Đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia tại Trường THPT chuyên Hưng Yên giai đoạn 2011-2020

MỤC LỤC

Nội dung của đổi mới phương pháp giảng dạy 1. Đổi mới cách soạn giáo án

    * Trong soạn giáo án, giáo viên phải lượng hóa cho được các mục tiêu của bài học. Lượng hóa mục tiêu có nghĩa là nêu ra những thể hiện cụ thể ở học sinh mà căn cứ vào đó giáo viên có thể đánh giá được, liệu học sinh đã đạt được mục tiêu đề ra hay chưa? Ví dụ, nếu yêu cầu học sinh phát biểu định nghĩa một khái niệm Vật lí thì điều đó có nghĩa là ta chỉ cần học sinh nhận biết và tái hiện đơn giản kiến thức đó. Nếu yêu cầu học sinh nêu được 1 thí dụ về một ứng dụng của một định luật Vật lí thì không những học sinh phải thông hiểu nội dung định luật mà còn phải biết định luật đó có ứng dụng như thế nào trong thực tế đời sống. Thông thường, mục tiêu được lượng hóa bằng những động từ mô tả các hoạt động của học sinh để từ đó các em bộc lộ việc nắm bắt mục tiêu. * Phải chia bài học thành một số nội dung riêng biệt mà ta gọi là đơn vị kiến thức sau đó giáo viên phải cân nhắc, lựa chọn xem nội dung nào nên. dạy trên lớp trong thời gian 45 phút, nội dung nào giao cho học sinh tìm hiểu ở nhà. * Hoạch định các hoạt động của học sinh và các hoat động tương ứng của giáo viên trong từng tiết học. Những tình huống, những hoạt động chủ yếu của học sinh và giáo viên trong 1 tiết học thường là những hoạt động sau đây:. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên. * Tiếp nhận nhiệm vụ học tập * Tạo tính huống học tập, trao nhiệm vụ học tập. * Thu lượm thông tin. +) Nghe giáo viên giảng bài. +) Đọc và tìm hiểu một vấn đề trong SGK. +) Quan sát hiện tượng. +) Làm thí nghiệm (nếu có) và ghi nhận kết quả thí nghiệm. * Tổ chức và hướng dẫn hoạt động cho học sinh. +) Tóm tắt nội dung cần tìm hiểu +) Giảng sơ lược những chỗ cần thiết +) Giới thiệu và hướng dẫn cách làm thí nghiệm lấy kết quả. +) Biểu diễn thí nghiệm (nếu có) cho học sinh quan sát. +) Cầm chịch và chủ động về thời gian. * Xử lý thông tin. +) Rút ra nhận xét hay kết luận từ những điều tìm hiểu được. +) Lập bảng, vẽ đồ thị, nhận xét về tính qui luật của hiện tượng. +) Trả lời các câu hỏi của giáo viên +) Thảo luận, tranh luận với bạn bè trong nhóm, trong lớp. * Tổ chức cho học sinh xử lý thông tin. +) Yêu cầu học sinh nhận xét, kết luận. +) Đánh giá nhận xét, kết luận của học sinh. +) Hướng dẫn học sinh cách lập bảng, biểu, vẽ đồ thị, rút ra kết luận từ đồ thị. +) Tổ chức trao đổi trong nhóm, lớp +) Tổ chức hợp thức hóa kết luận +) Cầm chịch về thời gian. * Xác định các thiết bị thí nghiệm(với các bộ môn Lí; Hóa; Sinh), các đồ dùng thiết bị khác như máy chiếu, bản trong, bản đồ đối với các bộ môn khoa học khác. Nghiên cứu việc sử dụng SGK trong giờ học. Theo tinh thần tạo ra sự chủ động, tích cực của học sinh trong việc nắm bắt kiến thức và bồi dưỡng cho học sinh khả năng tự học, tự nghiên cứu trong việc giảng giải và hướng dẫn của giáo viên với việc đọc SGK của học sinh. Đây là nội dung mới so với phương pháp dạy học truyền thống. Ở phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên chủ yếu là thuyết trình, học sinh tiếp thu kiến thức và ghi chép một cách thụ động, thậm chí còn có hiện tượng giáo viên đọc, học sinh chép trong một tiết hoc, làm cho không khí lớp học trầm lắng, chủ yếu là lối đọc – chép, học sinh không chủ động và tích cực xây dựng bài học. Để thực hiện nội dung đổi mới này, đòi hỏi người giáo viên phải tạo ra được sự hứng khởi, tinh thần và không khí học tập ngay từ bước giao nhiệm vụ học tập cho học sinh, làm cho các em chủ đông, hào hứng và tích cực hơn trong mỗi nhiệm vụ được giao. Nghiên cứu và sử dụng được các phương tiện dạy học. Như máy chiếu, bản trong, máy tính xách tay, băng điã CD , các phần mềm dạy học, các thí nghiệm ảo, tranh và bản đồ, biểu đồ, các trích đoạn. phim minh họa…. Để tăng hiệu quả của việc truyền tải thông tin đến với người học. Đây là nội dung rất dễ tạo nên không khí học tập hào hứng, hấp dẫn trong học sinh. So với phương pháp giảng dạy cổ truyền thì đây là điều mới. Trước kia người giáo viên nặng về mô tả, thuyết trình thì giừo đây họ chỉ việc điều khiển máy chiếu, băng đĩa thì tất cả những điều cần mô tả sẽ hiện ra, học sinh theo dừi, quan sỏt, thu hỳt sự tập trung của cỏc em hơn. Tăng hiệu quả hơn cho người học. Giáo viên bố trí hợp lí thời gian cho học sinh thảo luận, tranh luận khoa học. Tổ chức cho học sinh hợp thức hóa kiến thức hay chuẩn hóa kiến thức. Đồng thời với việc đổi mới các bước lên lớp giáo viên cần nghiên cứu thí nghiệm trong một số tiết học những phương pháp dạy học mới như phương pháp dạy học nêu vấn đề - giải quyết vấn đề; phương pháp dạy học được thiết kế trên cơ sở của các phương pháp nhận thức khoa học như phương pháp giải quyết- thực nghiệm; phương pháp tương tự - mô hình;. phương pháp dạy học kiểu kiến tạo…. Đổi mới cách đánh giá học sinh theo các định hướng dưới đây:. +) Soạn bài kiểm tra 15 phút; 45 phút theo hướng phối hợp câu hỏi trắc nghiệm khách nghiệm và câu hỏi tự luận. Các môn còn lại soạn theo hình thức tự luận. +) Ở bậc THPT ta chọn các câu hỏi trắc nghiệm với 4 phương án trả lời. Chú ý cách soạn sao cho các phương án đúng hoàn toàn, còn các phương án sai là sai hoàn toàn. Không nên có loại câu hỏi lựa chọn phát biểu đúng nhất hay chính xác nhất. Không được có các phương án trả lời làm khó học sinh. Khi soạn câu hỏi trắc nghiệm người giáo viên cần chú ý rằng các. phương án nhiễu cũng phải chính xác về mặt khoa học, không được làm méo mó bộ môn khoa học mà mình giảng dạy. +) Cho học sinh tập dượt và làm quen với phương pháp này bằng việc cho kiểm tra ở nhóm, lớp , có thể đánh giá định tính trước khi đánh giá định lượng.

    Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới phương pháp giảng dạy

    Cơ sở thực tiễn của đổi mới phương pháp giảng dạy

    Sự ra đời và phát triển của nhà trường

    Ngay từ ngày đầu tái lập,Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên đã bắt tay vào xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội và quốc phòng an ninh.Mặc dù còn nhiều khó khăn của một tỉnh mới tái lập song Tỉnh ủy,Ủy ban nhân dân và Hội đông nhân dân Tỉnh Hưng Yên đã quan tâm chú ý đến sự nghiệp giáo dục đào tạo trong đó có giáo dục –đào tạo mũi nhọn.Một trong những việc làm thể hiện sự quan tâm ấy là ra Quyết định thành lập trường Phổ thông Năng khiếu Tỉnh (nay là trường THPT Chuyên Tỉnh Hưng Yên).Và trường THPT Chuyên tỉnh Hưng Yên ra đời theo Quyết định số 495 QĐ/UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ký ngày 23 tháng 5 năm 1997 với nhiệm vụ : “phát hiện,khơi nguồn, đào tạo và bồi dưỡng những học sinh giỏi của tỉnh Hưng Yên tham dự các kỳ thi chọn sinh học giỏi Quốc gia, Quốc tế và thi vào các trường Đại học cao đẳng trong cả nước”. Đặc biệt năm học 2008-2009 một học sinh của nhà trường là em Lê Thị Thu Hương học sinh lớp 12 chuyên Hóa của trường - là một trong 4 học sinh của Việt Nam có mặt trong Đội tuyển dự thi Ôlimpic Quốc tế môn Hóa học tai Vương quốc Anh.

