MỤC LỤC
- Chủng nấm Metarhizium anisoplieae trên côn trùng hại lạc thu thập được tại một số ruộng lạc ở xã Nghi Trung - Nghi Lộc - Nghệ An. - Các loại côn trùng như cào cào, châu chấu, sâu róm, sâu khoang, sâu xanh, sâu cuốn lá. - Phân lập và nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Di truyền - Vi sinh, đại học Vinh.
* Chú ý: Để đạt hiêu quả cao cần quan sát các hoạt động của sâu ở các giai đoạn con trưởng thành, trứng, nhộng, ấu trùng. + Nấm được tạo thuần khiết bằng phương pháp nuôi cấy đơn bào tử trên môi trường Czapeck bằng kĩ thuật hộp trải và nuôi in vitro. - Từ xác sâu đã mọc nấm, dùng cặp (đã khử trùng) giữ mẫu và dùng que cấy (đã khử trùng) gạt một ít nấm mốc phía ngoài xác sâu lên đĩa petri chứa môi trường Czapeck và gạt đều trên bề mặt đĩa thạch bằng que trang (đã khử trùng).
- Đặt đĩa petri vào tủ ấm ở 300C (gói bao etylen hoặc giấy báo) đến khi nấm mọc, phân lập và bảo quản trong tủ lạnh. - Mỗi mẫu bỏ trong các ống nghiệm riêng đã được khử trùng và dùng các đũa thuỷ tinh riêng biệt (đã được khử trùng) cho từng mẫu và nghiền nát, sau đó bổ sung một ít nước cất, lắc đều liên tục trong 10 phút, để lắng trong vòng 30 phút, chắt lọc lấy dịch ta được dung dịch huyền phù chuẩn bị cho thí nghiệm. - Đặt đĩa petri có gói giấy báo vào tủ ấm ở 300C trong 5 ngày sau đó mô tả đăc điểm khuẩn lạc và đặt tên cho từng chủng nấm có trên đĩa thạch.
Mẫu nấm được nuôi sau 14 ngày trong ống nghiệm (lúc đã tạo thành rất nhiều bào tử) đem pha loãng thập phân thành dung dịch huyền phù từ 10-1 đến 10-7chuẩn bị cho thí nghiệm. Có nhiều phương pháp để định lượng vi sinh vật trong đó phương pháp đếm số lượng khuẩn lạc trên môi trường đặc ở hộp petri là một phương pháp phổ biến. Số lượng tế bào vi sinh vật có trong 1g đất hay 1ml được biểu thị bằng đơn vị CFU/g( hay CFU/ml) là số khuẩn lạc được hình thành từ một cơ thể vi sinh vật (tế bào ban đầu trong môi trường nuôi cấy trong điều kiện phù hợp mà mắt thường khó có thể quan sát được).
Cùng với phương pháp CFU, chúng tôi sử dụng phương pháp hóa lý như phương pháp đo độ đục (Nephlometer) với máy Turbidity/Nephlometer của Mỹ, từ đó tính ra đơn vị NTU ( Nephlo Turbidity Unit) tương ứng với số bào tử (đã biết theo phương pháp CFU) để kiểm tra nhanh hơn chính xác hơn. Chọn các đĩa có số khuẩn lạc 30- 50 để tính kết quả (đối với nấm mốc theo quy định của FDA- Food and Drug Asministration). Quan sát tiêu bản cố định là một phương pháp phổ biến trong nghiên cứu vi sinh vật để nghiên cứu cấu tạo tế bào của chúng và xác định các nhóm vi sinh vật.
Đo đường kính khuẩn lạc bằng micrometer từ khi xuất hiện đến ngày thứ 3 và tính tốc độ sinh trưởng của mỗi chủng nấm ứng với mỗi mức nhiệt độ tương ứng theo Blachman (1981). Đo đưòng kính khuẩn lạc của chủng Metarhizium anisoplieae từ khi xuất hiện đến ngày thứ 3 ở các độ pH từ đó xác định tốc độ sinh trưởng của mỗi chủng theo Blachman (1981). - Thu thập các mẫu sâu hại lạc ở xã Nghi Trung – Nghi Lộc – Nghệ An, các cá thể được lựa chọn có sức khỏe bình thường, chiều dài trung bình khoảng 2 cm.
Lạc là cây trồng bị nhiều loại sâu gây hại kể từ khi gieo trồng cho tới khi thu hoạch. Số lượng loài sâu hại và mật độ của chúng trên cây lạc thay đổi tuỳ theo điều kiện khí hậu thời tiết, giống, điều kiện kỹ thuật canh tác,. Từ khi mọc đến giai đoạn 3 lá bị sâu xám, sâu khoang, sâu róm tấn công.
Các loài sâu hại cây lạc thường chỉ xuất hiện vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây lạc. Sâu xám chỉ xuất hiện ở đầu vụ vào tháng 1-2, còn ở giai đoạn sau hầu như không bắt gặp. Bọ trĩ và ruồi đục lá xuất hiện gây hại ở giai đoạn cây lạc được 1-3 lá.
Rệp muội đen hại lạc Aphis craccivora là loài duy nhất xuất hiện trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, với mức độ phổ biến cao. Loài này sử dụng lá non, chồi hoa, đỉnh sinh trưởng làm thức ăn, gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng lạc tại Nghi Trung trong vụ Đông xuân. Thời tiết ấm, độ ẩm cao, xen kẽ các đợt không khí lạnh kèm theo mưa và sương mù, rất thuận lợi cho các đối tượng dịch hại phát sinh gây hại, trong khi hiện đang là thời kỳ cây trồng vụ xuân sinh trưởng và phát triển.
Cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng trừ dịch bệnh, hạn chế thiệt hại cho cây trồng. Các loại sâu bệnh này có khả năng lây lan trên diện rộng vì vậy cần thường xuyên thăm đồng để phát hiện bệnh và có biện pháp phòng trừ kịp thời. Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy, trong công tác phòng trừ sâu hại lạc, bà con nông dân vẫn dùng biện pháp hóa học là chủ yếu.
Mặc dù, người dân vẫn ý thức được tác hại của thuốc trừ sâu hóa học nhưng do tác dụng của các loại thuốc này cho hiệu quả tức thời và sử dụng thuận tiện. Việc sử dụng chế phẩm sinh học ở đây còn rất hạn chế, người dân chưa có thói quen sử dụng. Vì vậy, địa phương cần triển khai tuyên truyền và phố biến kiến thức rộng rãi về lợi ích lâu dài khi sử dụng các chế phẩm này, nhằm thay thế tập quán sử dụng thuốc trừ sâu lâu nay.