MỤC LỤC
Thứ nhất: Tuy số lượng nhân công hoạt động trong mỗi DNVVN là khá ít nhưng số lượng DNVVN hiện nay lại khá nhiều hơn nữa đặc điểm của các DN này là hoạt động trong nhiều ngành, nghề, lĩnh vực lại phân bố rải rác ở nhiều vùng miền nên đã tạo ra rất nhiều công ăn việc làm, đảm bảo đáp ứng nhu cầu công việc cho các vùng miền địa lý khác nhau đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, nông thôn, vùng chưa phát triển kinh tế. Do số lượng khá lớn lại hoạt động trong rất nhiều các nghành nghề khác nhau, hơn nữa nhằm cạnh tranh với các DN lớn đòi hỏi các DNVVN phải thường xuyên cải tiến mẫu mã, chất lượng, đa dạng hóa mặt hàng xản xuất nên khối lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà các DNVVN cung cấp cho nền kinh tế là tương đối lớn, chủng loại phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Không chỉ tạo thêm công ăn việc làm cho người dân các vùng miền mà các DN này còn pháy huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng thế mạnh của từng địa phương như: nguồn lao động, tài nguyên, khoáng sản, đất đai, giúp xóa dần đi khoảng cách chênh lệch trong phát triển giữa các vùng miền, góp phần phát triển kinh tế.
Nó là điều kiện để đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng việc làm và thu nhập cho người lao động..từ đó tạo điều kiện để doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh trên thị trường, mở rộng xuất khẩu, nâng cao hiệu quả SXKD. Mặt khác, để đảm bảo an toàn TD, các NH sẽ không thể cho vay đối với các DN có phương án kinh doanh chưa tốt, khả năng thành công thấp hay đối với những DN có tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh chưa tốt, DN làm ăn không uy tín, tài sản đảm bảo chưa đáp ứng đủ yêu cầu từ phía ngân hàng..Vì vậy để có thể tiếp cận được với các khoản TD và trở thành khách hàng của các NH, buộc các DNVVN phải nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD cuả DN mình, đưa ra các phương án xin vay hợp lý và chứng minh việc sử dụng vốn vay là có hiệu quả, thanh toán nợ vay đúng hạn để từ đó tạo niềm tin cho các ngân hàng. Trong nền kinh tế thị trường với trình độ khoa học cônng nghệ trên Thế giới đang phát triển mạnh như vũ bão hiện nay, một DN muốn tồn tại và phát triển thì cần phải nhạy bén trong chiến lược SXKD, thường xuyên đổi mới trang thiết bị, đầu tư máy móc, kĩ thuật hiện đại để có thể theo kịp các đối thủ cạnh tranh.
Ví dụ như: NH TMCP nhà Hà Nội ( Habubank), NH phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB bank) hoạt động chuyên sâu trong việc cho vay phát triển nhà ở; NH TMCP xuất nhập khẩu (Exim bank) hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xuất- nhập khẩu…. Nhưng chính cái tên của ngân hàng cũng đủ để giới thiệu sơ qua cho khách hàng biết về lĩnh vực hoạt động chuyên sâu của ngân hàng mình hay tiêu chí hoạt động của ngân hàng mình để khách hàng có thể tìm tới ngân hàng phù hợp đáp ứng nhu cầu của mình. Bên cạnh những yếu tố mang tính hình thức đó là các yêu cầu của ngân hàng đối với khách hàng là tinh thần phục vụ khách hàng của nhân viên ngân hàng, tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng trong công việc.
Ngân hàng có thể giảm rủi ro TD bằng cách nắm bắt thông tin về khách hàng để tăng khả năng lựa chọn đối tượng cho vay, hoặc dựa vào khả năng tạo ra lợi nhuận từ tài sản thế chấp, các điều kiện kinh tế: cạnh tranh, đầu ra, đầu vào…Nguồn thông tin có thể lấy từ số liệu sẵn có của ngân hàng hoặc từ trung tâm thông tin khách hàng do ngân hàng trung ương lập ra. Chính sách TD bao gồm gồm có chính sách về khách hàng, quy trình tín dụng, quy mô và giới hạn tín dụng, lãi suất và phí tín dụng, thời hạn tín dụng và kì hạn nợ, các khoản đảm bảo và chính sách với các tài sản có vấn đề. Ngoài những yếu tố kể trên, còn có các nhân tố khách quan khác cũng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động TD của ngân hàng như: Uy tín của ngân hàng giúp cho ngân hàng thu hút được khách hàng đến với ngân hàng mình và duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài.