    Về đội ngũ cán bộ,giáo viên của nhà trường

    Từ chỗ chỉ có 14 thầy cô giáo đến nay số cán bộ giáo viên nhà trường đã lên đến 72, các đồng chí giáo viên mới về đều là các giáo viên có thành tích ở các trường THPT trong tỉnh, có nhu cầu chuyển về thành phố đã qua thẩm định của nhà trường. Nhiều đồng chí đã nhanh chóng vào cuộc, làm quen với lớp Chuyên và bồi dưỡng đội tuyển Quốc gia và đã có kết quả như đồng chí Tiết Tuấn Anh (tổ văn); Vũ Thị Thanh (tổ Địa); Hoàng Hương Giang (Tổ Địa); Nguyễn Ngọc Mai (tổ Vật Lí); Nguyễn Văn Kiên (tổ Hóa)….

    Về học sinh của nhà trường

    Thu Hường (NN); Đây thực sự là lớp giáo viên kế cận của lớp đàn anh đi trước trong việc giảng dạy và bồi dưỡng các đội tuyển Quốc gia ở những năm tiếp theo. Đánh giá một cách tổng thể (loại trừ một số học sinh ở lớp 10 cận chuyên) thì các em được tuyển chọn vào trường THPT Chuyên Hưng Yên là những học sinh có sức học từ khá trở lên, có ý thức đạo đức tốt, chấp hành mọi nội qui, qui định của nhà trường, có ý thức, động cơ và thái độ học tập đúng đắn, có chí tiến thủ, có óc nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo, có trí thông minh và tư duy khoa học tốt - nếu có được người thầy giỏi với một phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng thì bài toán học sinh giỏi chắc chắn sẽ có nghiệm và là nghiệm thực trong các kì thi chọn học sinh giỏi Quốc gia và thi tuyển sinh vào Đại học hằng năm.

    Thực trạng chất lượng và hiệu quả của phương pháp giảng dạy ở trường THPT chuyên tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến năm 2010

      Có đồng chí trả lời thẳng thắn rằng sắp nghỉ hưu rồi đổi mới làm gì cho mệt…Đây là nhóm các đồng chí giáo viên già (10 đồng chí ), có kiến thức, có kinh nghiệm song thực sự họ không biết tiếng Anh, không thạo vi tính, không chịu thay đổi quan điểm…việc đòi hỏi các đồng chí này đổi mới phương pháp, thay đổi phong cách dạy học là khó khăn, đòi hỏi phải có thời gian. Bởi vì trong những năm qua một số học sinh của nhà trường ở các bộ môn ( Vật lí, Sinh học và Hóa học) được Bộ giáo dục và Đào tạo chọn ra Hà Nội dự thi chọn đội tuyển Olympic Quốc tế, cùng đi với các em tôi thấy ở các bài tập tính toán các em làm bài rất tốt, song đến vòng thực hành các em tỏ ra lúng túng, thậm chí có em còn chưa làm quen với dụng cụ, thiết bị thí nghiệm bao giờ.

      Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm 1. Nguyên nhân

        Tiếc rằng, cùng với thời gian, cơ cấu lãnh đạo nhà trường có sự thay đổi, đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường cũng có nhiều biến động kéo theo nhiều sự thay đổi về tư tưởng, tâm tư và tình cảm dẫn đến tinh thần đoàn kết gắn bó buổi ban đầu không được giữ gìn mà còn bị mai một làm cho kết quả một số mặt hoạt động của nhà trường có chiều hướng đi xuống, kết quả không cao. Trong thời gian qua, việc tuyển chọn và tiếp nhận giáo viên về trường còn lỏng nẻo hơn nữa, nhiều đồng chí giáo viên có quyết định về trường mà không qua thẩm định của Ban chuyên môn nhà trường, điều này gây hạn chế trong anh chị em giáo viên và chất lượng giảng dạy của nhà trường.

