MỤC LỤC
Việc tồn dư thuốc kháng sinh và các hóa chất độc hại trong thủy sản không những ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường xung quanh mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến nền kinh tế ở trong nước, đặc biệt nước ta lại là một nước có nền kinh tế nông nghiệp giữ một vai trò quan trọng, trong đó ngành nuôi trồng thủy sản với mục tiêu đến năm 2015, sản lượng thủy sản đạt 3,6 triệu tấn, chiếm tỷ trọng 3,5-4,0 tỷ USD và đến năm 2020 sản lượng thủy sản sẽ đạt 4,5 triệu tấn, chiếm tỷ trọng 5,0-5,5 tỷ USD [46]. Với những danh y nổi tiếng qua các triều đại như: Tuệ Tĩnh (đời nhà Trần), Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác (đời nhà Hậu Lê), GS Đặng Văn Ngữ (1956) với công trình nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn trên 500 loài cây khác nhau,…Ngoài ra với một đất nước có nhiều dân tộc, mỗi một dân tộc lại có kinh nghiệm sử dụng các loại thảo dược khác nhau trong việc chữa bệnh cho người. Chính dựa trên một nền văn hóa lâu đời và đa dạng như vậy nên để khắc phục và hạn chế việc sử dụng thuốc kháng sinh trên thủy sản, các nhà khoa học trong nước đã có những công trình nghiên cứu về các loại thảo dược trong việc phòng và trị bệnh cho vật nuôi nói chung và thủy sản nói riêng.
Trong quá trình nuôi các loại thủy sản với kinh nghiệm của mình các hộ nuôi trồng cũng đã sử dụng một số biện pháp đơn giản và rẻ tiền nhằm hạn chế dịch bệnh như: dùng lá xoan ngâm thả trong ao nhằm mục đích phòng và chữa bệnh do giáp xác gây ra hoặc để hạn chế sự phát triển của trùng mặt trời (Trichodina) kí sinh và gây bệnh trên các loài cá nước ngọt. Thử nghiệm được tiến hành bằng cách chiết xuất dịch chiết từ các loại thảo dược Tỏi (nước và cồn), lá Xoan, cây Cỏ mực, Cộng sản, lá Bỏng, lá Hoàn ngọc; sau đó pha loãng ở các nồng độ khác nhau và thử nghiệm trên đĩa có tráng vi khuẩn Aeromonas sp với mật độ 106CFU/ml. Một số sản phẩm do Trung tâm quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản miền Bắc thuộc Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I bài chế như: thuốc KN-04-12 của tác giả Hà Ký là sản phẩm thuốc thảo dược của cấp nhà nước mã số KN-04-12 gồm các thành phần Tỏi, Sài đất, Nhọ nồi, Cỏ sữa, Chó đẻ răng cưa phối trộn với vitamin và một số khoáng vi lượng khác.
Thuốc Becanor TD1 và Becanor TD2 là 2 sản phẩm của tác giả Phan Thị Vân, gồm thành phần chính là Tỏi ngoài ra còn có một số thành phần khác như: vitamin và một số khoáng vi lượng khác,… Sản phẩm dùng để phòng trị bệnh lở loét, đốm đỏ cho một số loài cá nước ngọt như: cá Trắm cỏ, cá Tra, cá Ba sa, cá Chép. Bùi Quang Tề (2005) đã nghiên cứu chế phẩm VTS1 – C và VTS1 – T là 2 sản phẩm phối chế từ các hoạt chất tách chiết từ tỏi, sài đất sử dụng phòng bệnh cho cá tra và tôm sú nuôi ao hoặc nuôi lồng đạt kết quả tốt, phòng được bệnh nhiễm khuẩn do các vi khuẩn Aeromonas hydrophyla, Edwarsiella tarda, Hafnia alvei, Vibrio harveyi, V.alginolyticus cho tôm cá [47]. Nguyễn Quang Linh, Trần Quang Khánh Vân và các cộng sự đã nghiên cứu chế phẩm Bokashi trầu, là chế phẩm được sản xuất dựa trên công nghệ chiết xuất dịch chiết từ lá trầu và lên men với các vi sinh vật có lợi, chế phẩm tạo nên có thành phần chủ yếu: eugenol, chavicol, estradiol, cadinen và các hợp chất phenol khác từ dịch chiết lá trầu và các vi sinh vật chủ yếu thuộc nhóm Lactobacillus.
Như vậy có thể thấy ở nước ta đã có những công trình nghiên cứu về tác dụng của các loại thảo đối với các bệnh trên thủy sản nuôi cũng như các nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa học của các loại thảo dược để chiết xuất thảo dược dưới dạng thuốc dễ sử dụng. Ngoài ra các nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy Tỏi có tác dụng chữa trị được nhiều căn bệnh như: các bệnh về tai, mũi, họng; bỏng nhiễm khuẩn và vết thương có mủ; dùng Tỏi để trị các loại giun; dùng nước ép Tỏi để trị viêm âm đạo trùng roi; chữa các bệnh về tim mạch [4, tr. Đối với Ổi, một số công trình nghiên cứu về thành phần hoá học cho thấy quả và lá đều chứa sitosterol, quercetin, quaijaverin, leucocyanidin và avicularin, trong lá Ổi non và búp non còn có volatile oil, eugenol, 7-10%.
