MỤC LỤC
Với tư cách là một lĩnh vực kinh tế thì dịch vụ được hiểu là: “ bao gồm các hoạt động kinh tế mà kết quả của nó không phải là sản phẩm hữu hình cụ thể, quá trình tiêu dùng thường được thực hiện đồng thời với quá trình sản xuất và tạo ra giá trị gia tăng dưới các dạng như sự tiện ích, sự thoải mái, thuận tiện, hoặc sức khỏe..”. Ngoài những yếu tố như trình độ chuyên môn của nhân viên, sự hiện đại và đầy đủ của tiện nghi, cơ sở vật chất, thì chất lượng dịch vụ còn phụ thuộc rất lớn vào tâm lí của nhân viên cũng như của khách hàng, môi trường, quá trình dịch vụ, các yếu tố ngoại vi như mối quan hệ giữa các khách hàng. - Tính thống nhất của ngân hàng là rất lớn, bởi một ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì phải thống nhất chặt chẽ vào các ngân hàng khác và cả hệ thống.Sự khủng hoảng của một ngân hàng riêng lẻ có thể kéo đến sự sụp đổ của cả hệ thống ngân hàng và làm sụp đổ nền kinh tế.
Các sản phẩm dịch vụ tài chính cũng vậy, một khi sản phẩm dịch vụ của một ngân hàng có thương hiệu tốt hơn sẽ giúp cho khách hàng có cái nhìn thiện cảm hơn với các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng và cho rằng chúng sẽ có chất lượng cao hơn so với ngân hàng khác. Hoạt động kinh doanh ngân hàng thường chứa đựng nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hối đoái, rủi ro lãi suất…Chính vì thế, một ngân hàng có thương hiệu mạnh thì ngân hàng đó hạn chế được nhiều loại rủi ro do lợi thế về qui mô do uy tín mang lại. Đồng thời do đã có thương hiệu nên các ngân hàng này thường có hệ thống quản trị rủi ro mạnh, tập trung nhiều chuyên gia giỏi và công nghệ quản trị rủi ro cao giúp ngân hàng mình giảm thiểu được rủi ro một cách hiệu quả.
Do tính chất riêng biệt trong ngành tài chính ngân hàng thì để một ngân hàng xây dựng thương hiệu thành công cần ít nhất một thời gian từ 5- 10 năm để xây dựng. Khi các ngân hàng sử dụng thương hệu như một công cụ để tiếp thị bản thân, sản phẩm, dịch vụ của mình đến khách hàng nó sẽ làm giảm bớt hình ảnh con người trong giao tiếp với khách hàng. Điều này làm ảnh hưởng không tốt đến bản chất của kinh doanh ngân hàng: cần sự giao tiếp giữa nhân viên ngân hàng và khách hàng nhằm tìm hiểu và thoả mãn các nhu cầu vể sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng.
Đồng thời khi xây dựng thương hiệu, hình ảnh của ngân hàng thường bị cố định vào một hoặc một nhóm sản phẩm cố định làm hạn chế khả năng đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng. Nhớ đến thương hiệu: Khách hàng tự nhớ ra thương hiệu mà không cần trợ giúp Nhận biết có trợ giúp: khách hàng có thể nhận ra được thương hiệu nhưng cần có sự trợ giúp. Tuy vậy, việc quảng bá thương hiệu cũng rất tốn kộm nờn việc hiểu rừ được mức độ ảnh hưởng của sự nhận biết đến tiến trình lựa chọn sản phẩm sẽ giúp cho các doanh nghiệp có được cách thức xây dựng thương hiệu đạt hiệu quả cao với một chi phí hợp lý.
Sự nhận biết thương hiệu được tạo ra từ các chương trình truyền thông như quảng cáo, quan hệ cộng đồng, khuyến mãi, bán hàng cá nhân hay tại nơi trưng bày sản phẩm. Với những loại sản phẩm hay dịch vụ mà người tiêu dùng lên kế hoạch mua sắm trước khi đến nơi bán hàng thì tiêu chí thương hiệu nhận biết đầu tiên đóng vai trò rất quan trọng. Điều này được lý giải là đối với những sản phẩm đắt tiền thì người ta thường luôn lên kế hoạch cho việc mua sắm, vì vậy mà thường người mua đã lựa chọn thương hiệu mà mình sẽ mua từ trước, và thường thì thương hiệu mà họ nghĩ đến đầu tiên sẽ rất dễ được người mua chọn lựa.
Một số ví dụ về sản phẩm thuộc chủng loại này như tivi, xe máy, máy tính, điện thoại… Thông thường khi một thương hiệu có độ nhận biết đầu tiên lớn hơn 50%.