        Phương hướng chung

        Sau Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ 14; 15;16 Tỉnh đã hoach jđịnh chiến lược phát triển Kinh tế- xã hội của Tỉnh đến năm 2010 trong đó tập trung vào chiến lược con người- nguồn nhân lực quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa mà tiêu biểu nhất là Nghị quyết 03NQ/TƯ ngày 26/02/1997 về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết TW2 khóa 8 về “Giáo dục - Đào tạo - Khoa học - Công nghệ”. Người giáo viên trường THPT Chuyên phải biết kết hợp hài hòa giữa kiến thức SGK Chuẩn của Bộ giáo dục và đào tạo (để đảm bảo cho học sinh có kiến thức thi Tốt. nghiệp, thi Đại học) với kiến thức của SGK dành cho lớp Chuyên, sách nâng cao và đặc biệt là sách tham khảo, giáo trình của 1 số trường Đại học (để đảm bảo cho học sinh thi Quốc gia và Quốc tế).

        Những giải pháp cụ thể về đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia ở

          Đảm bảo môi trường xanh, sạch và đẹp sao cho học sinh “muốn” đuwọc đến trường để đến với môi trường tốt, trong lành để ở đó tư duy của các em được phát triển, kiến thức của các em được bồi đắp, hiểu biết của các em được nâng lên. Sớm khôi phục lại nhà ăn tập thể ở trong trường để học sinh thuận lợi trong sinh hoạt, có sức khỏe tốt, để đảm bảo cho quá trình học tập.

          LỰC ĐÀN HỒI- ĐỊNH LUẬT HÚC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

          • HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
            • CÁC KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

