MỤC LỤC
- Thể chế thị trường định hướng XHCN từng bước được hoàn chỉnh và do đó ngày càng phát huy khả năng tự điều chỉnh của thị trường kết hợp với sự điều tiết vĩ mô hợp lý của Nhà nước (từ trực tiếp sang gián tiếp, thông qua các công cụ tài chính, ngân hàng, đầu tư, mua sắm của Chính phủ, dự trữ quốc gia..), làm cho thị trường trở thành tín hiệu tin cậy, có tác dụng định hướng và quyết định sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng. Bên cạnh các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện đang hoạt động, với một thị trường được đánh giá là đầy tiềm năng phát triển, chắc chắn trong thời gian tới Việt Nam sẽ đón nhận thêm nhiều nhà phân phối lớn nước ngoài khác, như Wal-Mart (Mỹ), Carrefour (Pháp), Tesco (Anh) và các tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Châu á như Dairy Farm (Hồng Công), South Asia Investment Pte (Singapore).
Trong những năm tới, cùng với quá trình đô thị hoá, thu nhập của dân cư tăng, ý thức về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm tốt hơn nên xu hướng mua hàng tại các loại hình siêu thị, cửa hàng chuyên doanh tăng cao, với tốc độ trên 150%/năm, tiếp đến là các loại hình truyền thống như cửa hàng của các HTX, các hộ kinh doanh độc lập tăng khoảng trên 30%/năm, nhưng vẫn là loại hình kinh doanh chiếm trên 80% doanh thu nhóm hàng thực phẩm. - Nhóm hàng mỹ phẩm và dược phẩm: xu hướng mua hàng tại các cửa hàng chuyên doanh vẫn tiếp tục chiếm tỉ trọng cao, do vậy loại hình này có tốc độ bán hàng tăng bình quân hàng năm khoảng 12%, trong đó các cửa hàng chuyên doanh theo hệ thống, bán nhiều mặt hàng cao cấp chiếm tỉ trọng lớn ở thành phố và cửa hàng chuyên doanh độc lập, bán chủ yếu các mặt hàng bình dân chiếm tỉ trọng lớn ở khu vực nông thôn.
Hiện đại hoá một bước cơ bản về kết cấu hạ tầng thương mại, nhất là ở các khu vực thành thị, khu công nghiệp tập trung, khu kinh tế lớn, khu kinh tế cửa khẩu thông qua việc xây dựng và phát triển các loại hình TTTM, siêu thị, cửa hàng tiện lợi (trong bán lẻ);. Hoàn thành về cơ bản chương trình phát triển các loại hình chợ (chợ dân sinh, chợ trung tâm, chợ đầu mối ..) với nhiều qui mô, tính chất và trình độ khác nhau phù hợp với từng địa bàn thị trường, nhất là chợ đầu mối ở các vùng sản xuất tập trung, chợ dân sinh ở khu vực nông thôn vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.
Chú trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hình thành và phát triển một số doanh nghiệp thương mại lớn (mà nòng cốt là doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước) được tổ chức lại theo hướng các tập đoàn, hoạt động chủ yếu ở một số ngành hàng thuộc diện quan trọng hoặc đặc thù, tại một số địa bàn thị trường quan trọng hoặc đặc thù trên cơ sở xây dựng và phát triển tốt hệ thống phân phối hiện đại để giữ vai trò nòng cốt trong việc tổ chức lưu thông hàng hoá, dẫn dắt thị trường, định hướng tiêu dùng và gắn kết với sản xuất. Phát triển thương mại trong nước trong mối quan hệ tác động qua lại giữa thương mại hàng hoá, thương mại đầu tư và thương mại dịch vụ (nhất là dịch vụ du lịch); giữa thương mại trong nước với các ngành sản xuất; với thị trường thế giới, với tăng trưởng xuất khẩu và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa thị trường hàng hoá và dịch vụ phân phối; với quá trình giảm thiểu chi phí giao dịch xã hội và bảo đảm lợi ích của người tiêu dùng.
Trước hết, tập trung chuyển đổi nhanh mô hình quản lý chợ tại các đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, vùng sản xuất hàng hoá tập trung sang mô hình công ty (hoặc HTX) quản lý và khai thác một hoặc nhiều chợ; mở rộng các hình thức giao, bán, khoán, cho thuê chợ để khai thác tối đa các nguồn lực trong xã hội nhằm cải tạo, nâng cấp để đưa hệ thống chợ truyền thống thành một kênh phân phối có hiệu quả, theo hướng văn minh, hiện đại. Các công ty cổ phần sản xuất - chế biến - tiêu thụ (nhất là hàng nông sản - thực phẩm) bằng cách tạo ra chế độ “đồng sở hữu” giữa “ 4 nhà” (nhà nông, nhà chế biến, nhà khoa học và nhà phân phối) để ổn định và mở rộng vùng nguyên liệu trên cơ sở ổn định và mở rộng tiêu thụ, liên kết chặt chẽ giữa các khâu nghiên cứu - nuôi trồng - chế biến - tiêu thụ, tạo tiền đề hướng tới mô hình tập đoàn nông - công - thương trong nông nghiệp và nông thôn.