Thương hiệu được nhận biết đầu tiên chính là thương hiệu mà khách hàng sẽ nghĩ đến đầu tiên khi được hỏi về một loại sản phẩm nào đó. Ví dụ, khi nghĩ đến tivi thì người Việt Nam thường nghĩ đến Sony đầu tiên, tương tự khi nói đến xe gắn máy thì mọi người thường nghĩ ngay đến Honda. Hệ thống nhận diện thương hiệu được xây dựng nhằm đem lại sự khác biệt cho thương hiệu và truyền tải triết lý kinh doanh của doanh nghiệp.
Hệ thống này sử dụng nhóm các yếu tố như những dấu hiệu nhận biết đặc trưng, nghệ thuật chữ, hình ảnh, màu sắc với mục đích phản ánh cũng như thể hiện theo một cách riêng những đặc điểm duy nhất của doanh nghiệp. Đồng thời hệ thống nhận diện thương hiệu cũng là một công cụ chiến lược, thông qua đó doanh nghiệp gửi gắm thông điệp định vị, tính cách thương hiệu cũng như khẳng định lời cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng. Hệ thống nhận diện một thương hiệu mạnh phải có một ý tưởng cụ thể, khác biệt, dễ nhớ, đáng tin cậy, uyển chuyển linh động và phải thể hiện một bản sắc văn hóa riêng.
- Thu hút khách hàng tiềm năng: chỉ cần được khách nhớ đến thì nó sẽ có cơ hội được khách hàng nghĩ đến, cân nhắc khi có nhu cầu về một sản phẩm nào đó. - Tăng cường sự quan tâm hiểu biết: nếu khách hàng biết đến thương hiệu thì trong một chừng mực nào đó, họ sẽ có sự tò mò tìm hiểu về thương hiệu. - Nâng cao dự định tiêu dùng: Bước đầu tiên của quy trình mua sắm là chọn ra một vài thương hiệu để xem xét.
Do đó, việc nhớ ra thương hiệu đầu tiên là rất quan trọng, những thương hiệu được nhớ ra đầu tiên sẽ có lợi thế hơn.
Thứ nhất, thương hiệu là phương tiện cạnh tranh hàng hoá dịch vụ cần có cái tên, đó là dấu hiệu để khách hàng phân biệt nó với các loại hàng hoá dịch vụ khác cùng loại, nó thông báo chỉ những đặc tính vật chất tinh thần của hàng hóa dịch vụ cung cấp. Trong kinh doanh các công ty luôn đưa ra một tổ hợp các thuộc tính lý tưởng về các thế mạnh, lợi ích đích thực và đặc trưng nổi trội của hàng hoá, dịch vụ sao cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của từng nhóm khách hàng cụ thể. Khi đã tạo dựng được sự tin tưởng của khách hàng đối với thương hiệu nào đó thì việc mở rộng thị trường, thậm chí phát triển những dòng sản phẩm mới dưới uy tín của thương hiệu đó trở nên dễ dàng được người tiêu dùng chấp nhận hơn.
Giai đoạn chuyển đổi cơ chế diễn ra bắt đầu thập kỷ 90, các ngân hàng được tách ra thành hệ thống ngân hàng hai cấp mà phía trên là ngân hàng Nhà nước nắm giữ nhiệm vụ quản lý nhà nước, phía dưới là các NHTM quốc doanh. Khoảng vào những năm 1992 – 1994, thời gian được đánh dấu bằng những sự kiện hàng loạt các Ngân hàng TMCP tư nhân ra đời, có vài chục NHTM hiện nay hoạt động được khai sinh trong thời điểm này. Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO là một cột mốc quan trọng, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của nhều lĩnh vực, ngành nghề trong nước trong đó có lĩnh vực ngân hàng.
Các NHTM không chỉ cạnh tranh về chất lượng và số lượng dịch vụ mà ngày càng tìm mọi cách thu hút thêm khách hàng mới và níu giữ khách hàng trung thành thông qua việc tăng cường xây dựng, quảng bá và phát triển thương hiệu của ngân hàng mình. Hai sự kiện đặc biệt khác của năm này đó là việc Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam vào ngày 02/06/2008, tiếp theo đó, ngân hàng quốc doanh thứ hai sau Vietcombank ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) tiến hành cổ phần hoá vào ngày 24/12/2008 đã trở thành điểm nhấn trong năm của thị trường. Đồng thời, việc chuyển đổi mô hình hoạt động của một số ngân hàng quốc doanh theo xu hướng tích cực, chủ động kinh doanh và thị trường tài chính nước ta mở cửa tự do làm cho sự cạnh tranh của các ngân hàng khốc liệt hơn.
Đến cuối năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 655 đơn vị hưởng lương từ ngân sách đã trả lương qua tài khoản theo Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ, chiếm 63,5% trong tổng số đơn vị hưởng lương ngân sách trên địa bàn, đạt chỉ tiêu đề ra của NHNN Việt Nam.