              Hoạt động 3: Làm thí nghiệm và xử lý kết quả thí nghiệm để rút ra định luật( mục II và một phần mục III – SGK). +) Định nghĩa quá trình đẳng nhiệt. +) Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm:. Chú ý tới ống nhỏ nằm trong pít tông. +) thu thập thông tin về quá trình đẳng nhiệt và cách tiến hành thí nghiệm để tìm mối liên hệ giữa áp suất P và thể tích V. nối với không khí trong xi lanh với áp kế. +) Làm thí nghiệm với sự giúp đỡ của hai học sinh( một em đọc kết quả thí nghiệm, một em ghi kết quả lên bảng). +) Hướng dẫn, theo dừi và giỳp đỡ học sinh hoạt động C1. +) Hướng dẫn, theo dừi và giỳp đỡ học sinh thực hiện hoạt động C2( nhắc các em nhớ lại phương pháp vẽ đồ thị đã thực hiện ở các bài trước). +) Cho học sinh trao đổi nhóm về các kết quả thu được để từ đó phát biểu định luật Bôilơ – mariốt. Tính các tích số P.V và thương số P/V từ đó rút ra nhận xét cá nhân. Vẽ đồ thị vào giấy kẻ ôli mang theo, không vẽ vào SGK. +) Trao đổi kết quả theo nhóm/. +) Thảo luận các kết quả và rút ra kết luận theo lớp. +) Yêu cầu học sinh thực hiện hoạt động C3. +) Hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động C4 và giải bài tập áp dụng. +) Lưu ý học sinh: Trong công thức P.V=Const thì giá thị của hằng số phụ thuộc vào khối lượng và nhiệt độ của chất khí. Với một lượng khí xác định thì hằng số này chỉ còn phụ thuộc vào nhiệt độ. +) Ghi định luật và biểu thức định luật Bôilơ – Mariốt vào vở. Giáo viên của chính môn đó không thạo, giáo viên của môn kia thạo nhưng nghĩ không phải môn chuyên nên không dạy đến mức sâu như ở các lớp chuyên (Ví dụ phần Hóa – Lí thì giáo viên Hóa thường thấy yếu, giáo viên Lí lại rất thạo, cách giải đơn giản hơn….). Đây là điểm yếu mà người ra đề khai thác ở nhiều năm cho nên học sinh hay gặp khó khăn. Từ thực tế này nếu nhà trường cân nhắc lực lượng giáo viên dạy môn cận chuyên ở các lớp chuyên được tốt và có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ môn với nhau thì tôi tin tưởng rằng số học sinh đạt giải Quốc gia sẽ càng cao hơn nữa và học sinh Hưng Yên có mặt trong Đội tuyển Olympic Quốc tế ngày càng nhiều hơn. Thực hiện tốt qui chế dân chủ trường học – Động viên khen thưởng kịp thời. Đây là giải pháp nhằm tạo không khí phấn khởi trong cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường. Thực tế cho thấy, ở đâu thực hiện tốt qui chế dân chủ thì ở đó phát huy được sức mạnh tập thể. Điều này đòi hỏi lãnh đạo nhà trường phải công minh, công bằng trong tất cả các lĩnh vực. Từ phõn cụng lao động, thưởng, phạt…đều phải thực hiện cụng khai, rừ ràng đặc biệt là lĩnh vực tài chính. Nếu động viên, khen thưởng kịp thời tài chính phân minh sẽ tạo được tâm lý phấn khởi đồng thuận, làm nên sức mạnh tập. thể và mọi việc sẽ thành công. Ngược lại, sẽ gây xì xào bàn tán mất đoàn kết nội bộ dẫn tới bè phái, mất tinh thần, mất đi sự tin tưởng trong cán bộ nhà trường. Bác hồ đã dạy “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công” - lời dạy của Người thật đúng nếu chúng giữ gìn được sự đoàn kết nội bộ nhà trường. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và chăm lo đời sống của học sinh nội trú. Đặc thù của trường THPT Chuyên Hưng Yên là có khu nội trú, có nhà ăn phục vụ cho học sinh khu nội trú. Mấy năm gần đây, khu nội trú đã bị xuống cấp, chưa được tu bổ, sửa chữa. Cơ chế thị trường làm bếp ăn không hoạt động đảm bảo. Thêm vào đó tình hình an ninh trật tự của khu nội trú chưa được đảm bảo làm nhiều học sinh nhà trường xin ra ngoài trọ học .Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của các em. Để thực hiện giải pháp này, nhà trường phải tăng cường hơn nữa cho khu nội trú: Xây cao tường bảo vệ, tăng cường bảo vệ cho an ninh cho khu nội trú,đặc biệt phải tăng cường cơ sở vật chất để phụ huynh học sinh yên tâm khi gửi con em họ vào trường. Công đoàn trường cũng nên vào cuộc để khôi phục lại bếp ăn tập thể cho học sinh nội trú với phương châm phục vụ là chính, nhằm đảm bảo được chất lượng bữa ăn, giữ sức khỏe cho các em, đặc biệt các em có thêm thời gian nghỉ ngơi buổi trưa để đảm bảo cho học phụ đạo buổi chiều có chất lượng tốt. Thêm vào đó, nhà trường cũng cần tăng cường hơn nữa sự phối kết hợp có hiệu quả giữa nhà trường với hội phụ huynh, kéo hội phụ huynh vào cuộc trong việc vhăm lo bữa ăn cho các em, trong việc động viên vật chất, tinh thần đối với các thầy cô giáo, để họ yên tâm hơn nữa, có thời gian hơn nữa trong việc soạn bài nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy mang lại hiệu quả giờ học cao hơn. CÁC KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của đổi mới phương pháp giảng dạy nêu trên, tôi rút ra một số kết luận sau đây:. Đổi mới phương pháp giảng dạy tức là dạy học theo 1 lối đi mới là tạo lập cho quá trình dạy học những điều kiện, giá trị mới. +) Tạo ra cho học sinh một vị thế mới và những điều kiện thuận lợi để cho học sinh hoạt động. Học sinh trở thành chủ thể của quá trình lĩnh hội kiến thức. Các em cảm thấy có hứng thú, tự tin hơn khi mình được đóng góp công sức, trí tuệ vào xây dựng bài giảng của giáo viên. +) Tạo ra và duy trì ở các em động lực học tập mạnh mẽ , đó chính là động cơ thái độ niềm hứng khởi học tập các em lạc quan, tin tưởng hơn vào quá trình học tập của mình. +) Phát triển ở các em khả năng tự đánh giá kết quả học tập của mình, từ đó các em điều chỉnh được hoạt động của bản thân , theo các mục tiêu đã định trước. +) Xác lập và khẳng định vai trò, chức năng mới của người giáo viên trong quá trình dạy học. Người thầy- là người tổ chức, chỉ đạo, điều khiển cho hoạt động tự giác, sáng tạo của học sinh. Với tư cách này, người thầy theo phương pháp dạy học mới phải đảm nhiệm và hoán thành tốt các chức năng sau đây:. +) Chức năng thiết kế: đó là lập kế hoạch cho quá trình dạy học của mình cả về mục đích, nội dung và phương pháp và phương tiện dạy học. Người giáo viên phải xuất phát từ mục đích và nội dung của bài học mà thiết kế ra những tình huống thích hợp để học sinh chiếm lĩnh nó thông qua hoạt động trên lớp. +) Chức năng ủy thác: Thông qua đặt vấn đề nhận thức, tạo động cơ hứng thú cho học sinh, muốn vậy người thầy phải hiểu ý đồ dạy học của mình thành nhiệm vụ tự nguyện của học sinh. +) Chức năng điều khiển: Đó là điều khiển quá trình hoạt động của học sinh trên cơ sở thực hiện hệ thống mệnh lệnh, chỉ dẫn, đánh giá, trợ giúp , nhận xét (bao gồm cả lời động viên, khen ngợi….). +) Chức năng thể chế hóa: đó là chức năng xác nhận , định vị kiến thức mới trong hệ thống tri thức đã có, đồng nhất hóa kiến thức riêng lẻ của học sinh thành tri thức khoa học xã hội, hướng dẫn, vận dụng và ghi nhớ. Mô hình dạy học theo quan điểm mới – quan điểm đổi mới phương pháp giảng dạy có thể tóm tắt như sau:. Cuối cùng, đổi mới phương pháp giảng dạy ở THPT chuyên Hưng Yên hiện nay phải hình thành nên một cơ chế phối hợp hoạt động đổi mới của 3 chủ thể quá trình đổi mới là: Người giáo viên – học sinh – cán bộ quản lý nhà trường. Một cộng đồng trách nhiệm, một mối liên kết đồng thuận như vậy sẽ là nhân tố quan trọng bảo đảm sự thành công của quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Trong tương lai không xa, không phải chỉ có Lê Thu. Chất lượng và hiệu quả dạy học. TRề chủ thể của nhận thức Tổ. chức chỉ đạo quá trình nhận thức. * Hứng thú, lạc quan. Hương dự thi Olympic Quốc tế mà còn nhiều học sinh khác của trường THPT Chuyên có mặt trong đội tuyển Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic quốc tế các bộ môn Toán, Tin, Lí, Hóa, Sinh – xứng đáng với mảnh đất Hưng Yên có truyền thống hiếu học và đỗ đạt. Một số kiến nghị:. +) Đối với Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cần đầu tư kinh phí , trang thiết bị day học hiện đại, chế độ chính sách ưu đãi với cán bộ, giáo viên khối các trường THPT chuyên nói chung trong đó có trường THPT Chuyên Hưng Yên. +) Cần có một quy chế riêng trong đó qui định mọi hoạt động của hệ thống các trường THPT chuyên từ khâu Tuyển sinh, chế độ thực hiện qui chế chuyên môn, chế độ kiểm tra đánh giá học sinh, chương trình cho khối chuyên. +) Đối với Tỉnh ủy, UBND, HĐND Tỉnh cần quan tâm đến đời sống của cán bộ, giáo viên trường THPT Chuyên Hưng Yên, đặc biệt là chế độ, phụ cấp ưu đãi đối với cán bộ giáo viên, đặc biệt là chế độ thưởng cho giáo viên có học sinh dự thi quốc tế, giáo viên có học sinh vào vòng 2 chọn đội tuyển Quốc tế và giáo viên có nhiều học sinh đạt giải Quốc gia trong 1 năm và trong nhiều năm. +) Đối với Sở giáo dục và đào tạo Hưng Yên: Cần đầu tư kinh phí, hoàn thuện khâu tổ chức biên chế, sàng lọc giáo viên tạo được đội ngũ giáo viên giỏi, đủ số lượng mạnh về chất lượng, tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường với các phòng chức năng như phòng khảo thí, phòng phổ thông, phòng tổ chức cán bộ, phòng giáo dục chuyên nghiệp kế hoạch tài vụ.. +) Đối với nhà trường THPT Chuyên Hưng Yên: Cần hoàn thành chế độ định mức lao động , chế độ làm việc của giáo viên.

              Hình 12.2a và 12.2b
              Hình 12.2a và 12.2b