MỤC LỤC
Chất lượng sản phẩm thực tế là giá trị của các chỉ tiêu thực tế đạt được do các yếu tố chi phối như: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, công nghệ… Chất lượng sản phẩm thực tế đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm cho phép phụ thuộc vào điều kiện kỹ thuật, công nghệ của từng nước, cũng như trình độ tay nghề của lao động, phương pháp quản lý của mỗi doanh nghiệp.
Con người là một tài sản quý đối với mỗi doanh nghiệp, sức lao động của con người sau mỗi quá trình sản xuất không bị mất đi hay hao mòn mà nó còn tăng thêm do tích luỹ tăng thêm về kinh nghiệm thực tế, trình độ chuyên môn, kỹ năng. Mặt khác, trên thực tế còn rất nhiều lĩnh vực mà máy móc vẫn chưa thể thay thế cho vai trò của con người: nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm, tổ chức quản lý sản xuất, quản lý công nghệ…Vậy nếu doanh nghiệp có quy mô lao động hợp lý, lao động có trình độ tay nghề chuyên môn giỏi, được sắp xếp đúng chuyên môn thì sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật góp phần tạo ra những nguyên vật liệu mới, những công nghệ sản xuất mới…Tất cả các yếu tố này đã tác động không nhỏ tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường, đáp ứng những nhu cầu, thị hiếu,sở thích của các nhóm người trong xã hội. Ngày nay, khoa học kỹ thuật càng phát triển mạnh thì trình độ sản xuất càng nâng cao, nên doanh nghiệp phải luôn luôn nắm bắt và đổi mới chất lượng sản phẩm cũng như cách thức quản lý chất lượng sản phẩm để phù hợp hơn với thực tiễn.
Chất lượng sản phẩm được nâng cao nó sẽ làm giảm chi phí năng lượng trong sản xuất cũng như trong tiêu dùng. Nó giúp giảm lượng giảm lượng phế thải trong sản xuất và tiêu dùng, và giúp bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp kinh doanh có lãi, có thể mở rộng sản xuất tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập ổn định đời sống của người lao động.
Do đó, góp phần tạo sự ổn định về kinh tế - xã hội, giảm tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra.
Nâng cao chất lượng sản phẩm đồng nghiã với việc tăng năng suất của toàn xã hội.
Quản lý chất lượng được xác định như là một hệ thống quản trị nhằm xây dựng chương trình và sự phối hợp các cố gắng của những đơn vị khác nhau để duy trì và tăng cường chất lượng trong các tổ chức thiết kế, sản xuất sao cho đảm bảo nền sản xuất có hiệu quả nhất, đồng thời cho phép thoả mãn đầy đủ các yêu cầu của người tiêu dùng. Quản lý chất lượng là một hệ thống hoạt động thống nhất có hiệu quả của những bộ phận khác nhau trong một tổ chức ( một đơn vị kinh tế ) chịu trách nhiệm triển khai các tham số chất lượng, duy trì mức chất lượng đã đạt được và nâng cao nó để đảm bảo sản xuất và tiêu dùng sản phẩm một cách kinh tế nhất, thoả mãn nhu cầu của tiêu dùng. Giáo sư, tiến sĩ Kaoru Ishikawa, một chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực quản lý chất lượng của Nhật Bản đưa ra định nghĩa quản lý chất lượng có nghĩa là: Nghiên cứu triển khai, thiết kế sản xuất và bảo dưỡng một số sản phẩm có chất lượng, kinh tế nhất, có ích nhất cho người tiêu dùng và bao giờ cũng thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO 9000 cho rằng: Quản lý chất lượng là một hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra chính sách, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng. Sau khi hệ thống Taylor và hệ thống Ford được áp dụng vào đầu thế kỷ XX và việc sản xuất với khối lượng lớn đã trở nên phát triển rộng rãi, khách hàng bắt đầu yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và sự cạnh tranh giữa các cơ sở sản xuất về chất lượng càng ngày càng gay gắt thì các nhà công nghiệp dần dần nhận ra rằng kiểm tra 100% không phải là cách đảm bảo chất lượng tốt nhất, kiểm tra chất lượng là hoạt động như đo, xem xét, thử nghiệm, định cỡ một hay nhiều đặc tính của đối tượng và so sánh kết quả với yêu cầu nhằm xác định sự phù hợp của mỗi đặc tính. Để đạt được mục tiêu chính của quản lý chất lượng là thoả mãn người tiêu dùng, thì đó chưa phải là điều kiện đủ, nó đòi hỏi không chỉ áp dụng các phương pháp này vào các quá trình xảy ra trước quá trình sản xuất và kiểm tra, như khảo sát thị trường, nghiên cứu, lập kế hoạch, phát triển, thiết kế và mua hàng mà còn phải áp dụng cho các quá trình xảy ra sau đó như đóng gói, lưu kho, vận chuyển, phân phối, bán hàng và dịch vụ sau khi bán hàng.
