MỤC LỤC
Ngay lần đầu gặp gỡ Thuỳ Nguyên đã cảm nhận một điều rất thân thuộc ở Mars – giọng nói của người đàn ông trong giấc mơ của Thuỳ Nguyên, giống như Mars chính là người đàn ông định mệnh của cuộc đời cô. Di Li không thi vị hoá cũng không trần trụi hoá tình yêu mà Di Li chỉ nêu cái nhìn khách quan, trung lập về tình yêu, phân tích tình yêu dưới nhiều góc độ, đặt bản thân vào cả hai phía: nam và nữ để xem xét vấn đề.
Một cựu diễn viên điện ảnh lừng danh nhưng sự nghiệp nhanh chóng tiêu tan khi vướng vào vòng lao lý, cộng thêm đứa con trai do người tình bỏ lại khiến tất cả sự ghiệp huy hoàng của anh chấm dứt. Dù trước đó Quỳnh từng lo sợ thân phận Hùng sẽ làm cô bẽ mặt với công chúng, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cô và người yêu nhưng cô nhận ra tình thân là điều quý hơn tất thảy.
Nhưng không phải lớp trẻ là hư hỏng, là ham hưởng thụ, vẫn còn có những người trẻ như Miên Người cùng chung cư, Minh Quà tặng cuối cùng hay Mỹ Lan Những người trẻ tuổi trong thành phố đã sống đúng mình, những người này qua ngòi bút của Di Li khá đứng đắn, song lại hơi cứng nhắc trong lối sống. Cảm hứng triết luận ấy cú khi được hiển hiện rừ ràng (Nghĩa địa của những người sống, Cái ghẻ, Bữa tiệc cuối năm) có khi lại ẩn sâu trong tác phẩm buộc người đọc cần có vốn sống, trải nghiệm để nhận ra (Tất cả là nhờ anh bạn tôi, Tầng thứ nhất, Tặng sách).
Thế hệ trẻ thích khám phá cái mới, thích cảm giác phấn khích đến điên dại của các chất kích thích tổng hợp, tò mò cuộc sống hối hả, cuồng quay trong tiếng nhạc xập xình nhưng họ ý thức tác hại của hành động bốc đồng để rồi lùi xa nguy cơ tự bảo vệ mình. Dù cho lỡ sa vào cuộc sống với những viên ma tuý tổng hợp thì nhân vật của Di Li vẫn giữ cho mình lí trí, lí trí để tiếp tục hay vứt bỏ “Và khi bình minh cựa mình từ phía thượng nguồn con sông, người trẻ tuổi biết mình phải tự quyết định nhanh chóng trước khi bình minh thức giấc hẳn, bước tới hay là sẽ lùi lại?” (Những người trẻ tuổi trong thành phố).
Chỉ đến khi có tác động dữ dội từ bên ngoài xới tung cái không gian miền núi cô độc, mòn mỏi, và ùa vào tâm hồn cô gái mới lớn thì nỗi cô đơn tiềm ẩn mới được dịp trào ra và hiện rừ hỡnh hài. Nhân vật để cho ta niềm thương cảm nhiều nhất chính là bé Chi, bé gái sáu tuổi, ở cái tuổi hồn nhiên vô tư nhưng bé Chi dường như chín chắn già trước tuổi bởi hoàn cảnh gia đình không bình thường như bao đứa bé khác.
Không phải là hung thủ giết người nhưng người phụ nữ trong Ám là hung thủ gián tiếp khi chứng kiến tình địch dần chết đi bằng những viên thuốc ngủ mà không có hành động ngăn chặn cái chết diễn ra. Khởi nghiệp chưa lâu, sự nghiệp văn chương chưa thật dày dặn, các yếu tố thi pháp, phong cách chưa thật đình hình nhưng bằng ngòi bút của mình, Di Li đã tạo nên một thế giới một xã hội hiện đại thu nhỏ, với những bức tranh đa dạng từ thực đến ảo nhưng cơ sở vẫn là đời sống thường ngày có chăng là góc độ quan sát, cảm nhận độc đáo.
Tình yêu luôn có hai chủ thể, trong tiếng Anh chỉ có một cách xưng hô là I và You, nhưng tiếng Việt phong phú của chúng ta lại có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau: Tôi – Em, Tôi – Nàng, Anh – Em, Chàng – Thiếp… Và Di Li đã chọn cách xưng hô cho nhân vật của mình là “chàng” và “nàng”. Có đôi lúc Di Li không sử dụng đại từ nhân xưng “chàng, “nàng” mà gọi theo giới tính: “Người đàn ông trẻ với vóc dáng cao ráo, đôi mắt thông minh nhưng có vẻ hoảng hốt […] Người phụ nữ có khuôn mặt xinh xắn nhưng không trang điểm nên hơi nhợt nhạt” hoặc mối quan hệ “Kể xong người vợ bất khóc.
Sếp lớn, sếp bé, sếp út được Di Li dùng thay thế cho các chức vụ: tổng giám đốc, giám đốc…Người yêu trong mạng của Biên cũng được Di Li gắn cho một cái tên đặc biệt: “Cheocheo” – một từ vô nghĩa giống như chuyện tình ảo của Biên, mặt khác cái tên “Cheocheo” có tính láy âm tạo sắc thái vui nhộn, hài hước. Chân tình, Người yêu dấu, Người tình mùa đông, Con yêu, Mẹ yêu, Trái tim bên lề… Kèm theo đó là một công thức nhớ tên các bó hoa trong cửa hàng “ Một ly trắng cộng ba hồng vàng chính là Biển nhớ, năm cúc xanh thêm hai loa kèn là bó Tình cờ, một hồng môn cùng ba rum trắng là Thuyền và biển”.
Đặc điểm của quy tắc “tam nhất” quá gò bó, nên đa phần truyện ngắn Di Li chỉ sử dụng yếu tố tình huống bao hàm các xung đột đời sống mang tính kịch cao, trong đó sự va chạm giữa các nhân vật là trở nên gay gắt bị dồn nén làm nền trong việc xây dựng tình huống truyện. Pizza chiều thứ sáu lại cho ta thấy sự khác biệt trong sở thích của đàn ông và đàn bà: “Trong lúc nàng sắp xếp những vật dụng mới mua một cách thích thú, cái này thú thực còn thú vị hơn cả lúc chơi đồ hàng hồi bé, thì chàng hăm hở cắt những cô gái chân dài ra khỏi mấy tờ tạp chí và dán kín lên tường”.
Thế nhưng xuất hiện hồn ma ấy chỉ xuất hiện duy nhất một lần trong chuyến chụp ảnh dã ngoại, khiến cho mọi thành viên trong diễn đàn sững sờ, ngưỡng mộ khi trình làng chùm ảnh Ảo mộng – được mọi người xung tụng là đỉnh cao nhiếp ảnh, rồi sau đó biến mất vĩnh viễn. Không gian truyện của Di Li bao giờ cũng gây một cảm giác rợn rợn, nó có thể là âm u, ghê sợ (Bức tranh và ngôi nhà cổ, Bộ tóc giả, Giếng, Chiếc gương đồng), hay rộng lớn, hoang sơ (Hoa mộc trắng, 7 ngày trên sa mạc, Tháp Bable trên đỉnh thác ánh trăng).
Nhưng đó chỉ là khung xương còn da thịt của tác phẩm được Di Li gia công bằng yếu tố kinh dị: một thành viên trong đoàn vượt biên là kẻ giết người đang bị truy nã, cuộc chạy trốn trong đêm băng qua “cả một cánh đồng xương người, với những hốc mắt trõn trối, ai oỏn, những gũ mỏ lừm sõu đũi đe doạ”, cái la bàn của Aston Wilkinson xoay tròn mất phương hướng dù trước đó. “những khu vực từ trường cực mạnh cũng không làm nó rối loạn như thế này”, những thân cây khẳng khiu treo lúc lỉu treo những thân người “những thân hình teo tóp của thần chết bắt đầu chuyển động; những chiếc cổ nghẹo xuống sau sợi dây lủng lẳng đã ngắc lên khuôn mặt sũng máu tươi”, bóng ma của Aston Wilkinson “khuôn mặt Aston trở nên nhăn nheo khủng khiếp và làn da ngăm ngăm của anh ta nứt toát những vết thương ghê rợn”… Từ một câu chuyện phiêu lưu trở thành một truyện kinh dị.