Chất tanin (chất chát) làm kết tủa protein ở niêm mạc tạo thành màng bao che niêm mạc, có tác dụng làm săn se niêm mạc ruột, dạ dày, giảm tiết dịch vị và dịch ruột, giảm nhu động ruột, do đó nó có tác dụng chữa tiêu chảy. Một số nghiên cứu khác đã chứng minh chiết xuất từ lá và vỏ cây của cây Ổi có tác dụng kháng lại một số vi khuẩn: Bacillus, Clostridium, E.coli, Shigella, Staphylococcus, Salmonella và Pseudomonas, ngoài ra còn có khả năng kháng lại một số nấm (Candia) [4, tr. Theo kinh nghiệm dân gian ở nước ta, lá và búp Ổi non có tác dụng chữa vết thương do chấn thương hoặc do thú, trùng cắn; vết loét lâu lành ở chân tay; đau răng hoặc vết lở ở miệng; ho, sốt, viêm họng; tiêu chảy cấp;.
Theo kinh nghiệm dân gian, lá Cỏ lào ở dạng tươi được dùng để đắp vết thương ngoài, giúp cầm máu và nhanh lên da non; lá non nấu nước tắm có tác dụng chữa ghẻ; lá non Cỏ lào hãm lên pha với nước đường uống có tác dụng chữa lỵ cấp tính và ỉa chảy; nước sắc Cỏ lào dùng uống chữa đau nhức xương…. Dịch chiết từ Cỏ lào được tinh chế thành dạng cao có tên gọi là Eupolin – 12 dùng để điều trị các bệnh như: viêm nhiễm cấp, viêm nhiễm mãn tính liên quan đến răng, lợi (thử nghiệm của Trương Minh Kháng, 1989). Theo các tài liệu nghiên cứu về thành phần hóa học của Cỏ mực đã được công bố thì trong Cỏ mực có alcaloid ecliptin, nicotine, α- terthienylinethenol, α-formyl α-terthienyl; còn có tinh dầu, tanin, chất đắng, caroten, cumarin lacton.
Ngoài ra theo các nghiên cứu được tiến hành trên chuột của UCLA Alzheimer’s Disease Center và của các nhà khoa học Veterans Affairs đã chỉ ra rằng, hoạt chất curcumin có tác dụng làm chậm quá trình hình thành loại protein có tên “beta amyloid” trong não, đây là nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer ở những người già. Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn của tinh dầu và một số thành phần có trong tinh dầu đã thu được kết quả là tinh dầu Nghệ, turmerol và ar- turmerol đều có tác dụng mạnh với Mycobacterium tuberculosis H37Rv ở độ pha loãng 1 microgam/ml.
- Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ bảo quản và thời gian bảo quản đến hiệu lực kháng khuẩn của dịch ép từ lá Cỏ lào. Rồi cân khối lượng lá rồi cho vào máy xay thật Khả năng kháng vi khuẩn Streptococcus sp của hỗn hợp Tỏi và Húng quế với các tỷ lệ khác nhau. Lấy 0,1ml nước nghiên cứu ở 2 – 3 độ pha loãng khác nhau, nuôi cấy trên đĩa thạch chứa môi trường cần thiết bằng que gạt.
Kháng sinh đồ được thực hiện trên môi trường Nutrient agar, các đĩa giấy có kích thước 6 mm được tẩm dịch ép của các loại thảo dược đến no (mỗi nồng độ thảo dược thử nghiệm được lặp lại 4 lần). - Vi khuẩn được lưu giữ lấy ra nuôi cấy tăng sinh, sau đó xác định mật độ vi khuẩn, tiến hành thí nghiệm với mật độ vi khuẩn 106 CFU/ml. - Từ thí nghiệm này, ta so sánh được hiệu quả kháng khuẩn giữa dịch ép các loại thảo dược và các thuốc kháng sinh thường dùng.
- Vi khuẩn được lưu giữ lấy ra nuôi cấy tăng sinh, sau đó xác định mật độ vi khuẩn, tiến hành thí nghiệm với mật độ vi khuẩn 106 CFU/ml. - Từ thí nghiệm này, ta sẽ xác định được khả năng kháng vi khuẩn Streptococcus sp ở các nồng độ của từng loại thảo dược. - Từ đó ta rút ra được tỷ lệ pha cho hiệu quả kháng khuẩn cao nhất, đồng thời so sánh đối chứng với 2 loại thuốc kháng sinh ở trên.
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản và thời gian bảo quản đến khả năng kháng vi khuẩn Streptococcus sp của một số loại thảo dược (Cỏ lào). - Từ thí nghiệm này ta sẽ rút ra được ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản và thời gian bảo quản đến hiệu lực kháng khuẩn của dịch ép đối với một số thảo dược như Cỏ lào.