MỤC LỤC
Kiểm toán Nhà nước là hệ thống bộ máy chuyên môn của Nhà nước, thực hiện chức năng kiểm toán đối với các đơn vị, tổ chức có sử dụng Ngân sách Nhà nước, tài sản công.Khách thể kiểm toán là tất cả các hoạt động có liên quan đến việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, lĩnh vực kiểm toán chủ yếu là kiểm toán tuân thủ và kiểm toán tài chính. Kiểm toán Nhà nước chủ yếu thực hiện thực hiện chức năng kiểm toán tuân thủ, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của tài liệu và số liệu kiểm toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế nhà nước và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp.
Đặc trưng của phương pháp này là tiến hành các thử nghiệm (thử nghiệm cơ bản), các đánh giá đều dựa trên hệ thống thông tin, dựa trên các báo cáo liên quan đến đối tượng kiểm toán và hệ thống thông tin nội bộ của đơn vị (thử nghiệm theo số liệu). Với Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn, KTV trực tiếp kiểm tra toàn bộ hoặc một số các nội dung như: Hồ sơ pháp lý, nguồn vốn đầu tư, chi phí đầu tư được tính và không được tính vào giá trị tài sản hình thành, công nợ và vật tư thiết bị tồn đọng, cũng như việc kết luận của các cơ quan thanh tra kiểm tra.
Chuẩn bị kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của quy trình kiểm toán, mục đích là tiếp cận những thông tin, xác định nhu cầu, khả năng (mục tiêu kiểm toán, mức trọng yếu, đánh giá rủi ro) để xây dựng kế hoạch và chương trình kiểm toán. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 quy định (VAS 700) quy định “Mục tiêu của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán là đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính, trên cơ sở đánh giá các kết luận rút ra từ bằng chứng kiểm toán thu thập được và trình bày ý kiến kiểm toỏn một cỏch rừ ràng bằng văn bản, trong đú nờu rừ cơ sở của ý kiến đú”.
Tại Việt Nam, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) được xây dựng và ban hành thuộc về trách nhiệm của Bộ Tài chính mà trực tiếp là Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán. Hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản này đối với công ty kiểm toán và kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành.
KIỂM TOÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Dự án xây dựng có chu kỳ riêng (vòng đời) trải qua các giai đoạn hình thành và phát triển có thời gian tồn tại hữu hạn, nghĩa là có thời điểm bắt đầu khi xuất hiện ý tưởng về xây dựng công trình và kết thúc khi công trình xây dựng hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, hoặc khi công trình dự án hết niên hạn khai thác và chấm dứt tồn tại. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn được chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc này thường diễn ra ngoài trời nên chịu tác động lớn của nhân tố môi trường như nắng, mưa, gió, bão…Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho đảm bảo chất lượng công trình đúng như thiết kế, dự toán.
Việc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư XDCB để đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng phục vụ cho yêu cầu phát triển tổng thế kinh tế, xã hội đã đặt ra yêu cầu phải tăng cường quản lý, chống thất thoát và lãng phí, thực hành tiết kiệm, nâng cao hiệu quả đầu tư. Với chức năng và tác dụng đã được khẳng định hoạt động kiểm toán dự án đầu tư xây dựng đã được cụ thể bằng các quy định: Theo khoản 1 Điều 14 thông tư 19/2011/TT-BTC quy định “Tất cả các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B sử dụng vốn nhà nước khi hoàn thành đều phải kiểm toán quyết toán trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán; các dự án còn lại thực hiện kiểm toán quyết toán theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.”.
- Vốn đầu tư thực hiện: Tổng số, chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường hỗ trợ và tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn, chi phí khác; vốn đầu tư đã cấp, tình hình tạm ứng, thanh toán từ triển khai đến khi hoàn thành bàn giao, đến thời điểm quyết toán niên độ năm hoặc đến thời điểm khảo sát (tổng số, xây lắp, thiết bị, chi phí khác ..). - Môi trường kiểm soát nội bộ: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động, tổ chức bộ máy kiểm soát, chức năng nhiệm vụ, năng lực quản lý của ban quản lý dự án và các bộ phận nghiệp vụ như kỹ thuật, kế hoạch, tài chính kế toán; đặc điểm của ban quản lý dự án; hình thức quản lý dự án; khó khăn, thuận lợi do khách quan, chủ quan có liên quan đến dự án; chính sách, quy chế quản lý nội bộ của đơn vị về giám sát kỹ thuật thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán;.
- Đối với hợp đồng theo thời gian: Chi phí cho chuyên gia được xác định trên cơ sở mức lương cho chuyên gia và các chi phí liên quan do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhân với thời gian làm việc thực tế được nghiệm thu (theo tháng, tuần, ngày, giờ).Các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia thì thanh toán theo phương thức quy định trong hợp đồng. Trường hợp này, khi điều chỉnh khối lượng mà không làm thay đồi mục tiêu đầu tư hoặc không vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng; trường hợp làm vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì phải được Người có thầm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định; trường hợp thỏa thuận không được thì khối lượng các công việc phát sinh đó sẽ hình thành gói thầu mới, việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu này theo quy định hiện hành.
