MỤC LỤC
Quy mô nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động Vấn đề đầu tiên được quan tâm đến khi xem xét khả năng huy động vốn của một NHTM chính là quy mô vốn Ngân hàng đó huy động được. - Các quỹ: quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng rủi ro, các quỹ khác - Tỷ lệ nhất định cổ phần ưu đãi có thời hạn và giấy nợ có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu;. Nếu quy mô vốn cho biết độ lớn của lượng vốn Ngân hàng huy động được thì tốc độ tăng trưởng phản ánh sự tăng (giảm) của vốn tại các thời điểm khác nhau cũng như sự tăng (giảm) đó là nhiều hay ít.
Điều đó, một mặt, giúp Ngân hàng thuận lợi hơn trong việc dự kiến lượng vốn huy động được để có kế hoạch điều hoà vốn, tạo được sự phù hợp giữa phương án mở rộng huy động vốn với mở rộng tín dụng. Nó có thể được thực hiện dựa trên việc sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại vốn: theo đối tượng huy động, theo kỳ hạn, theo tính chất hay theo loại tiền. Qua đó, người ta có thể nhận thấy chính sách huy động vốn của Ngân hàng và đánh giá được Ngân hàng có đạt được mục tiêu trong trường hợp thực hiện thay đổi cơ cấu vốn hay không.
Do chi phí huy động vốn tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng nên khi xét hiệu quả huy động vốn, ta phải xét đến chi phí huy động vốn. Nó bao gồm chi phí trả trực tiếp cho người gửi tiền (quà tặng, quay số trúng thưởng, kèm bảo hiểm…), chi phí tăng tính tiện ích cho người gửi tiền (mở chi nhánh, quầy phòng, điểm huy động, trang bị máy đếm tiền, soi tiền cho khách hàng kiểm tra, huy động tại nhà, tại cơ quan…), chi phí lương cán bộ phòng nguồn vốn, chi phí bảo hiểm tiền gửi…Một số chi phí khác được tính chung vào chi phí quản lý và rất khó phân bổ cho hoạt động huy động vốn. Thông thường các ngân hàng chịu chi phí thấp với nguồn vốn có thời hạn ngắn do tính ổn định không cao và ngược lại chịu chi phí cao với nguồn vốn có thời hạn dài do tính ổn định của nó.
Việc chi phí vốn huy động sẽ tác động đến thu nhập của việc sử dụng nguốn vốn huy động, vì thế các ngân hàng luôn tìm các giảm tối đa chi phí để tăng lợi nhuận. Theo đó ngân hàng sẽ chuyển hoá nguồn vốn - tiền gửi, tiền vay, vốn của chủ - thành các loại tài sản như ngân quỹ, tín dụng, chứng khoán, các tài sản khác theo một phương thức thích hợp, nhằm thoả mãn các mục tiêu mà ngân hàng đặt ra. Nếu dùng chỉ tiêu chênh lệch thu chi từ lãi (thu nhập từ lãi – chi phí trả lãi) để đo mối liên hệ sinh lời giữa nguồn vốn và tài sản thì sinh lời tăng khi lãi suất bình quân của tài sản phải lớn hơn lãi suất bình quân của nguồn vốn, hoặc lãi suất biên của tài sản phải lớn hơn lãi suất biên của nguồn vốn.
Ngân hàng có thể theo đuổi lãi suất huy động cao để kiếm tìm các nguồn tiền với quy mô lớn, để cho vay với lãi suất cao hoặc từ lãi suất cho vay phải chấp nhận trên thị trường, nỗ lực tìm kiếm các nguồn với chi phí thấp. Ngược lại một danh mục tài sản nếu bao gồm phần lớn các tài sản rủi ro thấp sẽ hạn chế thu nhập của nhận hàng, hạn chế ngân hàng mở rộng quy mô trong môi trường kinh doanh đầy biến động. Sau khi nghiên cứu các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn, ta sẽ tiếp tục nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả huy động vốn để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại.
Huy động vốn giữ vị trí nhất định trong chính sách của các nhà lãnh đạo Ngân hàng, tuỳ thuộc vào quan điểm của họ về hoạt động này cũng như về các hình thức huy động vốn khác nhau. Chính vì vậy mà các NHTM phải không ngừng nâng cao và đảm bảo uy tín của mình trên thương trường, từ đó có điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, thu hút được nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư. Bởi vì họ nghĩ rằng Ngân hàng hoạt động lâu thì có thế lực, uy tín trên thị trường, có kinh nghiệm trong thực hiện các nghiệp vụ, nguồn vốn và có khả năng thanh toán cao.
Thái độ thân thiện, vui vẻ, phong cách chuyên nghiệp của giao dịch viên giúp tạo tâm lý thoải mái, an tâm cho khách hàng và góp phần tạo nên nét đặc trưng cho chất lượng dịch vụ của một Ngân hàng. Trong điều kiện lĩnh vực Ngân hàng – tài chính ngày càng phát triển, chất lượng dịch vụ là nhân tố quyết định sự thắng lợi của một Ngân hàng trong cạnh tranh. Trái lại, khi khách hàng cảm thấy thoả mãn với những gì họ nhận được, họ có thể mở rộng giao dịch với Ngân hàng, không chỉ gửi tiền mà còn mua kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, đi vay và thanh toán qua Ngân hàng.
Khách hàng gửi tiền hay mua công cụ nợ do Ngân hàng phát hành căn cứ trên sự tín nhiệm của họ vào sự đảm bảo của Ngân hàng về việc họ sẽ được hoàn trả lại tiền đúng theo thoả thuận. Họ có thể tiếp cận doanh nghiệp tương đối dễ dàng thông qua những hoạt động không thể thiếu với mỗi doanh nghiệp như: mở tài khoản, thực hiện thanh toán, đăng ký mã số thuế với cơ quan thuế,. Trong trường hợp người dân có tâm lý e ngại các giao dịch với Ngân hàng như ở các nước có hệ thống tài chính chưa phát triển thì sự thâm nhập sâu của Ngân hàng vào đời sống kinh tế người dân lại càng không đơn giản.
Việc đa dạng hoá hình thức huy động giúp Ngân hàng đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu của khách hàng đồng thời có thể gia tăng thêm những lợi ích khách hàng được hưởng. Do vai trò quan trọng của tiền gửi, nhất là tiền gửi của dân cư trong tổng vốn của NHTM, nhân tố khách quan tác động đến huy động vốn của Ngân hàng được đề cập tới đầu tiên chính là yếu tố thuộc về đối tượng này: tâm lý dân cư. Tuy nhiên, đối tượng khách hàng này khi được khai thác tốt lại mang đến cho Ngân hàng những lợi ích và ưu thế mà khách hàng doanh nghiệp không có được.
Vì vậy, để huy động được vốn từ khách hàng cá nhân, các NHTM cần triển khai nghiên cứu thị trường một cách nghiêm túc, cẩn trọng để lựa chọn được khách hàng tiềm năng và có chiến lược tiếp cận, khai thác đối tượng khách hàng đó. Đối thủ của một NHTM trong việc huy động vốn không chỉ là những Ngân hàng khác, những tổ chức tín dụng có cùng nghiệp vụ nhận tiền gửi hay phát hành giấy tờ có giá. Tại những nước đang phát triển, sự tăng trưởng cao đột ngột của thị trường chứng khoán có thể là nguyên nhân khiến nhiều khách hàng rút tiền khỏi hệ thống Ngân hàng để chuyển sang đầu tư trên thị trường chứng khoán.