+ Tiềm lực tài chính của khách hàng: Tiềm lực tài chính có thể được biểu hiện qua các chỉ tiêu: vốn tự có, hệ số tự tài trợ, khả năng thanh toán…Nếu khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh thì việc vay vốn sẽ dễ dàng hơn cũng như khách hàng có thể trả nợ cho ngân hàng đầy đủ, đúng kỳ hạn. Hơn nữa, sau khi xét duyệt cho vay ngân hàng thường khó xác minh được mức độ trung thực của các báo cáo tài chính mà khách hàng cung cấp hoặc khách hàng không sử dụng vốn vay theo mục đích đó ghi trong hợp đồng TD mà lại sử dụng vào một mục đích khác và vấn đề rủi ro xảy ra. Nếu khách hàng xin vay là những doanh nghiệp có cơ cấu ổn định, quản lý tốt, trình độ nhân viên chuyên sâu, năng động, sáng tạo, nhạy bén trong kinh doanh sẽ điều hành DN mình kinh doanh có hiệu quả, tạo ra nhiều lợi nhuận, đẩy nhanh vòng quay của vốn.
- Quản lý RR: Tham mưu cho ban lãnh đạo chi nhánh các biện pháp kiểm soát, quản lý rủi ro; xem xét, nhận diện và dự báo các loại rủi ro; đề xuất ý kiến trên báo cáo đánh giá rủi ro do nhân viên quản lý RR tại chi nhánh lập để làm cơ sở trình ban giám đốc phê duyệt khoản vay; lập tờ trình gửi hội sở đối với trường hợp vượt mức báo cáo; kiểm soát thực hiện đúng cơ cấu danh mục đầu tư đã phê duyệt; kiểm soát độc lập việc xếp hạng tín dụng nội bộ; đưa ra các thông tin cảnh báo nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn- hiệu quả. - Hoạt động quản lý nguồn vốn: Tổ chức thực hiện quản lý RR lãi suất, RR thanh khoản tại chi nhánh, đảm bảo khả năng thanh toán và hiệu quả; khảo sát và thu thập thông tin trên địa bàn, tính toán và đề xuất cho ban giám đốc chi nhánh mức lãi suất huy động vốn phự hợp; theo dừi và giỏm sỏt tỡnh hỡnh nguồn vốn và sử dụng vốn tại chi nhánh; tổ chức thực hiện kế hoạch huy động vốn được triển khai chung trong toàn bộ hệ thống. - Hoạt động Marketing: Đề xuất những dịch vụ, sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng trên địa bàn mình phụ trách; tham gia hoạt động Marketing hỗ trợ trực tiếp hoạt động kinh doanh như: phối hợp với Hội sở chính triển khai sản xuất các ấn phẩm quảng cáo như tờ rơi, pano, khẩu hiệu, lịch, thiệp chúc mừng…; thu thập thông tin thị trường , phối hợp với các bộ phận khác nhằm phục vụ cho chính sách khách hàng và phát triển sản phẩm mới tại đơn vị; thực hiện các hoạt động liên quan đến Marketing, liên quan đến hình ảnh, thương hiệu của MHB banhk thông qua sự phối hợp và chỉ đạo của phòng Marketing hội sở.
- Hoạt động quản lý hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ theo quy định của MHB, đảm bảo tính hiệu quả; đề xuất cho ban lãnh đạo chi nhánh các vấn đề liên quan đến hoạt động mua bán ngoại tệ; chịu trách nhiệm kiểm soát trạng thái giao dịch ngoại tệ tại chi nhánh hàng ngày; đề xuất với ban lánh đạo chi nhánh ban hành tỷ giá giao dịch ngoại tệ hàng ngày tại chi nhánh. - Chăm sóc khách hàng: Giám sát hoạt động của bộ phận chăm sóc khách hàng, kết hợp với nhân viên chăm sóc khách hàng tại chi nhánh đưa ra các giải pháp, đề xuất cải tiến quy trình phục vụ, chăm sóc khách hàng tại chi nhánh với mục tiêu thỏa mãn tối đa sự hài lòng của khách hàng; nắm vững và cập nhật đầy đủ thông tin của khách hàng thông qua chương trình CIF của hệ thống Core banking. Trong khi đó MHB Hà Nội là chi nhánh mới được thành lập, số lượng phòng giao dịch ít và cũng chưa được nhiều khách hàng biết đến vì vậy việc xâm nhập thị trường và tạo được lòng tin cho khách hàng để từ đó giới thiệu NH mình tới KH còn gặp nhiều khó khăn.