MỤC LỤC
Vấn đề xác định điều kiện lập địa thích hợp cho các loài cây trồng ở nước ta trong những năm gần đây đã được chú ý và đã được đề cập đến ở các mức độ khác nhau, nổi bật nhất là công trình nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và cộng sự (1994) [32], khi đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp vùng Đông Nam Bộ, các tác giả căn cứ vào 3 nội dung cơ bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau là đơn vị sử dụng đất, tiềm năng sản xuất của đất và độ thích hợp của cây trồng. Công tác giống cây rừng trong những năm gần đây phục vụ cho sản xuất trờn phạm vi cả nước đó đạt được những kết quả rừ rệt, điển hỡnh là những cụng trình trong nghiên cứu của Trung Tâm Nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Đặc biệt là những công trình nghiên cứu của các tác giả Lê Đình Khả (1999) [14], Nguyễn Hoàng Nghĩa (2001) [19] đã nghiên cứu tuyển chọn các dòng Keo lai tự nhiên, Bạch đàn có năng suất cao và khả năng kháng bệnh.
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng thâm canh Keo lai của Đoàn Hoài Nam (2006) [17] ở một số vùng sản xuất kinh tế lâm nghiệp như Bình Dương, Quảng Trị, Gia Lai, Thái Nguyên, kết quả cho thấy tỷ xuất thu hồi vốn nội bộ IRR nằm trong khoảng từ 2,56- 3,23%, như vậy IRR tính toán được ở các tỉnh lớn hơn 3 lần lãi suất vay đầu tư ưu đãi (5,4%), như vậy, việc kinh doanh rừng trồng Keo lai ở địa bàn nghiên cứu là có lãi. Các công trình nghiên cứu trên thế giới được triển khai tương đối toàn diện và có quy mô lớn trên tất cả các lĩnh vực từ khâu kỹ thuật cho tới kinh tế- chính sách, nhiều nghiên cứu về chọn tạo giống, kỹ thuật trồng, sinh trưởng và sản lượng rừng đã được tiến hành đồng bộ tạo cơ sở khoa học cho phát triển trồng rừng sản xuất ở các nước, đặc biệt với quy mô công nghiệp, góp phần ổn định sản xuất, nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế xã hội từ nhiều năm nay.
Địa hình của huyện Định Hoá khá phức tạp, phân làm hai vùng: phía Bắc thuộc vùng núi cao, các dãy núi chạy từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có độ dốc khá lớn, trong đó dãy núi đá vôi có độ cao từ 200 - 400m so với mặt nước biển, ruộng đất ít; phía Nam là vùng núi thấp, có độ cao từ 50- 200m, độ dốc nhỏ hơn, còn nhiều rừng tự nhiên và những cánh đồng rộng, đất đai phì nhiêu. + Đất phù sa ngòi suối: phân bố dọc theo triền suối, là loại đất tốt, có thành phần cơ giới nhẹ, có phản ứng chua đến ít chua, hàm lượng mùn từ trung bình đến nghèo, rất thích hợp với việc trồng các giống lúa mới và rau màu, phân bố tập trung ở các xã: Lam Vỹ, Phúc Chu, Kim Sơn, Điềm Mặc, Phú Tiến, Sơn Phú, Phú Đình, Bình Thành.
Các loài cây trồng rừng chủ yếu là những loài cây nhập nội, sinh trưởng nhanh, cung cấp gỗ nguyên liệu giấy, trụ mỏ hoặc làm ván ghép thanh như: Các loài Keo, Bạc đàn… và một số loài cây bản địa như Kháo, Muồng đen, Lát hoa, Mỡ…. + Trong những năm gần đây, kinh tế của huyện Định Hóa khá phát triển phần lớn là nhờ cây lương thực và cây ăn quả, hiện tượng khai thác chế biến lâm sản đã giảm đáng kể nhưng sự chú ý vào hoạt động trồng rừng sản xuất chưa cao.
Tìm hiểu quá trình phát triển rừng trồng sản xuất ở huyện Định Hóa - Các giai đoạn phát triển trồng rừng sản xuất. Đánh giá ảnh hưởng của chính sách và thị trường tới phát triển rừng trồng sản xuất ở huyện Định Hoá.
- Phân tích các kênh tiêu thụ sản phẩm rừng trồng sản xuất thông qua điều tra khảo sát các đối tượng có liên quan như các chủ rừng (hộ gia đình, lâm trường…) tư thương, công ty cung ứng và vận chuyển lâm sản, các nhà máy, xí nghiệp và xưởng chế biến… các vấn đề được quan tâm là giá cả, nguồn nguyên liệu, công nghệ chế biến, cơ sở hạ tầng. Loài cây trồng chính là Mỡ (Manglietia conifera), Keo Tai Tượng (Acacia mangium), Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis), Lâm trường Định Hóa đã đưa vào trồng loài Keo lai năng suất cao đã qua khảo nghiệm và được nhân giống bằng phương pháp giâm hom, hứa hẹn cho năng suất cao, chất lượng tốt, diện tích đã trồng là 3.126ha.
Căn cứ vào định mức trồng rừng của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn, căn cứ vào quyết định số 149/1998-QĐ TTg ngày 21 tháng 8 năm 1998 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt dự án quy hoạch phát triển Lâm Nghiệp vùng gỗ trụ mỏ Đông Bắc đến năm 2010 từ nguồn vốn vay ưu đãi của Chính Phủ với lãi xuất 0.45%/tháng ( 5,4%/năm), căn cứ vào các số liệu, tài liệu thu thập từ thực tế sản xuất kinh doanh trồng rừng và nhiều tài liệu liên quan khác. Qua bảng 4.15 có thể thấy hiệu quả phòng hộ của các mô hình rừng trồng sản xuất tại huyện Định Hoá ở mức trung bình, sự sai khác về khả năng phòng hộ của từng ÔTC trong mỗi mô hình là không đáng kể, tuy nhiên nếu chỉ xét đến tiêu chí độ tàn che và độ che phủ thì mô hình rừng trồng Keo tai tượng có khả năng phòng hộ tốt nhất, do độ tàn che và che phủ của tán rừng Keo tai tượng lớn hơn các loài còn lại và độ dốc của khu trồng rừng nhỏ.
Mô hình rừng trồng Keo tai tượng thuần loài có hiệu quả cao nhất (Ect=0.89) tiếp đó đến mô hình Keo lai thuần loài (Ect=0.83) và mô hình Mỡ thuần loài (Ect=0,79) và kết quả này cũng phù hợp với tình hình phát triển trồng rừng sản xuất hiện nay của huyện Định Hoá. Như vậy, thông quả chỉ số Ect ta thấy rằng mô hình Keo tai tượng trồng thuần loài đạt được hiệu quả cao nhất với Ect=0,89 về kinh tế cũng như về mặt xã hộ và môi trường, cho nên cần được khuyến khích nhân rộng trong thời gian tới.
- Nghị định số 09/2000/NĐ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhấn mạnh tới việc phát triển các loại cây làm nguyên liệu giấy, ván gỗ nhân tạo (Tre, Keo, Thông, Bạch đàn.) các cây lấy gỗ và cây làm nguyên liệu để chế biến sản phẩm thủ công, mỹ nghệ. Các chính sách kể trên tuy đã đưa ra những ưu đãi như miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, miễn nộp thuế sử dụng đất,…nhưng dường như chưa đủ bởi những cản trở về vốn cũng như lãi suất tiền vay, hạn mức và thời gian vay, thủ tục vay. Do đó việc đầu tư vào công nghệ, đặc biệt là thâm canh còn ít được chú trọng hoặc bị cắt xén công đoạn. d) Các chính sách về khai thác, vận chuyển và thị trường lâm sản. - Quyết định số 80/02/TTg ngày 24/06/2002 về khuyến khích tiêu thụ nông sản (bao gồm lâm sản hàng hóa): Khuyến khích các doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ lâm sản với người sản xuất nhằm gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ lâm sản hàng hóa. Hộ sản xuất được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất trong góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu lâm sản. - Với rừng trồng sản xuất tập trung của tổ chức Nhà nước bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại, việc xác định tuổi khai thác và cấp giấy phép khai thác do Sở Nông nghiệp hoặc Công ty, Tổng Công ty quyết định, chủ rừng tự quyết định phương thức khai thác, gỗ khai thác tự do tiêu thụ, lưu thông. - Với rừng trồng, gỗ vườn, cây phân tán của tổ chức, doanh nghiệp tự bỏ vốn, chủ rừng được quyền quyết định mọi vấn đề khai thác, nếu vay vốn từ nguồn vay ưu đãi, việc xác định tuổi khai thác và cấp giấy phép khai thác do Sở Nông nghiệp hoặc Công ty, Tổng Công ty quyết định, chủ rừng tự quyết định phương thức khai thác, gỗ khai thác tự do tiêu thụ, lưu thông. - Với rừng trồng của hộ, cá nhân, cộng đồng dân cư bằng vốn viện trợ, ngân sách, việc khai thác rừng được thực hiện theo quy định cụ thể của từng dự án và do UBND huyện ra quyết định. Với những quyết định trên, Nhà nước đã thực sự mở cửa để người dân có thể tự do phát triển việc trồng và tiêu thụ các loại lâm sản có nguồn gốc từ RSX không những trên thị trường trong nước mà còn cả trong lĩnh vực xuất khẩu. Dòng nguyên liệu từ rừng trồng thực sự đã có thể nối liền từ khâu trồng cho tới khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Trên thực tế đã xuất hiện nhiều mô hình liên kết sản xuất có hiệu quả giữa các cơ sở chế biến với đơn vị thu mua và vận chuyển lâm sản. Những quyết định trên cũng tạo cơ sở pháp lý quan trọng góp phần hoàn thành quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung theo hướng ổn định và bền vững sản xuất hàng hóa, gắn tạo nguyên liệu chế biến với tiêu thị sản phẩm, đầu tư cơ sở hạ tầng cho khai thác vận chuyển. Tuy nhiên một mối lo không nhỏ của những người trồng RSX là giá cả bấp bênh của sản phẩm do bị tư thương ép giá. Các hợp đồng liên kết hoặc giao khoán đất trồng RSX nhiều nơi bị phá vỡ do tới kỳ thu hoạch, người nhận khoán không tuân thủ tỷ lệ ăn chia như đã ký kết mà chưa có chế tài xử phạt nghiêm khắc cũng gây tâm lý ngần ngại cho các chủ rừng. e) Các chính sách khác có liên quan.
