Kĩ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Biết đâu địa ngục thiên đường

MỤC LỤC

Đặc điểm của tiểu thuyết viết theo dòng ý thức

Nhà tiểu thuyết dòng ý thức chia hiện thực thành hai loại: một loại hiện thực giản đơn, bên ngoài, đồng nhất, khách quan, ví dụ như một vườn hoa, một phòng ăn, giống nhau trong mắt mỗi người; một loại hiện thực khác là riêng biệt, phức tạp, bên trong, chủ quan, ví dụ như ấn tượng mà vườn hoa, nhà ăn ở trên trong mỗi cá nhân đều rất riêng biệt, điều này mới là chân thực duy nhất, cơ bản. Chúng tôi xin dẫn một đoạn: “Vâng bởi vì y không bao giờ làm một việc như thế này trước khi y gọi bữa sáng ăn trên giường với hai quả trứng từ khách sạn City Arms khi y thường quen đòi hỏi được nằm với một giọng ốm yếu trong khi tỏ ra quan trọng để tự mình gây được sự quan tâm của gã đồng dâm nam già kia cô Riordan mà y nghĩ y chạy nhanh hơn cô và cô không bao giờ để lại cho chúng ta một đồng xu cho đám đông cho bản thân cô và tâm hồn cô người keo kiệt vĩ đại nhất thực sự sợ hãi phải bố trí 4d cho cồn pha metanole của cô trong khi kể cho tôi nghe về mọi sự ốm đau của cô cô có quá nhiều chuyện phiếm cũ trong cô về chính trị và động đất và ngày tận thế trước hết hãy để cho chúng ta đùa vui một chút Thượng đế giúp thế giới nếu tất cả những người phụ nữ thuộc kiểu của cô mặc áo tắm và áo cổ thấp tất nhiên không ai muốn cô mặc những thứ đó tôi nghĩ cô là người sùng đạo bởi vì không một người đàn ông nào muốn nhìn cô hai lần..” (Bản dịch Ulysses của Nguyễn Văn Dân).

Vài nét về sự biểu hiện của kỹ thuật dòng ý thức trong lịch sử văn học thế giới

[…] Nhưng khi, của một thời quá vãng đã chẳng còn lại chút gì, khi người đã chết, sự vật đã bị hủy diệt, thì duy nhất vẫn còn lại đó, mỏng manh nhưng dai dẳng, không hình hài những bền vững, thủy chung, hương và vị vẫn còn ở đó rất lâu, như những lình hồn, để tưởng nhớ, chờ đợi và hi vọng giữa cái hoang tàn của tất cả, và không hề nao núng, để mang trên cái giọt mong manh của chúng, cả dinh thự mênh mông của hoài niệm. Và ngay khi tôi nhận ra vị của mẩu bánh madeleine chấm trong nước tiơn mà cô tôi thường đưa cho tôi…thì lập tức, như một bài trí trên sân khấu, cái nhà cũ màu xám trên phố trong đó có phòng cô tôi ở, đến lắp ngay vào cái đình tạ nhỏ trông ra vườn mà người ta đã xây cho ba mẹ tôi ở phia sau…rồi cùng vói khu nhà cô tôi, là thành phố từ sáng sớm đến chiều tà, vào mọi thời tiết, quảng trường ở đấy người ta vẫn cho tôi ra chơi trước bữa ăn trưa, phố xá nơi tôi đi mua hàng, các con đường, nơi dạo chơi những hôm trời đẹp…” [Dẫn theo Đào Duy Hiệp / 28; 69].

Sự xuất hiện khá phổ biến của kỹ thuật dòng ý thức trong văn học Việt Nam đương đại

Trong anh luôn sống dậy những ám ảnh quá khứ cùng những ấn tượng qua mỗi chuyến đi thu nhặt hài cốt tử sĩ trên chiến trường xưa, xen lẫn với ấn tượng về tình yêu ngọt ngào thơ mộng nhưng đầy bất hạnh trước khi nhập ngũ; cảnh thiếu vắng con người, sự thô bạo dung tục cùng những chết chóc, chém giết tàn bạo hủy diệt khủng khiếp của chiến tranh từ hai phía – phía anh cùng đồng đội và phía địch. Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 với sự chi phối của cảm hứng sử thi đã thực hiện tốt sứ mệnh lịch sử của mình, đem lại nhiều thành tựu lớn nhưng cũng có không ít những hạn chế thể hiện ở quan niệm về con người, quan niệm về hiện thực, cách xử lí đề tài, việc coi trọng phục vụ nhiệm vụ chính trị nhiều khi dẫn đến lối viết minh họa, giản đơn, dễ dãi, dễ sa vào “chủ nghĩa đề tài”… Bước vào giai đoạn lịch sử mới với sự thay đổi về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội buộc văn học phải đổi mới trên các phương diện quan niệm về con người, quan niệm về hiện thực, quan.

KỸ THUẬT DềNG í THỨC ĐƯỢC BIỂU HIỆN Ở VIỆC KIẾN TẠO THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG TRONG “BIẾT ĐÂU ĐỊA NGỤC

Nhân vật với những dòng hồi ức, suy tư bất tận

Những ngày đầu tham gia “Đội tuyên truyền xung phong”, với Tâm không phải là những ngày đầy hào hứng, sôi nổi giống như bao nhiêu người mà là những chuỗi ngày cực nhọc: “Hai tháng đi theo “Đội Tuyên truyền xung phong”, cuộc sống nay đây mai đó với những đêm sinh hoạt liên miên một hai giờ sáng mới về tới chỗ ngủ đã khiến chứng bệnh mất ngủ của anh thêm trầm trọng và triệu chứng của bệnh đau dạ dày bắt đầu hành hạ anh. Dường như ở Tâm điều gì cũng dang dở, lưng chừng: Tâm học giỏi, thông minh nhất nhà song lại thi trượt vào trường Khải Định, khiến thầy mẹ phải xin cho anh học ở trường công giáo Thiên Hựu; Tâm tự nhận mình không hợp với chiến tranh nên rời bỏ hàng ngũ, đi theo tôn giáo; anh thích chùa chiền, đã nghĩ đến việc rời bỏ bể khổ để tìm đến miền cực lạc nhưng cuối cùng lại chọn Thiên chúa giáo; Tâm theo Thiên chúa giáo, trở thành tu sĩ nhưng rồi “cũng không ở trọn một dòng tu nào”.

