vịnh Bái Tử Long và Hạ Long. Quảng Ninh là một địa danh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch miền Bắc Việt Nam, Quảng Ninh có danh thắng nổi tiếng là vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và di sản thế giới bởi giá trị địa chất địa mạo.

Hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng đông bắc - tây nam. Phía tây tựa lưng  vào núi rừng trùng điệp
Hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng đông bắc - tây nam. Phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp

HẠ LONG

Thành phố Hạ Long

Ở đây có trụ sở các tổ chức chính trị, các cơ quan công quyền như Tỉnh uỷ, Thành uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, các sở, ban, ngành chức năng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng… Cũng ở đây, có các mỏ than lớn của Tỉnh như Hà Tu, Hà Lầm, Tân Lập, Núi Béo, mỗi năm sản xuất khoảng gần 6 triệu tấn than. (Có thuyết cho rằng trung tâm Thành phố ngày nay, xưa kia là những đảo có nhiều cây gai nên gọi là Hòn Gai, còn Bãi Cháy Dải đất phía đông dần dần hình thành các xã Hà Lầm, Lũng Phong. Phía tây là các xóm chài Vạ Cháy, Cái Lân, Bến Đáy và xã Tiêu Giao, đến thời Nguyễn thì thành lập hai xó Giang Vừng và Trỳc Vừng. Tất cả cỏc xó phớa cú tờn sớm hơn, xuất xứ từ Vạ Cháy, nơi các buổi chiều, thuyền đánh cá về khu bãi này, người dân chài kéo thuyền lên bãi cát lấy cỏ ràng ràng và lá thông khô thui thuyền, để làm chết những con hà bám vào đáy thuyền. Từ vịnh Hạ Long nhìn vào, cả khu bãi này cháy đỏ lửa thui thuyền). Với 50km bờ biển có diện tích bãi triều lớn như vùng Cửa Lục, Yên Cư, Đại Đán, xung quanh đảo Tuần Châu… Rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản, nhất là tôm, cá, ngọc trai, sò huyết… Đây cũng là vùng công nghiệp đóng tàu và cảng biển nổi tiếng, với cảng nước sâu Cái Lân, và nhà máy đóng tàu Hạ Long đã hạ thuỷ những con tàu viễn dương có trọng tải lớn.

Vào cuối thế kỷ Đề- Vôn, do ảnh hưởng của chuyển động kiến tạo Haxim, khu vực Hạ Long và cả vùng Đông Bắc bị nâng cao lên và môi trường biển hoàn toàn biến mất sang giai đoạn cổ sinh muộn ( kỷ cacsbon và décmi ) kéo dài từ 340 – 240 triệu năm trước, chế độ biển nông ấm được thiết lập trở lại kéo dài suốt kỷ cacsbon và gần hết kỷ décmi. Bên trong đền Thượng, có rất nhiều tượng thờ các nhân vật nối tiếng của triều Trần: tổng cộng có hơn 30 tượng được phân bổ làm ba lớp: Tiền đường có Đỗ Khắc Chung, Lê Phụ Trần, Nguyễn Địa Lô; Bái Đường có Trần Quốc Tảng, Trần Thì Kiến, Hà Đặc, Phạm Ngộ, Trần Khánh Dư; Hậu Cung có Trần Quốc Tuấn, Yết Kiêu, Nguyễn Quyên, Nguyễn Tiễn, Huyền Du, Quyên Thánh Công Chúa, Đỗ Hành.

Hình ảnh chùa Long Tiên
Hình ảnh chùa Long Tiên

THÀNH PHỐ MểNG CÁI

Thuận lợi về điều kiện kinh tế và thành tựu

Dịch vụ giao thông vận tải tuy gặp khó khăn về hạ tầng kỹ thuật song hàng năm đáp ứng vận chuyển khối lượng hàng hóa trên 20 triệu tấn, vận chuyển trên 2 triệu lượt hành khách. Chợ cửa khẩu Móng Cái không chỉ là trung tâm thương mại, là nơi mua bán trao đổi hàng hoá mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hoá, gắn bó tình cảm giữa nhân dân địa phương hai nước. Hàng Trung Quốc nhập vào Việt Nam chủ yếu là vải, quần áo may sẵn, chăn màn, giầy dép, các đồ điện tử cao cấp, đồ chơi trẻ em, bánh kẹo, hoa quả như táo, cam, lê, nho khô.

BÃI BIỂN TRÀ CỔ

Cảnh đẹp ở đây không giống những gì ta đã bắt gặp ở Hạ Long, Đồ Sơn hay những bãi biển khác, bởi làn cát mịn màng hòa trong nước biển xanh ngắt mang dáng dấp của biển miền Trung nhưng lại có những dãy núi soi mình mang dáng dấp biển miền Bắc. Nằm cách trung tâm 9km và chưa có tác động nhiều của bàn tay con người nên Trà Cổ có nhiều bãi biển còn mang nhiều nét đẹp của tự nhiên, kéo dài tới 17km từ mũi Gót ở phía bắc đến mũi Ngọc ở phía nam, đủ sức chứa hàng vạn khách du lịch đến nghỉ mát, tắm biển. Đến đây, bạn sẽ được thưởng thức mùi vị của biển, được đắm mình trong những buổi chiều yên lặng, được thả hồn ngắm hoàng hôn xuống mà không sợ những ồn ào của cuộc sống, những bộn bề của đô thị náo nhiệt và sẽ tìm được cảm giác thoải mái ngay cả trong những ngày nắng nóng nhất.

ĐÌNH TRÀ CỔ

Mặc dù được xây dựng tại vùng biên giới giáp với Trung Quốc nhưng đình Trà Cổ hoàn toàn mang phong cách kiến trúc Việt Nam, mang đậm chất văn hóa của người Việt, không hề lai căng pha tạp đồng hóa với kiến trúc Trung Hoa, điều này càng khẳng định rằng cha ông ta ngày xưa đã rất coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc. Đình có hai bức hoành phi lớn sơn son thếp vàng: Ghi dòng chữ: Địa cửu Thiên trường (Đất vững, Trời dài) và : Nam Sơn tịnh thọ (Nước Nam bền vững).Đầu Đao của đình uốn cong vươn lên như những đầu đao của những ngôi đình ở đồng bắng bác bộ. Truyền rằng Trà Cổ tổ Đồ Sơn - Những người dân Đồ Sơn xưa đã đến nơi này - Họ là những ngư dân, là những người lính ra trấn giữ mảnh đất này của Tổ quốc và ở lại sinh cơ lập nghiệp lập nên làng chài Trà Cổ.

Hình ảnh Đình Trà Cổ.
Hình ảnh Đình Trà Cổ.

THÀNH PHỐ ĐÔNG HƯNG TRUNG QUỐC

Vị trí địa lý

Khu vực Đông Hưng, Thượng Tư, Phòng Thành cùng khu Giang Bình- Bạch Long ngày nay đã từng thuộc Việt Nam trong một thời gian dài đến tận thế kỷ 19, do trong quá trình thống trị Việt Nam Pháp đã mắc một số sai lầm và ký kết với nhà Thanh bản Hiệp ước Pháp- Thanh 1887, kết quả các vùng trên rơi vào tay Trung Quốc. Năm 1989, hai nước Việt Nam - Trung Quốc khôi phục lại mậu dịch biên giới, sau những căng thẳng đã diễn ra giữa hai nước trong giai đoạn cuối thập niên 1970 đầu thập niên 1980. Theo dự kiến, năm 2010, khu mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc sẽ đi vào hoạt động và Đông Hưng có tiềm năng để phát triển mạnh hơn nữa.

Lịch sử

Đông Hưng được hình thành vào cuối đời nhà Minh, phát triển mạnh trong đời nhà Thanh, với trên 400 năm lịch sử. Đây cũng là khu vực duy nhất có dân tộc Kinh của Trung Quốc sinh sống. •Tháng 9 năm 1992, Văn phòng đặc khu của Quốc Vụ Viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã phê chuẩn thành lập khu hợp tác kinh tế biên giới Đông Hưng với diện tích khoảng 4,07 km².

VỊNH HẠ LONG

    Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553km² bao gồm 1.960 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vụi, trong đú vựng lừi của Vịnh cú diện tớch 334km² quần tụ dày đặc 775 hũn đảo. Lịch sử kiến tạo địa chất đá vôi của Vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau; và quá trình tiến hóa carxtơ đầy đủ trải qua trên 20 triệu năm với sự kết hợp các yếu tố như tầng đá vôi dày, khí hậu nóng ẩm và tiến trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể. Hiện nay, vịnh Hạ Long là một khu vực phát triển năng động nhờ những điều kiện và lợi thế sẵn có như có một tiềm năng lớn về du lịch, nghiên cứu khoa học, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, giao thông thủy đối với khu vực vùng biển Đông Bắc Việt Nam nói riêng và miền Bắc Việt Nam nói chung.

    Hình ảnh 07: Vịnh Bái Tử Long
    Hình ảnh 07: Vịnh Bái Tử Long

    NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ TUYẾN ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC TUOR

    • Nhận xét về tổ chưc tuor

      Nhờ có sự quan tâm của trường và của khoa kết hợp với công ty du lịch Viettuorist đã tổ chức cho sinh viên khoa Du Lịch khoá 14 một chuyến đi thực tế đầy bổ ích, giúp cho sinh viên được tự chau dồi kiến thức cho bản thân, học hỏi đuợc nhiêu kinh nghiệm từ chính những hướng dẫn viên suốt tuyến, hướng dẫn viên tại điểm. Đặc biệt trong chuyến đi có thầy Vũ Đình Thuỵ - Chủ nhiệm khoa Du Lịch, cô Phùng Thanh Hiền – Giáo vụ, cô Nguyên Thị Dung – Giáo viên chủ nhệm K14, đã cùng tham gia chuyến đi làm cho chuyến đi được vui vẻ hơn, giúp cho thầy cô và sinh viên được gần gũi và hiểu nhau thêm. Đây là chuyến thực tế, thăm quan kết hợp với học tập của sinh viên, do đó về phía công ty du lịch cần chọn ra những người có chuyên môn nghiệp vụ cao hơn để có thể truyền đạt kinh nghiệm kiến thức cho mỗi bạn sinh viên một cách tốt nhất.