Toàn bộ các chợ nội thành, nội thị từng bước được tổ chức lại và sẽ phát triển theo 3 hướng: Cải tạo, nâng cấp thành các chợ trung tâm của quận, thị xã, thành phố với qui mô thuộc hạng I và II, khang trang và hiện đại, phù hợp với quần thể kiến trúc chung quanh để cùng với các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi tạo thành các khu mua sắm tập trung của thị xã, thành phố (chợ này cũng có thể được bố trí trong các trung tâm mua sắm, trung tâm thương mại); Chuyển hoá thành các siêu thị nhỏ (hạng III), cửa hàng tiện lợi bán lẻ hàng nhật dụng; Di chuyển ra vùng ngoại vi (từ vành đai 2 trở ra) hợp thành các chợ đầu mối tổng hợp hoặc chợ chuyên doanh phát luồng bán buôn là chính. Tại vùng ngoại vi (từ vành đai 3 trở ra) của các đô thị lớn, hình thành và phát triển các khu mua sắm, khu thương mại - dịch vụ tập trung trên cơ sở liên kết và hội tụ các trung tâm thương mại lớn, các đại siêu thị, các trung tâm cung ứng dịch vụ, trung tâm hội chợ - triễn lãm cùng với các công trình văn hoá, thể thao vui chơi giải trí tạo ra một không gian rộng lớn phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo cư dân đô thị và khách du lịch, nhất là vào những ngày nghỉ cuối tuần.
- Gắn liền với kênh này phải chú trọng xây dựng các loại hình chợ dân sinh (tiêu thụ nông sản thông qua phục vụ trực tiếp người tiêu dùng trên địa bàn nông thôn cũng như chuyển bán cho khu vực thành thị), chợ đầu mối, chợ bán buôn chuyên doanh ở vùng sản xuất tập trung (tiêu thụ nông sản thông qua bán buôn để chuyển bán cho thị trường khu vực khác, cho cơ sở chế biến và cho xuất khẩu); các kho hàng, trung tâm logistics (để bảo quản, sơ chế, bao gói, trung chuyển làm tăng giá trị sản phẩm và đáp ứng cho các nhu cầu tiêu dùng cao cấp được thực hiện tại các siêu thị và cho xuất khẩu). Với việc cung ứng các thiết bị, vật tư, nguyên, nhiên, phụ liệu: bên cạnh các hình thức tổ chức truyền thống hiện có, cần thiết lập và phát triển các trung tâm giao dịch, bán buôn, "chợ" công nghệ, "chợ" phụ liệu…tại các đô thị lớn, khu công nghiệp tập trung gắn với thị trường thế giới thông qua hoạt động XNK, các phương thức giao dịch hàng hoá tương lai để ổn định đầu vào với chi phí thấp, hiệu quả cao.
- Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp: đối với các doanh nghiệp phát triển hệ thống theo chuỗi, tham gia hệ thống phân phối thông qua phương thức nhượng quyền thương mại, tham gia vào các liên doanh, liên kết để cùng phát triển hệ thống phân phối chung, kinh doanh qua mạng, qua sở giao dịch hàng hoá, cải tiến phương pháp quản trị hiện đại dựa trên ứng dụng các tiến bộ của CNTT…: cần có chính sách ưu đãi về thuế thu nhập để hỗ trợ doanh nghiệp tích tụ vốn phục vụ cho quá trình phát triển (như giãn nộp, miễn nộp có thời hạn nếu sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại). Nhà nước bố trí ngân sách tập trung theo chương trình để nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật, đổi mới đội ngũ giáo viên và giáo trình về lĩnh vực phân phối cho một số trường đại học kinh tế (thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo) và cho hệ thống các trường cao đẳng, trung cấp và dạy nghề trực thuộc Bộ Thương mại (thông qua Bộ Thương mại) để đào tạo các cán bộ quản trị cung vận, quản trị chuỗi cung ứng, quản lý siêu thị, trung tâm logistics, quản trị nguồn tài nguyên doanh nghiệp, các nhân viên có kỹ năng hiện đại trong các khâu bán hàng, thanh toán, nghiệp vụ kho hàng…Sớm đưa các trường này đạt trình độ của khu vực và theo kịp xu hướng phát triển của thế giới trong lĩnh vực phân phối.
- Bộ Tài chính: chủ trì xây dựng chính sách ưu đãi về tài chính - tín dụng, thuế nhập khẩu, thuế sử dụng đất và các khoản tiền thuế đất, sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại và đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại trong nước; chính sách xử lý các tài sản cố định của các doanh nghiệp thương mại; bố trí quỹ đào tạo tập trung cho Bộ Thương mại để thực hiện chương trình phát triển nguồn nhân lực ngành thương mại thông qua hệ thống các trường trực thuộc Bộ Thương mại. Các bộ kinh tế ngành: theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm nghiên cứu, triển khai và phối hợp thực hiện các nội dung liên quan trong Đề án (qui hoạch ngành hàng, tổ chức lại hệ thống phân phối của các doanh nghiệp trực thuộc, cung cấp thông tin…).