Do vậy, một trong những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam là nhiều ngành, nhiều sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam sức cạnh tranh yếu kém, chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, bao bì kém, không có tên tuổi, thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc tế. Vì vậy, song song với những chính sách chung, trong lĩnh vực quản lý chất lượng, Nhà nước đã xác định tầm quan trọng của công tác này và đã vạch ra những chính sách chất lượng với những mục tiêu ngắn và dài hạn, đã công bố Giải thưởng quốc gia về chất lượng và nhiều chương trình hỗ trợ các tổ chức “ làm chất lượng”. Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá được Uỷ ban Thường vụ quốc hội thông qua, Chủ tịch nước công bố ban hành và có hiệu lực từ 01 tháng 7 năm 2000 là văn bản qui phạm pháp luật cao nhất đã quy định những nội dung, cơ chế quản lý chung và là căn cứ để Chính phủ, các Bộ ban hành những văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh.
Tình hình này làm cho việc triển khai một số cơ chế quản lý chất lượng được quy định tại Pháp lệnh chậm được thực hiện, như việc công bố danh mục hàng hoá phải kiểm tra nhà nước về chất lượng, danh mục hàng hoá phải áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam, bắt buộc chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn.
Việc kiểm tra xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm các văn bản qui phạm pháp luật về chất lượng chưa làm được thường xuyên, liên tục, trong một số trường hợp, mức phạt chưa đủ răn đe những người cố tình vi phạm phát luật vì lợi ích bất chính. Trước hết, phải xuất phát từ lãnh đạo Công ty cần thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong quản lý chất lượng sản phẩm như cam kết và cần quan tâm nhiều tới công tác đào tạo bồi dưỡng về cán bộ quản lý( trong đó có cán bộ quản lý chất lượng sản phẩm ). Tiếp đó là nâng cao tinh thần trách nhiệm của mọi thành viên trong doanh nghiệp để từ người quản lý đến người thực hiện việc sản xuất đều có ý thức về việc tạo ra một sản phẩm có chất lượng đảm bảo.
Tạo ra không khí hăng say làm việc, sáng tạo và dám đưa ra nhiều phương án mới về sản xuất sản phẩm để tìm ra một quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng phù hợp nhất và tiết kiệm nhất.
Việc tiếp nhận các tiêu chuẩn nước ngoài của doanh nghiệp thường rất khó khăn, vì vậy Nhà nước có thể trở thành khâu trung gian trong việc cung cấp các thông tin liên quan đến vấn đề tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của các nước cho doanh nghiệp trong nước. Cần thiết có thể là nhà cung cấp thông tin về các trung tâm, tổ chức đánh giá, tư vấn về hệ thống quản lý có chất lượng hiện nay trên thị trường cho doanh nghiệp có thể dễ dàng lựa chọn nhà tư vấn cũng như tổ chức đánh giá mình. Như việc tổ chức các chương trình nhằm tìm kiếm những thương hiệu Việt có chất lượng cao được người tiêu dùng bình chọn hay biểu dương các doanh nghiệp có nhiều đóng góp đi đầu trong việc lấy chất lượng sản phẩm làm tiêu chí hàng đầu trong việc kinh doanh của mình và đã có nhiều kết quả to lớn….
Nhà nước cũng cần có biện pháp hỗ trợ kinh phí cho việc đào tạo nhân lực của các doanh nghiệp, tổ chức các hội trợ việc làm để người lao động và doanh nghiệp gặp nhau trao đổi thông tin về nhu cầu lao động có trình độ như thế nào.