MỤC LỤC
Khóa luận tập trung nghiên cứu doanh số cho vay, dư nợ, doanh số thu nợ, nợ quá hạn của Ngân hàng từ năm 2006 đến năm 2008 để phân tích hiệu quả hoạt động và rủi ro tín dụng.
Chính sách tín dụng đóng vai trò then chốt điều tiết các mặt hoạt động như: huy động vốn và cho vay, lãi suất, sản phẩm tín dụng, kỹ thuật quản lý rủi ro tín dụng, thu hút khách hàng…Vì vậy, trong từng thời kỳ nhất định của môi trường cạnh tranh khá gay gắt đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải định hướng xây dựng những mục tiêu phấn đấu cụ thể nhằm tác động tích cực đến việc điều chỉnh mọi mặt hoạt động của ngân hàng thương mại. Nếu năng lực kinh doanh, trình độ quản lý kém, công nghệ lạc hậu, chiến lược kinh doanh thiếu tính khả thi hoặc thậm chí khách hàng cố tình lừa đảo, sử dụng vốn vay sai mục đích… dẫn đến kinh doanh khó khăn, tình hình tài chính mất cân đối sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến ngân hàng thương mại, đó là việc khó có thể thu hồi nợ vay và rủi ro tín dụng là khó tránh khỏi.
Kiên Giang nằm trong hệ thống giao thông đầu mối đường bộ, đường thủy và đường hàng không quốc gia; có quốc lộ 80, 61, N1, N2 và đường Xuyên Á; hệ thống đường sông đường biển có vai trò hết sức quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa ở khu vực Đồng. Trong thời gian tới, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách của Chính phủ về việc phát triển Đồng Bằng Sông Cửu Long và phát triển đảo Phú Quốc, nhiều dự án lớn được xúc tiến, triển khai. Trong những năm tới, Kiên Giang định hướng phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp, phát triển nông lâm ngư nghiệp, phát triển thương mại dịch vụ và du lịch… Nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng, phương tiện và điều kiện sản xuất, cải thiện đời sống nông thôn còn rất lớn.
Ban Giám Đốc gồm 02 người: Giám đốc và phó Giám đốc có trách nhiệm cụ thể hóa các nghị quyết, quy chế của Hội Đồng Quản Trị để từ đó có kế hoạch, phương hướng điều hành mọi hoạt động của đơn vị.
- Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh hoặc nguồn thu nhập dùng để trả nợ. - Thông báo cho khách hàng chuẩn bị hồ sơ để tiến hành thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo. - Nội dung kiểm tra lưu ý đến việc sử dụng vốn vay, tình hình SXKD, khả năng trả nợ.
- Khi khách hàng trả hết nợ, tiến hành hạch toán thu nợ, lãi và phí để tất toán HĐ.
Đạt được kết quả trên là do Ngân hàng luôn chú trọng khai thác nguồn vốn tại chỗ (tiền gửi nhàn rỗi trong dân cư), với các giải pháp huy động vốn hiệu quả phù hợp với tình hình cụ thể trong địa bàn hoạt động, áp dụng lãi suất linh hoạt phù hợp với các loại hình huy động trên nguyên tắc đi vay để cho vay, kinh doanh có lãi và cạnh tranh lành mạnh, đồng thời Ngân hàng luôn chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ. Có được điều này là do Ngân hàng đã có sự lựa chọn khá kỹ một số khách hàng cũ đáp ứng các tiêu chí sau: khách hàng có chất lượng hoạt động và tình hình tài chính tốt, khách hàng có thời gian giao dịch với Ngân hàng lâu dài, khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ, sản phẩm của Ngân hàng, khách hàng đóng góp nhiều vào thu nhập của Ngân hàng, khách hàng có uy tín trong quá trình giao dịch với Ngân hàng, để tăng thêm vốn cho họ và được Ngân hàng mở rộng tỷ lệ đảm bảo của tài sản thế chấp trong việc vay vốn tại Ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong tỉnh đã khó khăn hơn rất nhiều do lạm phát đầu năm và giảm phát cuối năm 2008, ngoài ra các thị trường xuất khẩu thủy hải sản truyền thống ngày càng trở nên khó tính khiến cho việc xuất khẩu của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đơn đặt hàng giảm đã làm cho dư nợ cho vay ngành thương mại dịch vụ giảm trong năm 2008 đạt 186.681 triệu đồng giảm -6.243 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm -3% so với năm 2007.
Có sự tăng trưởng này là do đời sống người dân ngày càng được cải thiện nhu cầu mua sắm, tiêu dùng, học tập, du lịch… tăng cao nắm bắt được nhu cầu đó Ngâng hàng đã đưa ra hàng loạt các chương trình cho vay tiêu dùng nhằm thu hút khách hàng như: cho vay mua nhà, cho vay mua xe ô tô, tư vấn và cho vay du học… Năm 2008 lạm phát tăng cao hai con số làm cho nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm mạnh, cùng với chính sách thắt chặt tín dụng, hạn chế cho vay tiêu dùng nhằm góp phần kiềm chế lạm phát đã làm dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2008 giảm xuống còn 53.820 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm -3% so với năm 2007.
Mặc dù tình hình kinh tế trong và ngoài nước có nhiều diễn biến không thuận lợi trong năm 2007 và 2008 nhưng tình hình huy động vốn của Ngân hàng vẫn tăng trưởng khá, đảm bảo tính thanh khoản của Ngân hàng. Doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng trưởng ổn định dù doanh số cho vay và dư nợ có dấu hiệu chựng lại trong năm 2008 do ảnh hưởng của tình hình kinh tế trong nước nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng. Sacombank Kiên Giang luôn chủ động trong công tác tuyên truyền, phổ biến và quảng bá các sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu Sacombank đến mọi tầng lớp trong xã hội.
Ban lãnh đạo Ngân hàng đoàn kết thống nhất, có trình độ chuyên môn và năng lực điều hành, tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc trong hoạt động, luôn khuyến khích tạo mọi điều kiện cho nhân viên học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Nhờ tăng cường công tác kiểm tra, quản lý, công tác thẩm định chặt chẽ đã đem lại hiệu quả cao cho hoạt động tín dụng, góp phần làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn. Chính sách tín dụng hợp lý, dư nợ tập trung chủ yếu ở đối tượng khách hàng mục tiêu. Đảm bảo tính linh hoạt trong thực tế, tôn trọng quyền tự quyết của Ban Giám Đốc.
Đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt tình công tác, không ngại khó khăn và không ngừng học tập để nâng cao đạo đức, nghiệp vụ chuyên môn.
Thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy trình tín dụng: Các quy chế quy định về tín dụng được áp dụng trong nội bộ Ngân hàng phải được triển khai thực hiện nghiêm túc, tránh tư tưởng tìm kiếm lợi nhuận bằng mọi giá, không hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng để lôi kéo khách hàng hoặc cạnh tranh không lành mạnh với các TCTD khác. Vì vậy, cần tiêu chuẩn hóa việc tuyển dụng cán bộ, ưu tiên bố trí đủ nhân viên tín dụng theo yêu cầu tăng quy mô và mở rộng địa bàn hoạt động nhằm tránh hiện tượng quá tải, sắp xếp lại lực lượng nhân viên hiện có và có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên để đáp ứng được nhu cầu càng cao của hoạt động Ngân hàng. Để tạo cho mình một sắc thái và đặc trưng riêng về các sản phẩm, dịch vụ Sacombank Kiên Giang cần có chiến lược Marketing hoàn toàn mới và phù hợp để kích thích nhu cầu hiện tại cũng như tiềm năng của khách hàng như: giới thiệu các sản phẩm dịch vụ cũng như quá trình hình thành và phát triển trên các phương tiện thông tin đại chúng, cần tận dụng tối đa các lợi thế để quảng bá thương hiệu Sacomkank nhằm quảng bá rộng rãi cho khách hàng thấy được chức năng, phong cách, phương thức hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ đó thu hút nhiều khách hàng có nhu được phục vụ, được cung cấp tín dụng một cách tốt nhất.
Tỉnh Kiên Giang có lợi thế rất lớn về hoạt động xuất khẩu lương thực và thủy hải sản nên bên cạnh việc phát triển hoạt động tín dụng mang tín chất truyền thống thì Sacombank Kiên Giang cần đẩy mạnh các dịch vụ gắn liền với hoạt động tín dụng như: bảo lãnh, thanh toán xuất nhập khẩu, chiết khấu các giấy tờ có giá… Trong khi các ngân hàng trong tỉnh đang đẩy mạnh việc cạnh tranh theo chiều rộng bằng cách mở rộng thị phần thì việc phát triển các dịch vụ này một cách hiệu quả sẽ nâng cao nâng lực cạnh tranh của Sacombank Kiên Giang theo chiều sâu so với các ngân hàng khác trong cùng địa bàn.