Đã đến lúc cần tổ chức đánh giá tác động của các chính sách đối với trồng RSX một cách toàn diện, hệ thống, nghiêm túc, khách quan và khoa học, khẳng định những khung chính sách cả vĩ mô và vi mô về hai mặt được và chưa được, đưa ra những đề xuất bổ sung hoàn thiện chính sách chung một cách kịp thời, phù hợp không chỉ trên phạm vi toàn quốc mà còn phải phù hợp với đặc trưng của từng vùng, miền, trong đó có tỉnh Thái Nguyên và huyện Định Hoá-Thái Nguyên. - Cú quy hoạch vựng trồng rừ ràng và ổn định trờn thực địa, gắn với thiết kế vi mô cùng tham gia (chọn cây trồng phù hợp lập địa, gắn kết thiết kế cụ thể và nghiệm thu chặt chẽ có sự tham gia của dân). Các giải pháp về kinh tế- xã hội. - Phải quy hoạch vùng trồng RSX gắn với mạng lưới chế biến và thị trường cả trên thực địa. Xây dựng quy hoạch và kế hoạch trồng RSX, quy hoạch cả mạng lưới theo chuỗi hành trình của dòng nguyên liệu từ tạo vùng nguyên liệu đến chế biến và tiêu thụ một cách khép kín không chỉ trên giấy tờ, bản đồ mà phải được thực địa hóa trên cơ sở thống nhất liên ngành, thống nhất giữa Trung ương và địa phương tạo được một lâm phận RSX ổn định có đầy đủ căn cứ pháp lý. Thực hiện khoán đất trồng rừng dài hạn cho hộ đối với chủ đất là lâm trường và hợp đồng với nhóm chủ hộ có đất theo cơ chế cùng đầu tư, cùng hưởng lợi với tỷ lệ ăn chia có phần ưu tiên hơn cho người trồng rừng để thu hút người dân địa phương tham gia. - Xây dựng các khu công nghiệp chế biến lâm sản tập trung, chủ đạo của các tỉnh kết hợp với phát triển các cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ, phân tán ở các huyện, xã nhằm giải quyết thị trường tiêu thụ gỗ cho các hộ trồng RSX, tạo thêm công ăn việc làm và phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương. - Đầu tư các công nghệ mới, hiện đại, các dây chuyền sản xuất liên hoàn,.. để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng nguyên. - Nhận thức và hiểu biết của người dân địa phương về sản xuất lâm nghiệp nói chung và trồng RSX thâm canh, tập trung nói riêng chưa cao, vì vậy cần có giải pháp để nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân địa phương, đặc biệt là các dân tộc ít người. Các giải pháp về thông tin, tuyên truyền và phổ cập. Đây là giải pháp cần được xem là trọng tâm, phải tổ chức thực hiện triệt để và có hiệu quả. Nội dung công tác thông tin, tuyên truyền cần tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau đây:. - Cần tuyên truyền, giới thiệu tác dụng của rừng trong việc cung cấp lâm sản và LSNG cũng như chức năng bảo vệ môi trường sinh thái của rừng, công việc này đòi hỏi các cán bộ truyền thông phải có trình độ nhất định. Để thực hiện được cần phải có sự phối hợp của nhiều tổ chức, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Đồng thời người dân cũng cần hiểu có thể phát triển kinh tế hộ gia đình từ việc trồng RSX. - Phổ biến chủ trương, đường lối phát triển lâm nghiệp hiện nay của Nhà nước, nhất là chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, giao đất giao rừng tới hộ gia đình, quyền lợi và nghĩa vụ của người trồng rừng và bảo vệ rừng,.. - Thông tin cho người dân địa phương biết về thực trạng trồng RSX của tỉnh Thái Nguyên và huyện Định Hoá-Thái Nguyên và các chương trình/ dự án, quy hoạch vùng nguyên liệu trên địa bản tỉnh, huyện, các giống cây trồng có năng suất và chất lượng cao,.. để mọi người có cách nhìn nhận đúng đắn về vấn đề này. Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác thông tin thị trường, sản phẩm, giá cả,.. cho người sản xuất. - Phổ cập kỹ thuật, tổ chức cho người dân địa phương tham quan, học tập các mô hình điển hình trồng rừng, các mô hình trồng rừng sản xuất có hiệu quả kinh tế và bền vững, qua đó phát động phong trào trồng rừng trong nhân dân, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia góp vốn trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng. Để công tác tuyên truyền và phổ cập đạt được kết quả cao cần phải áp. ở mọi nơi, mọi chỗ như trụ sở làm việc của xã, trường học, nhà văn hóa,.. Nội dung các chương trình tuyên truyền phải phong phú, đa dạng; cần lồng ghép và phối hợp nhiều chương trình với nhau, gắn kết các thông tin sản xuất nông, lâm nghiệp, đặc biệt là về các giống cây trồng và kỹ thuật mới, các hoạt động của các dự án bảo tồn, dự án lâm nghiệp xã hội,.. cũng như các hoạt động văn hóa, xã hội của xã, thôn với việc tuyên truyền, khích lệ người dân tham gia trồng RSX. Bên cạnh đó, cần chú ý đào tạo đội ngũ cán bộ tuyên truyền, phổ cập viên cấp xã, thôn và tạo điều kiện cho họ làm việc cho họ làm việc; tăng cường sự phối hợp, chỉ đạo giữa các cấp chính quyền với các bộ phận làm công tác tuyên truyền, phổ cập. Trong giải pháp này cần đặc biệt ưu tiên cho các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa trong huyện- nơi có hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển, nhận thức và mức sống của người dân còn nhiều hạn chế. - Phát triển công tác khuyến nông khuyến lâm đến tận từng thôn, xã, mỗi xã cần phải có 1 cán bộ khuyến nông cơ sở, mỗi cán bộ này phải được đào tạo chuyên môn tốt, có kỹ năng tiếp cận với người dân, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật như: giống mới cho năng xuất cao, kỹ thuật mới, tư vấn vay vốn,..đến với người trồng rừng. Quá trình phát triển trồng rừng sản xuất ở huyện Định Hóa. Quá trình trồng rừng được chia thành 3 giai đoạn như sau:. - Giai đoạn trước năm 1993: chủ yếu trồng rừng sản xuất theo kế hoạch của Bộ Lâm Nghiệp giao cho Lâm trường Định Hoá, loài cây chủ yếu là Lim xanh, Lát hoa, Bồ đề, Muồng đen và Mỡ. Hầu hết là giống chưa được cải thiện. Diện tích trồng được trong giai đoạn này là 2.025ha. Ngoài ra, còn một số diện tích rừng của tư nhân. Giống được trồng một phần đã được cải thiện như Keo lai, Bạch đàn. Ngoài ra, còn một số loài cây lâm sản ngoài gỗ như Trám, Tre măng, Luồng. Hiện nay đã thống kê được diện tích rừng trồng sản xuất tập trung của huyện là 7.641,8ha. Mục tiêu chủ yếu là cung cấp gỗ trụ mỏ, ván bao bì, vật liệu xây dựng, nguyên liệu giấy và ván dăm. Các loài lâm sản ngoài gỗ chủ yếu cung cấp cho nhu cầu sử dụng tại chỗ. Tổng kết đánh giá các mô hình rừng trồng sản xuất điển hình. Hiện nay hầu hết các mô hình rừng trồng sản xuất chưa có trữ lượng, chỉ có 3 mô hình đã có trữ lượng và có thể đánh giá được hiệu quả là:. - Mỡ trồng thuần loài 10 năm tuổi - Keo lai trồng thuần loài 7 năm tuổi. - Keo tai tượng trồng thuần loài 8 năm tuổi. Khả năng sinh trưởng và năng suất của mô hình Keo lai cao nhất, sau 7. Xét về hiệu quả kinh tế, các mô hình đều có lãi. Rừng trồng sản xuất phát triển tạo tiền đề cho phát triển ngành chế biến lâm sản, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Xột về hiệu quả phũng hộ, cỏc mụ hỡnh chưa cú sự sai khỏc rừ rệt, tuy nhiên nếu xét cụ thể thì mô hình Keo tai tượng cho hiệu quả cao nhất. Ảnh hưởng của chính sách tới phát triển rừng trồng sản xuất. Các chính sách có liên quan đến phát triển rừng trồng sản xuất tại huyện Định Hoá-Thái Nguyên có thể chia làm 5 nhóm: 1)Các chính sách về quản lý; 2) các chính sách về đất đai; 3) các chính sách về đầu tư, tín dụng; 4) thuế sử dụng đất; 5) các chính sách có liên quan như đổi mới cơ chế quản lý Lâm trường quốc doanh, quyền lợi và nghĩa vụ của đối tượng được giao, cho thuê đất lâm nghiệp,.
- Tập trung hơn nữa vào các chính sách đất đai, chính sách đầu tư, tín dụng và thị trường tiêu thụ lâm sản. - Phối hợp với các ban ngành cùng thực hiện tuyên truyền, khích lệ, nâng cao nhận thức của người dân địa phương về trồng rừng nói chung và rừng sản xuất nói riêng; cần đa dạng hơn nữa các nội dung tuyên truyền về thông tin nông – lâm nghiệp đặc biệt là thị trường và giá cả các mặt hàng.