MỤC LỤC
Trong suốt những năm 1957-1990 công ty thực phẩm kinh doanh theo cơ chế bao cấp, việc mua bán hàng hóa của công ty đều theo kế hoạch của cơ quan chủ quản cấp trên giao một cách cứng nhắc, tách rời nhu cầu thực tế, mua theo kế hoạch bán theo tiêu chuẩn. Cùng với sự chuyển dịch của nền kinh tế sang cơ chế thị trường, để tháo gỡ những khó khăn, chuyển dần sang hạch toán độc lập, công ty đã từng bước đề ra những phương hướng mục tiêu phù hợp nhằm đáp ứng được những nhu cầu của người tiêu dùng trên toàn thành phố, không ngừng tạo vị thế vững mạnh của mình trên thị trường. Công ty Thực phẩm Hà Nội có chức năng hạch toán kinh tế độc lập theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước, luôn phải đảm bảo có kế hoạch kinh doanh cho phù hợp với thị trường, đem lại hiệu quả cao, góp phần tích luỹ vốn cho doanh nghiệp và đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội, đồng thời tạo ra việc làm, nâng cao đời sống và thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng ổn định hơn.
Là một doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, Công ty Thực phẩm Hà Nội từng bước đầu tư cơ sở vật chất, quảng bá thương hiệu, xây dựng công ty ổn định phát triển sản xuất kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường, góp phần tham gia bình ổn thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng không ngừng tăng lên của người dân thành phố. Ngược lại, mặt hàng thực phẩm tươi sống cũng là mặt hàng mang tính đặc thù như chu kỳ ngắn, khó bảo quản, nên công ty căn cứ vào nhu cầu thị trường để quyết định lượng hàng hoá nhập vào, lượng hàng hoá dự trữ cần thiết một cách hợp lý. Công ty đặc biệt đẩy mạnh những mặt hàng chủ lực, tăng lượng hàng bán ra trên thị trường, tăng doanh thu bán hàng góp phần thực hiện chức năng kinh doanh, thu hồi vốn nhanh, bù đắp các chi phí sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước, đồng thời góp phần thoả mãn tốt hơn nhu cầu tiêu dùng hàng hoá cho xã hội, đảm bảo cân đối cung cầu, ổn định giá cả trên thị trường.
Trong cơ chế thị trường, với sự nhạy bén của mình, công ty đã không ngừng mở rộng các mối quan hệ với mọi thành phần kinh tế như các doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân, các cơ sở sản xuất chế biến…Với một hệ thống các nhà cung cấp luôn đáp ứng và thoả mãn các nhu cầu cả về số lượng và chất lượng, công ty luôn đảm bảo được nguồn hàng cung cấp ra thị trường. Mục đích của các xí nghiệp sản xuất chế biến là: khôi phục và phát triển sản xuất những mặt hàng truyền thống, nhất là những mặt hàng có thương hiệu trong nhiều năm liền như: giò lụa, chả giò, nem cua bể, bánh há cảo, tôm cuốn rế, tôm bao bột, nước mắm, dấm đóng chai, thực phẩm, hoa quả tươi đóng hộp…. Công ty đặc biệt đẩy mạnh những mặt hàng chủ lực, tăng lượng hàng bán ra trên thị trường, tăng doanh thu góp phần thực hiện tốt các chức năng kinh doanh, thu hồi vốn nhanh bù đắp các chi phí sản xuất kinh doanh, thưc hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước đồng thời góp phần thoả mãn tốt hơn các nhu cầu tiêu dùng hàng hóa cho xã hội đảm bảo cân đối cung cầu.
Trong năm nay công ty phấn đấu đưa sản lượng tăng nhanh đồng thời mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng hơn nữa thị trường quốc tế, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm đi đôi với nâng cao thu nhập cho người lao động. Khi nghiên cứu về hợp đồng đại lý bán hàng ở một công ty sản xuất hàng tiêu dùng là công ty Thực phẩm Hà Nội, không thể không nhắc tới một thể thức hợp đồng đặc biệt là Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam với hợp đồng mua hàng ( một dạng của đại lý bán hàng) của công ty dựa trên một bản hợp đồng cung cấp nguyên tắc. Hợp đồng đại lý bán hàng với Metro thực chất không phải là hợp đồng mua bán mà đưa ra các thể thức và điều kiện của một bản hợp đồng mua bán sẽ được ký kết bằng việc Metro đưa ra đề nghị đặt hàng và Công ty Thực phẩm Hà Nội chấp nhận đề nghị.