- Thiết kế quá nhu cầu của bên sử dụng, giải pháp quá tốn kém: hành lang và lối thông nhau quá rộng một cách không cần thiết; trang bị nội thất quá xa xỉ; thiết bị vận hành kỹ thuật quá tốn kém về các chi phí không chỉ ban đầu mà cả chi phí thường xuyên, duy tu, bảo dưỡng nảy sinh trong quá trình vận hành về sau. - Việc quá chậm trễ đưa ra yêu cầu sửa chữa các khiếm khuyết có thể do đơn vị sử dụng sau khi nhận bàn giao công trình đã không thông báo kịp thời và đầy đủ cho ban QLXD về những khiếm khuyết đó, dẫn đến bên nhận thầu có thể viện lý do hết hiệu lực thời hạn bảo hành, sẽ tốn kém chi phí cho việc khắc phục.
Yêu cầu, trách nhiệm đối với báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng hoàn thành Người đứng đầu đơn vị được Kiểm toán (Chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án) chịu trách nhiệm lập, trình bày trung thực, hợp lý Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành theo đúng chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, quy định hiện hành về quyết toán vốn đầu tư và các quy định pháp lý có liên quan. Người đứng đầu đơn vị được Kiểm toán có trách nhiệm chuẩn bị và cung cấp đầy đủ hồ sơ báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành theo quy định hiện hành, các tài liệu có liên quan khác kể cả các biên bản kiểm tra, thanh tra (nếu có) cho kiểm toán viên để thực hiện kiểm toán và chịu trách nhiệm về sự trung thực, chính xác, kịp thời đối với các hồ sơ, tài liệu đã cung cấp cho kiểm toán viên.
Bước một: Kiểm tra thực tế tại hiện trường (Với những dự án nhóm A, quan trọng quốc gia hoặc với dự án khác nếu có điều kiện) KTV tiến hành kiểm tra tổng thể công trình về khối lượng, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật công trình..; chọn mẫu một số công việc, hạng mục, kiểm tra kích thước thông qua các phương pháp đo, đếm; kiểm tra quy cách, tiêu chuẩn vật tư, vật liệu; sử dụng các thiết bị kiểm tra sự phù hợp của thực tế với bản vẽ hoàn công, biên bản nghiệm thu kỹ thuật và nhật ký thi công; kiểm tra xem xét địa điểm, địa hình, địa vật công trình để xác định điều kiện áp dụng các hệ số vận chuyển, khoảng cách vận chuyển trong quyết toán so với thực tế thi công. Quyết toán khống khối lượng, không đúng thực tế thi công; Tính toán khối lượng sai so thiết kế và bản vẽ hoàn công; Tính trùng khối lượng xây lắp của công trình (thường xẩy ra ở những điểm giao); Quyết toán thiếu thủ tục theo quy định; Quyết toán khối lượng phải dỡ bỏ do lỗi của nhà thầu; Quyết toán không trừ sản phẩm, vật tư thu hồi; Quyết toán khối lượng phát sinh do lỗi của nhà thầu tính thiếu trong hồ sơ dự thầu đã được thể hiện trong hồ sơ mời thầu và hồ sơ thiết kế.
KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ HOÀN THÀNH DỰ ÁN NÂNG CẤP LÁNG NHỰA ĐƯỜNG TL 760 TỪ
- Mục tiêu đầu tư: Đầu tư xây dựng công trình Nâng cấp láng nhựa đường TL 760 từ huyện Bù Đăng đến huyện Phước Long nhằm đáp ứng nhu cầu lưu thông, vận chuyển hàng hóa trên tuyến đường, từng bước hoàn thiện mạng kết cấu hạ tầng, hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh phát triển. Mi: Định mức trọng yếu tương ứng với dự án cần tính (đơn vị tính %) Ma: Định mức trọng yếu tương ứng với dự án cận trên (đơn vị tính %) Mb: Định mức trọng yếu tương ứng với dự án cận dưới (đơn vị tính %) Gi: Tổng mức đầu tư của dự án cần tính (đơn vị tỷ đồng).
- Quyết định số 2228/QĐ-UBND ngày 17/10/2008 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Phước về việc chấp thuận quyết toán dự án (cũ) và phê duyệt đề cương nhiệm vụ lập dự án (mới) và dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình: Nâng cấp láng nhựa đường TL 760 từ huyện Bù Đăng đến huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước;. - Biên bản thương thảo hợp đồng ngày 04/08/2010 giữa Công ty TNHH Kiểm toán ASCO và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bù Đăng về việc kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành công trình: Nâng cấp láng nhựa đường TL 760 từ huyện Bù Đăng đến huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước;.
