Quản trị rủi ro đối với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế tại NHNo & PTNT Nam Hà Nội

MỤC LỤC

Vài nét về hoạt động của hệ thống NHNo&PTNT 1.Giới thiệu về hệ thống NHNo&PTNT

Được thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam(NHNo) là Ngân hàng Thương mại Quốc doanh không chỉ giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mọi lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam. Là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông Nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA) và Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế(CICA); đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị FAO năm 1991, Hội nghị APRACA năm 1996 và năm 1998, được đăng cai tổ chức Hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế CICA lần thứ 31, tháng 11 năm 2001 tại Hà Nội. Như vậy, trải qua gần 20 năm xây dựng và trưởng thành, dù phải trải qua rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng với các nỗ lực đầy sáng tạo của nhiều thế hệ, đến nay AGRIBANK đã vươn lên đứng vững, không những ngày càng phát triển mà còn trở thành một trong những NHTM Nhà nước hàng đầu ở Việt nam: Quy mô hoạt động lớn nhất với hơn 2000 chi nhánh, phòng giao dịch, ngoài ra còn có 9 công ty kinh doanh độc lập, biên chế trên 30 ngàn cán bộ nhân viên, vốn tự có hơn 12.000 tỷ.

Với những đóng góp tích cực, hiệu quả đó, trong năm 2006 AGRIBANK đã nhận thêm được nhiều giải thưởng như: Chứng nhận của Wachovia, N.Y về xử lý xuất sắc các điện thanh toán; Giải thưởng Sao vàng đất Việt, giải thưởng vàng “3 chữ A”…Những giải thưởng này đã khẳng định sự đánh giá cao của các ngân hàng nước ngoài và các tổ chức trong nước đối với AGRIBANK trong tiến trình đổi mới hoạt động và phát triển theo hướng hội nhập quốc tế.

Thực trạng tín dụng chứng từ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội

Sở dĩ có điều này là do các chi nhánh vẫn chưa thu hút được các doanh ngiệp xuất khẩu lớn, có uy tín., các doanh nghiệp xuất khẩu cũng chỉ mới phát triển trong những năm gần đây, còn ít kinh nghiệm trong hoạt động ngoại thương .Thêm vào đó tính cạnh tranh chưa cao nên tỏ ra yếu thế với các bạn hàng nước ngoài, chưa ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu. Đây là loại rủi ro do những sai sót mang tính kỹ thuật trong quy trình thanh toán L/C, như sự khác nhau giữa bộ chứng từ thanh toán với nội dung quy định trong L/C hay việc các bên tham gia thực hiện sai một khâu trong quy trình nghiệp vụ thanh toán… Đặc thù của phương thức TDCT là các Ngân hàng chỉ làm việc trên bề mặt chứng từ nên nó có sự đòi hỏi rất khắt khe về sự phù hợp. Hoặc cũng có thể là sai sót lớn như thiếu loại chứng từ, nội dung chứng từ khác biệt so với L/C… Đó là trường hợp Công ty TNHH Hoá chất và Vật tư kỹ thuật Sông Lam mở L/C để nhập Axit stearic từ Singapore, trị giá L/C là 8,662.50 USD, trong L/C có quy định về quy cách hàng hoá là: Nồng độ: 33%, nhưng trong bộ chứng từ do bên bán xuất trình tại Ngân hàng lại ghi là: Nồng độ: 38%, NHNo & PTNT Nam Hà Nội đã từ chối chấp nhận chứng từ do có điểm không ăn khớp.

- Nếu số tiền doanh nghiệp còn thiếu (hoặc không có) do nguyên nhân chủ quan, hoặc không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ trong thời hạn do Ngân hàng quy định hay doanh nghiệp sử dụng vốn nhập hàng trả chậm vào những mục đích khác thì Chi nhánh sẽ ghi nợ quá hạn hoặc chuyển nợ quá hạn với lãi suất nợ quá hạn do NHNo quy định tại thời điểm đó đồng thời kiểm tra, tiến hành đánh giá hàng nhập khẩu, tài sản thế chấp để làm thủ tục siết nợ, phát mại tài sản theo quy định của pháp luật. Để được thực hiện chiết khấu, khách hàng phải có tài khoản và giao dịch thường xuyên tại NHNo; vay, trả sòng phẳng, hoạt động kinh doanh tốt, tình hình tài chính lành mạnh; đồng thời khách hàng phải có vận đơn lập theo lệnh của Ngân hàng phát hành và toàn bộ vận đơn gốc phải được xuất trình tại Chi nhánh , chứng từ có nội dung hoàn toàn phù hợp với L/C; các mặt hàng phải được phép xuất khẩu tại Việt Nam; ngoài ra, Ngân hàng phát hành cũng phải là Ngân hàng có uy tín trong TTQT để đảm bảo khả năng thanh toán cho Chi nhánh. Hoặc có trường hợp khách hàng cố tình viện cớ bộ chứng từ có sai sót để trì hoãn thanh toán hay xin giảm giá khi hàng hoá nhập về mà không tiêu thụ được do sự biến động của thị trường tiêu thụ trong nước nằm ngoài dự đoán của doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp bị thua lỗ và không có khả năng thanh toán cho Ngân hàng, từ đó gây ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín, thậm chí cả khả năng tài chính của Ngân hàng (trong trường hợp tài trợ nhập khẩu).