Khi hai bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả qua điện thoại hoặc qua các phương tiện khác thì bên công ty phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ khi có thoả thuận về thời hạn trả lời. Nếu bờn Metro thực hiện quyền huỷ bỏ đề nghị do đó nờu rừ quyền này trong đề nghị thì bên Metro sẽ phải thông báo cho công ty và thông báo này chỉ có hiệu lực khi bên công ty nhận được thông báo trước khi bên công ty trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Khi có biến động về giá nguyên liệu đầu vào, dẫn đến giá hàng hoá tăng thì giá hàng hoá giao cho đại lý cũng biến đổi cho phù hợp, đảm bảo hài hoà quyền lợi của bên công ty, bên đại lý, và người tiêu dùng.
Thường để đảm bảo an toàn cho tiền hàng, công ty hiện nay thường áp dụng thanh toán qua ngân hàng.Ngoài ra còn có hình thức thanh toán qua ngân hàng bằng cách viết giấy uỷ nhiệm chi sau đó fax cho công ty.
Nay Luật Thương mại 2005 tôn trọng sự thoả thuận của các chủ thể của hợp đồng, song trong điều 301 quy định: mức phạt không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Tuy nhiên trong những trường hợp nhất định vì nhất thời mà đại lý lại đi ngược lại các quy định của hợp đồng đã ký giữa hai bên. + Thứ hai, bản thân hiểu biết pháp luật của các đại lý còn phần nào hạn chế.Vì vậy việc thực hiện những thoả thuận trong hợp đồng đã ký còn chưa thật triệt để.
Để không bị đào thải trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ấy, công ty cùng với các thành viên khác trong cùng Tổng Công ty Thương mại Hà Nội HAPRO đã xây dựng cho mình một hệ thống đại lý bán hàng năng động, đủ mạnh để trở thành kênh phân phối, bán lẻ khẳng định được sức mạnh của hàng hoá nội địa. + Công ty cần tăng cường đầu tư trang thiết bị để không những ngày càng nâng cao sản lượng mà còn nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ. + Trong quá trình cổ phần hoá doanh ngihệp trong nước, Công ty Thực phẩm Hà Nội cũng đang trang bị cho mình những hành trang thật vững chắc để cổ phần hoá thành công, xây dựng công ty ngày càng lớn mạnh trong vận hội mới.
Dựa trên nền tảng phát triển của công ty, chúng ta cùng hy vọng các chỉ tiêu mà doanh nghiệp đề ra trong những năm tới sẽ đạt được.
Theo quy định của pháp luật hiện hành về trọng tài thì toà án nước ta hoàn toàn đứng ngoài cuộc và hầu như không được phép làm bất cứ việc gì để giúp đỡ trọng tài trong việc giải quyết một số vấn đề mà tự trọng tài không thể làm được, nhất là các vấn đề liên quan đến việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trọng tài do bản chất không phải là cơ quan quyền lực Nhà nước, do vậy, bản thân nó không thể đưa ra các quyết định có giá trị cưỡng chế thi hành như các phán quyết của toà án ( mặc dù quyết định của trọng tài là chung thẩm). Do đó, Nhà nước cần cú sự điều chỉnh thớch hợp, quy định rừ những điều khoản của hợp đồng đối với bên soạn thảo bắt buộc phải làm những điều họ không được làm để ngăn ngừa sự áp đặt ý chí của họ đối với bên kia.
+ Công ty cần phát huy hơn nữa việc kiểm tra các đại lý của mình để tránh tình huống họ bán phá giá, cạnh tranh không lành mạnh dễ dẫn đến thiệt hại cho công ty về uy tín với khách hàng, với các đại lý khác. + khi công ty đồng ý cho các đại lý của mình thanh toán chậm và các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng như cầm cố thế chấp… công ty cần phải thẩm định tính khả thi của việc trả nợ, các yêu cầu của thị trường. Chỉ như vậy mới là cách bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình một cách hữu hiệu nhất khi tham gia vào quan hệ làm ăn, cũng như tránh được những sai lầm đáng tiếc trong quá trình soạn thảo hợp đồng, thực hiện hợp đồng.
+ Các đại lý phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về lĩnh vực kinh doanh thực phẩm như: đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bảo quản, vận chuyển, không bán cho khách hàng hàng biến chất….