(thời gian lập, thành phần, chữ ký, dấu). Nhật ký công trình có được ghi chép theo các nội dung. theo quy định hay không? Không. một số trang không đóng dấu giáp lai Các trường hợp phát sinh, thay đổi thiết kế có được xác. nhận trong nhật ký hay không? Có. Xem xét tổng thể Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành:. Do BQLDA xây dựng huyện Bù Đăng lập. + Đơn vị lập Báo cáo có đúng thẩm quyền hay không? Đúng. + Các bảng biểu có đầy đủ về nội dung và có đúng quy. định hay không? Đầy đủ. + Thời gian lập có phù hợp với quy định hay không? Chậm. khác hay không? Không. Nhận xét, đánh giá. Hồ sơ pháp lý về chấp hành trình tự thủ tục, thủ tục đầu tư xây dựng của công trình cơ bản đầy đủ và đúng quy định về danh mục và nội dung. Tuy nhiên: đến thời điểm kết thúc cuộc kiểm toán, đoàn kiểm toán chưa nhận được các văn bản, tài liệu:. - Báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư;. - Quyết định thành lập BQLDA;. - Báo cáo thẩm định kế hoạch đấu thầu;. - Quyết định phê duyệt Hồ sơ phát sinh phần nền đường;. - Quyết định phê duyệt Hồ sơ phát sinh phần gia cố cống bằng BTCT và đá hộc;. - Báo cáo của chủ đầu tư về tình hình thực hiện công trình;. - Biên bản nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sử dụng. Về nội dung của các văn bản. Nội dung các văn bản cơ bản chấp hành đúng các quy định áp dụng về hình thức và chất lượng. Tuy nhiên, còn tồn tại một số vấn đề như sau:. Về trình tự thực hiện của Dự án. Chủ đầu tư cơ bản thực hiện đúng theo Quy định của Nghị định 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình và các quy định pháp lý có liên quan. Việc tổ chức lập, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt các nội dung công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình chủ đầu tư đã thực hiện theo đúng quy định. Tuy nhiên, còn tồn tại một số vấn đề như sau:. - Tiến độ hoàn thành dự án thực tế chậm 20 ngày so với kế hoạch tiến độ được gian hạn điều chỉnh trong phụ lục hợp đồng số 03 HĐ 64/XD ngày giữa BQLDA xây dựng huyện Bù Đăng và công ty Đức Bình ký kết;. Về quá trình quản lý chất lượng của công trình. Tuy nhiên, còn tồn tại một số vấn đề như sau:. - Nhà thầu không lập Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 209/2004/NĐ – CP;. - Đơn vị giám sát không lập Nhật ký giám sát;. - Chưa có kết quả thí nghiệm nén mẫu Bê tông M250 thân cống. Kiểm tra việc chấp hành trình tự, thủ tục lựa chọn nhà thầu theo quy định của Pháp luật về đấu thầu. Thủ tục kiểm toán. Nội dung thủ tục Kết. quả Ghi chú/Căn cứ kiểm toán Kiểm tra các hình thức lựa chọn nhà thầu của gói. thầu dự án áp dụng có phù hợp và đúng quy định?. + Đấu thầu rộng rãi có Gói thầu xây lắp. + Đấu thầu hạn chế không. + Chỉ định thầu Có Gói thầu Rà phá bom mìn. + Chỉ định thầu rút gọn Có. Gói Lập TKBVTC -DT;. Thẩm tra TKBVTC-DT;. giám sát thi công; Bảo hiểm công trình, Kiểm toán. Kiểm tra đối quá trình đấu thầu: Gói thầu xây lắp. - Phân chia gói thầu có phù hợp với quy định hay không?. Phù hợp - Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu. Đấu thầu rộng rãi, 1 túi hồ sơ. - Kê hoạch đấu thầu có thẩm định không? Có BC thẩm định số 873/BCTĐ-KHĐT Đơn vị thẩm định: Sở KHĐT tỉnh Bình Phước. Có đủ thẩm quyền hay không?. Cấp phê duyệt: UBND tỉnh Bình Phước Có đủ thẩm quyền hay không?. - Có đảm bảo theo mẫu quy định hay không? Đảm bảo. + Yêu cầu về mặt kỹ thuật + Yêu cầu về mặt tài chính. + Tiêu chuẩn đánh giá và các yêu cầu khác. - Có các điều kiện tiên quyết để loại bỏ hồ sơ dự. thầu hay không? Có Được nêu trong hồ sơ mời. thầu - Hồ sơ mời thầu có được thông báo trên tờ báo về. đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu hay không?. Phiếu đăng ký thông báo mời thầu, BQLDA xây dựng huyện bù đăng gửi báo đấu thầu. - Kiểm tra hồ sơ phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu,. ký, con dấu) Hợp lệ HS dự thầu thầu. Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành kèm theo của dự án với tổng mức đầu tư thực hiện là 30.878.742.338 đồng (Bằng chữ: Ba mươi tỷ tám trăm bảy tắm triệu bảy trăm bốn hai nghìn ba trăm ba tám đồng) đã phản ánh trung thực và hợp lý tình hình quyết toán vốn đầu tư của công trình: Nâng cấp, láng nhựa đường TL 760 từ huyện Bù Đăng đến huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước tại thời điểm lập báo cáo và phù hợp với chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan.