Bài tập rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả cho học sinh lớp 4 - 5

MỤC LỤC

Giới hạn nghiên cứu của đề tài

Đề tài được khảo sát ở một số trường Tiểu học thuộc địa bàn quận 4, quận 5 và quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.

CHƯƠNG :2 RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4 - 5

Quy trình rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn miêu tả

Để viết một đoạn văn miêu tả, HS cần có những kĩ năng về diễn đạt (dùng từ, đặt câu, sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá,..) đến những kĩ năng xõy dựng đoạn văn ở mức độ cao hơn : lời văn rừ ý, sinh động, giàu cảm xúc, bố cục chặt chẽ hợp lí. Những kĩ năng này cần được rèn luyện theo các mức độ từ thấp đến cao. Trong luận văn này, chúng tôi xin đề xuất hệ thống bài tập rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả cho HS lớp 4 - 5. Đây là những dạng bài tập cơ bản cần thiết cho việc tạo lập đoạn văn như : đặt câu, dùng từ, liên kết ý trong đoạn, liên kết câu, dựng đoạn,…Việc sử dụng hệ thống bài tập này trong quá trình dạy học phân môn TLV sẽ góp phần giúp GV rèn luyện tốt kĩ năng viết đoạn văn miêu tả cho HS, giảm bớt khó khăn cho HS khi tạo lập một văn bản hoàn chỉnh. Bài tập rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu trong đoạn văn. HS lớp 4 - 5 tuy đã có một số vốn từ miêu tả nhất định nhưng việc hiểu nghĩa và sử dụng từ trong các tình huống miêu tả chưa phù hợp. Bên cạnh đó việc nắm các quy tắc ngữ pháp về cấu trúc câu đoạn chưa chắc chắn nên khi viết đoạn các em còn dùng từ sai, viết câu chưa đúng. Vì vậy, cần có những bài tập rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu trong đoạn cho HS. Ở loại bài tập này, tôi chia thành các dạng bài tập đi từ mức độ thấp đến cao. Bài tập yêu cầu nhận diện từ ngữ miêu tả. Mục đích của dạng bài tập này là cung cấp, mở rộng thêm một số vốn từ miêu tả cho HS. Dữ kiện của bài tập là các đoạn văn miêu tả các sự vật gần gũi với cuộc sống của HS cũng như phù hợp với chương trình văn miêu tả trong SGK. Lệnh của BT yêu cầu HS tìm và gạch dưới các từ ngữ miêu tả quan trọng, nổi bật hoặc nêu được những tác dụng của chúng trong đoạn. Ví dụ 1 : Tìm những sự vật được miêu tả trong đoạn văn và gạch dưới những từ ngữ miêu tả các sự vật đó :. Không khí mang đẫm hơi thở lạnh giá ban đêm háo hức thu ánh nắng mặt trời. Làn sương mù, ẩm ướt lắng dần, khí trời mỗi lúc một thêm tươi mới, trong lành. Chim chóc tỉnh giấc, đua nhau cất lên muôn ngàn tiếng hót véo von. Cây cối nở xoè những chồi tơ xôn xao chào đón bình minh - vị tiên nữ dẫn đường cho thần mặt trời. Lọ Lem xuất hiện. Bỗng nhiên tiếng đàn ngưng bặt. Cả căn phòng im lặng. Mọi ánh mắt đều đổ dồn về phía cửa chính, nơi có người con gái kiều diễm đang tiến vào. Trông nàng mới xinh đẹp và duyên dáng làm sao. Trên đầu nàng đội một vương miện sáng lấp lánh. Mái tóc dài vàng óng được uốn thành những lọn buông xoã bờ vai trông mềm mại như những con sóng nhỏ. Đôi mắt xanh biếc và trong như thuỷ tinh. Cái miệng nhỏ xinh như một đoá hoa hàm tiếu. Nàng như rực rỡ trong chiếc váy màu xanh mềm mại có đính những viên kim cương nhỏ xíu. Mỗi bước đi uyển chuyển của nàng đều làm đốm sáng từ những viên kim cương ấy di chuyển tạo thành một vầng hào quang lấp lánh xung. Nhưng đặc biệt nhất vẫn là đôi giày bằng pha lê ôm gọn lấy đôi bàn chân xinh xắn của nàng. Mọi cô gái nhìn thấy đôi giày đều phải ghen tị và ao ước có được nó.. a) Ghi lại những từ ngữ tả ngoại hình của Lọ Lem. Thuyền theo gió cứ từ từ mà ra đi giữa khoảng..(6). Đêm thanh, cảnh vắng, bốn bề.. Mức độ thứ hai : Dữ kiện của BT là những đoạn văn miêu tả đã được lược bỏ các từ ngữ miêu tả. Lệnh của BT yêu cầu HS tự tìm từ ngữ để điền vào chỗ trống thích hợp. Ví dụ : Hãy viết thêm vào chỗ trống một số từ ngữ thích hợp để tạo thành một đoạn văn tả người bạn :. Bạn có gương mặt.. Mức độ thứ ba : Dữ kiện của BT là đoạn văn gồm các câu văn miêu tả chưa hoàn chỉnh. Lệnh của BT yêu cầu HS tự tìm các từ ngữ phù hợp với nội dung câu, đoạn văn để điền vào chỗ trống thích hợp nhằm hoàn chỉnh các câu văn miêu tả. Ví dụ : Dưới đây là những phác thảo của bạn Đào Hương khi chuẩn bị viết một đoạn văn tả cảnh đêm trăng quê hương. Em hãy viết vào những chỗ có dấu [..] những từ ngữ thích hợp để giúp bạn hoàn chỉnh đoạn văn sau :. tiếng côn trùng rả rích. Bài tập yêu cầu HS dùng từ, đặt câu với các từ ngữ, hình ảnh miêu tả. Những bài tập này có mục đích giúp HS vận dụng sự hiểu biết về ngữ nghĩa, cấu tạo, khả năng kết hợp giữa các từ trong câu, để đặt câu phù hợp với tình huống nói, viết. Câu văn HS viết ra phải đúng nghĩa, đúng ngữ pháp. Dữ kiện của BT là các hình ảnh, từ ngữ, câu văn miêu tả đặc điểm, hoạt động của đối tượng. Lệnh bài tập yêu cầu HS đặt câu hoặc viết lại thành câu văn miêu tả từ những từ ngữ cho sẵn. a) Đánh số thứ tự từ 1 đến 4 vào ô tròn cạnh hình theo một chuỗi hành động hợp lí. b) Tìm các từ tả hoạt động của con vật trong bức tranh. c) Đặt câu một hoặc hai câu miêu tả có các từ tả hoạt động của con vật đó. Bài tập rèn kĩ năng sắp xếp ý, liên kết ý trong đoạn văn. Các câu trong đoạn văn luôn hướng đến một chủ đề nhất định và có sự kết hợp mạch lạc, thống nhất về mặt ngữ nghĩa sao cho chúng luôn phù hợp về nội dung và không mâu thuẫn, loại trừ lẫn nhau. Với bài tập rốn kĩ năng sắp xếp ý, HS sẽ ý thức rừ hơn về sự liờn kết nội dung giữa các câu trong đoạn văn, từ đó vận dụng sự liên kết này để viết ra những đoạn văn miêu tả có các câu văn được sắp xếp hợp lí, logic, thống nhất, mạch lạc về nội dung. Bài tập rèn kĩ năng sắp xếp ý yêu cầu HS dựa vào ý để sắp xếp các câu trong đoạn văn thành một chuỗi các hành động, sự việc liên tiếp nhau đề cập đến một đối tượng chung hoặc các đối tượng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Dữ kiện của bài tập là các câu văn miêu tả một bộ phận, một phần của đối tượng sắp xếp lộn xộn, rời rạc. Lệnh của bài tập yêu cầu HS dựa vào sự liên kết ý của các câu văn để sắp xếp lại trật tự của chúng trong đoạn văn, từ đó chọn đúng thứ tự miêu tả cho các câu văn hoặc sắp xếp các câu văn miêu tả thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Bài bạn viết có mấy câu sau :. a) Đôi mắt nâu trầm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc. b) Con chim gáy hiền lành, béo nục. c) Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng đeo nhiều vòng cườm đẹp. d) Con chim phúc hậu và chăm chỉ, con chim mỡ màng, no ấm của mùa gặt hái tháng mười. e) Chim gáy bao giờ cũng thế, tháng năm đi ăn đôi, tháng mười thì kéo đàn về mùa gặt.

Hình 2-1: Cấu trúc đoạn diễn dịch
Hình 2-1: Cấu trúc đoạn diễn dịch

CHƯƠNG :3 THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM

Giới thiệu khái quát quá trình thử nghiệm 1. Mục đích thử nghiệm

- Mức độ Giỏi (9-10 điểm) : Học sinh nắm được nội dung bài học ; biết cách phân tích đề ; nắm được quy trình viết đoạn văn miêu tả ; dùng từ chính xác ; biết sử dụng và kết hợp biện pháp nghệ thuật, thể hiện được cảm xúc khi miêu tả ; sử dụng được các mô hình đoạn văn đã học vào việc viết đoạn văn ; viết được một đoạn văn miêu tả có bố cục chặt chẽ trong đó có dùng các phép liên kết câu, biết tự phát hiện lỗi và sửa lỗi trong đoạn văn. - Mức độ Trung bình (5-6 điểm) : Học sinh nắm được nội dung bài học ở mức độ trung bình ; phân tích đầy đủ đề bài, đoạn văn rời rạc chưa có sự liên kết giữa các câu ; chưa biết dùng các biện pháp nghệ thuật phù hợp. Xử lý kết quả thử nghiệm. Để tiến hành xử lý kết quả của việc rèn kĩ năng viết đoạn ở lớp thử nghiệm và lớp đối chứng, nhằm rút ra những kết luận khoa học, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp khác nhau sau :. Phương pháp xử lí về mặt định lượng : Để xử lí kết quả thử nghiệm, chúng tôi đã sử dụng phương pháp thống kê toán học, cụ thể là phương pháp thống kê mô tả trong đó sử dụng các thông số sau :. Tỉ lệ % để phân loại kết quả học tập, khả năng sáng tạo làm cơ sở để so sánh kết quả giữa các nhóm lớp thử nghiệm và nhóm lớp đối chứng. Giá trị trung bình được tính theo công thức sau :. là giá trị trung bình cộng n là số học sinh. là giá trị điểm số. là số HS đạt điểm tương ứng. Độ lệch chuẩn được tính bằng công thức. Trong trường hợp TBC lớp thử nghiệm cao hơn lớp đối chứng, xem xét về mặt thống kê toán học, sự chênh lệch ấy có ý nghĩa hay không, chúng tôi đã dùng công thức toán thống kê sau để kiểm định ý nghĩa khác biệt đó. Nếu t < thì chấp nhận giả thuyết. Nếu t > thì bác bỏ giả thuyết. : sự khác nhau giữa và là không có nghĩa).

Kết quả thử nghiệm

Nó được xác định theo các tiêu chí và mức độ hoạt động, sự hứng thú, chú ý của học sinh trong giờ học. Nhìn vào kết quả học tập chúng ta nhận thấy : kết quả học tập ở lớp thử nghiệm cao hơn hẳn lớp đối chứng.

Bảng 3-5 : Kết quả lĩnh hội tri thức của HS qua các bài thử nghiệm
Bảng 3-5 : Kết quả lĩnh hội tri thức của HS qua các bài thử nghiệm