Ta thấy không thiếu những chi tiết kinh dị như: các nhân vật nơi âm phủ (quỷ sứ, Nam Tào, Diêm vương…) với hình thù kỳ dị “hai con mắt tròn xoe như cái trôn bát, lại đỏ rực như hai hòn than hồng, chân tay toàn những vẩy là vẩy”; những hình phạt thảm khốc (xiên que vào miệng, thả vạc dầu, xẻ thân làm đôi…); không gian toàn những tiếng khóc, rên rỉ, kêu than. “Thưa thầy Thái Nguyên sẽ trở thành mũi nhọn chứ ạ”, “Thầy ơi, chỉ còn 275 ngày nữa là sang thế kỉ 21 chúng em sắp thành đầu tàu rồi”, “Sao tóc thầy nghệ sĩ thế, thầy cắt ở đâu đấy ạ?”… Cứ như thế những màn đối đáp hài hước kịch tính ấy tạm xua đi khung cảnh “trời thì mưa lất phất và bầu trời thì tối quái gở.
Nhà phê bình, Phó GS, Tiến sĩ Nghệ thuật Nguyễn Minh Thái nhận xét tiểu thuyết Trại hoa đỏ: “Đây là một cuộc làm mới đầy hứng khởi và nhiệt tâm của tác giả, nhất định chọn lối viết “kinh dị”, khiến người đọc bị thôi thúc vì tò mò, bị lạc lối vào mê lộ. Bên cạnh tiểu thuyết đầu tay, các truyện ngắn trinh thám – kinh dị được giới thiệu đều đặn tới công chúng qua các tập truyện ngắn: Điệu Vasle địa ngục, Tầng thứ nhất, Bảy ngày trên sa mạc, Chiếc gương đồng… Nếu tiểu thuyết là món đại tiệc thì truyện ngắn chính là món điểm tâm tinh tế.
Trước anh sống nhờ nghề chép tranh với mức tiền công rẻ mạt nhưng sau đó tiếc công lao học tập đổ xuống sông xuống biển hết, Hoàng quyết tâm đi tìm một giá trị nghệ thuật đích thực” (Hoa mộc trắng). Khảo sát truyện ngắn Di Li ta có thể thấy Di Li hay đưa vào truyện tên bài hát tiếng Anh: I will alway love you, The Power of love, Without you (Tình yêu là như thế), Blowin’ in the wind (Cuốn trôi trong gió), Appassionata (Điệu Vasle địa ngục); tên các ca sĩ, diễn viên điện ảnh nước ngoài: Mariah Carey, Whitney Houston, Celine Dion (Tình yêu là như thế), Marilyn Monroe, cùng các phụ kiện thời trang thời thượng: nước hoa Elizabeth Arden, túi xách hiệu Louis Vuitton (Người cùng chung cư)…Việc sử dụng các danh từ, từ, địa danh nước ngoài tạo cảm giác gần gũi với thế hệ trẻ, tạo hơi thở của cuộc sống hiện đại.
Di Li không bó hẹp truyện mình trong bối cảnh đô thị mà đôi lúc Di Li tìm kiếm những bối cảnh mới như một chuyến đổi gió đầy hứng khởi, giống như một cư dân đô thị chán cuộc sống ồn ào, tấp nập cần tìm về những không gian mới lạ hay hoang sơ, những nơi chưa từng đến tạo cảm giác khám phá, phiêu lưu. Campuchia, nơi dấu tích của cuộc tàn sát đẫm máu diệt chủng Khmer đỏ năm xưa trong Vong hồn trên cánh đồng chết hoặc một vùng đảo xanh êm ả nhưng cũng đầy ám ảnh trong San hô đỏ, Giao thừa trắng, hoặc khung cảnh nước Nga lãng mạn, u buồn trong Người làm ảo thuật trên chuyến tàu đi Saint Peterburg.
Đặt cuộc làm tình trước khi cưới hai năm của hai nhân vật chính vào giữa mạch truyện, Di Li đã cho ta thấy cái nhìn hai chiều, so sánh giữa quá khứ và hiện tại một cách khéo léo, gợi cho người đọc những suy nghĩ bâng khuâng sau khi gấp lại trang sách: Liệu tình yêu có tồn tại sau khi kết hôn?. Di Li có những trang văn rất hay khi miêu tả sự giao hoà giữa đôi uyên ương cùng hoà quyện nhau trong điệu múa công huyền thoại: “Thân hình tuyệt đẹp của nàng công vũ nữ êm dịu như một cánh sen trắng bồng bềnh trên mặt nước.