Sự xáo trộn không gian, thời gian 1. Sự nhòe mờ của quá khứ và hiện tại

Sự tương đồng giữa cánh cửa – cánh cổng đóng khiến cho Kiên nhớ lại câu chuyện hơn ba mươi năm về trước, vào cái đêm gặp Thanh trước cổng cùng những rung động đầu tiên của Thanh và Kiên – tình cảm nảy nở nhưng khó diễn đạt thành lời, chỉ có sự giao cảm bằng tâm hồn và ánh mắt, để rồi “chỉ cần một giờ, một ngày như thế thôi cũng đủ thay cho cả cuộc đời” và suy nghĩ của anh khi “chỉ mới mươi lăm ngày trước, trong con mắt ông bà Huy, Thanh là đứa con ngỗ ngược, không chịu theo khuôn phép gia giáo…Và trước đây, trong bữa ăn, chỗ của cô là ở nhà ngang hay dưới bếp, khi nhà có khách làm gì được lên hóng chuyện…Bây giờ thì. Dưới ngòi bút của tác giả, con tàu như một xã hội đủ mọi thành phần, mọi loại người: nhân viên soát vé, lái buôn đường dài, vị khách mặc quân phục – dường như là cựu binh, Tịnh – cán bộ cấp cao, cô ả lái buôn, và Tâm – người vừa mới ra khỏi trại cải tạo… Bằng việc xây dựng không gian con tàu như một xã hội thu nhỏ với đủ mọi loại người với nhiều hướng đánh giá con người Tâm, nhà văn dường như để anh sớm làm quen với sự khắc nghiệt của cuộc đời ngày trở lại.

Bảng 1: Tuyến thời gian hồi ức của nhân vật Tâm (T1)
Bảng 1: Tuyến thời gian hồi ức của nhân vật Tâm (T1)

Sự phá vỡ trật tự tuyến tính của sự kiện, cốt truyện

Mở đầu tiểu thuyết, nếu theo trật tự tuyến tính truyền thống, thì sự kiện đầu tiên phải là sự kiện cụ Huy đỗ tiến sĩ năm 19 tuổi, sau đó làm quan, lấy vợ, sinh ra Tâm…rồi mới đến cao trào Xô Viết 1930 – 1931 kế đến là các sự kiện tiếp sau đó vào năm 1944 – 1945… Thế nhưng do sự lựa chọn kết cấu tâm lý, lấy tâm lý nhân vật làm mạch dẫn dắt tác phẩm cho nên dẫn đến kết quả là sự đảo lộn trật tự thời gian – chuyện kể bất tuân theo quy luật tuyến tính thường thấy. Sau tất cả sự đổi thay, con người vẫn nối kết lại với nhau trong tình làng nghĩa xóm, tình bằng hữu thủy chung, cùng chia ngọt sẻ bùi với tất cả sự cảm thông, độ lượng…Đặc biệt với Tâm, dù có bị cuộc đời xô đẩy và lấy đi tất cả nhưng trong hình hài tiều tụy, tâm hồn bị tổn thương vẫn dành một nơi trú ngụ thiêng liêng cho quê hương, cho Mẹ - một hình ảnh ẩn dụ rất đẹp về tình yêu tổ quốc: “Anh biết, một cơn bão khốc liệt đã làm tan vỡ tất cả nhưng quê hương vẫn như một vùng đất thánh thiêng liêng mà hễ có dịp là anh lại muốn trở về, dù chỉ trong tưởng tượng.”.

Bảng 6: Các mốc thời gian chính trong hồi ức của nhân vật
Bảng 6: Các mốc thời gian chính trong hồi ức của nhân vật

KỸ THUẬT DềNG í THỨC ĐƯỢC BIỂU HIỆN Ở VIỆC CẤU TRÚC VĂN BẢN NGÔN TỪ TRONG “BIẾT ĐÂU ĐỊA NGỤC

    Nếu như điểm nhìn bên ngoài đem đến cái nhìn khách quan thì điểm nhìn bên trong mang lại cái nhìn chủ quan, cảm tính thông qua việc người kể thâm nhập vào đời sống nội tâm nhân vật, phân tích mổ xẻ đời sống nội tâm ấy (Chị vừa giận, vừa buồn), hoặc để nhân vật tự bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình (Vậy thì nó hư hỏng từ đâu? […] Ờ, biết đâu những ấn tượng đau đớn, sợ hãi đến cùng cực ở tuổi sơ sinh và cả lúc còn trong bụng mẹ đã dồn nén lại và nay đến lúc bùng lên?). Nguyễn Bình Phương gần như tiếp thu triệt để James Joyce với tiểu thuyết Ngồi, còn Nguyễn Khắc Phê cũng như Y Ban thì lại chỉ tiếp thu ở khía cạnh đó là sự xuất hiện liên tục của những câu, đoạn văn dài thể hiện những suy nghĩ triền miên, liên tục của nhân vật trong một khoảng thời gian nhất định, phần nào gợi mở ấn tượng về thế giới nội tâm của nhân vật.