Còn trong một số trường hợp khách hàng mở L/C trả chậm, do chưa phải thanh toán ngay với đối tác nước ngoài nên các nhà nhập khẩu có tâm lý xem thường việc quản lý, tiêu thụ hàng hoá hoặc khi tiêu thụ được hàng nhưng do chưa đến hạn thanh toán với nước ngoài, doanh nghiệp đã lợi dụng vốn để kinh doanh mặt hàng khác mong kiếm được nhiều lợi nhuận hơn nhưng lại gặp rủi ro, kinh doanh thua lỗ dẫn đến việc mmất khả năng thanh toán cho Ngân hàng. Trong trường hợp TCT máy và thiết bị công nghiệp đề nghị vay vốn Ngân hàng để mở L/C với giá trị là 111,664.39 USD để nhập khẩu phôi thép từ NANJING RED SUN INT TRADING CO., nhưng khi hàng về đến cảng thì Nhà nước ban hành quyết định tăng thuế đối với mặt hàng này, do vậy, sau khi nhập lô hàng này về, công ty đã bị lỗ và không thể thanh toán được tiền hàng đúng như thời hạn thoả thuận. Hay trường hợp Công ty cung ứng vật liệu xây dựng ký hợp đồng xuất khẩu ván sàn gỗ cho Công ty MONDOO B.V.B.A của Bỉ và thanh toán qua NHNo & PTNT Nam Hà Nội, sau khi hợp đồng được ký kết thì Nhà nước lại ban hành quyết định tăng thuế để hạn chế xuất khẩu ván sàn, chính vì vậy, công ty đã gặp khó khăn trong việc thu gom hàng dẫn đến việc giao hàng chậm cho bên đối tác và bị họ phạt chậm thanh toán, gây thiệt hại cho Công ty.

• Doanh số chưa thanh toán L/C qua các năm ngày càng giảm cùng với sự giảm tương ứng của các chỉ tiêu về nợ quá hạn, cho vay bắt buộc, đó là do Ngân hàng đã có những biện pháp hữu hiệu để đòi được nợ cũ một cách nhanh nhất, đồng thời đưa ra những điều kiện khắt khe để hạn chế L/C trả chậm, giảm thiểu một cách tốt nhất những nguy cơ có thể xảy ra rủi ro cho. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa xây dựng được một thị trường hối đoái hoàn chỉnh mà mới chỉ có thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng nhưng bản thân hoạt động của thị trường này còn kém sôi động, nghiệp vụ còn giản đơn: chủ yếu chỉ có mua bán giao ngay mà còn chưa phát triển các nghiệp vụ quan trọng, có tác dụng hạn chế rủi ro về tỷ giá cho các doanh nghiệp và các Ngân hàng như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi ngoại tệ…. Việt Nam mới bước đầu tham gia vào quá trình hội nhập thế giới nên kiến thức cũng như kinh nghiệm chuyên môn về thương mại quốc tế hay kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp còn yếu kém, lại thêm việc hiểu biết còn rất hạn chế về tập quán buôn bán quốc tế, tập quán quốc gia đối tác nên dễ bị đối tác lợi dụng, đưa vào những điều khoản bất lợi, rủi ro xảy ra rất thường xuyên.

Trong TTQT đòi hỏi cần phải có máy móc và công nghệ hiện đại nhưng trên thực tế, cơ sở vật chất kỹ thuật của Ngân hàng còn nhiều hạn chế nên việc giao dịch của Ngân hàng với đối tác và với khách hàng nhiều khi bị gián đoạn, làm chậm quá trình thanh toán, Chi nhánh cũng đã cài đặt mặng SWIFT nhưng thỉnh thoảng cũng bị trục trặc, đường truyền kém chất lượng làm cho chất lượng điện không được tốt, gây ảnh hưởng cho cả khách hàng lẫn Ngân hàng.

Bảng 1: Doanh số TTQT theo phương thức TDCT tại NHNo & PTNT Nam Hà Nội (2003 - 2005)
Bảng 1: Doanh số TTQT theo phương thức TDCT tại NHNo & PTNT Nam Hà Nội (2003 - 2005)