Đổi mới phương thức huy động vốn trong các mô hình tập đoàn kinh doanh tại Việt Nam

MỤC LỤC

Đặc trưng của các mô hình tập đoàn kinh doanh

Trong điều kiện nền kinh tế và thị trường tài chính chưa phát triển hoặc đối với các tập đoàn kinh doanh mới hình thành thì việc tập trung vào lĩnh vực mũi nhọn phải được chú trọng hơn vì đây là ngành kinh doanh đem lại hiệu quả chắc chắn cho tập đoàn. Các tập đoàn Hàn Quốc còn được coi là sự kết hợp hiệu quả của các mô hình trên và tập trung quyền lực cho những người thân trong gia đình, thì sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, đã bộc lộ những yếu kém về quản lý tập đoàn theo hình thức gia đình trị, gây thất thoát vốn.

Các ưu thế của tập đoàn kinh doanh trong phát triển kinh tế xã hội

Năm là, Tập đoàn kinh doanh tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia khi tham gia cạnh tranh quốc tế và thực hiện các mục tiêu xã hội. Một đất nước có nền kinh tế mạnh nhất thiết phải có các doanh nghiệp lớn mạnh, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế được thể hiện thông qua sự lớn mạnh của các.

PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG VỐN TRONG TẬP ĐOÀN KINH DOANH

Khái niệm về phương thức huy động vốn

Hiệu quả của phương thức huy động vốn có thể được đánh giá theo các tiêu chí sau: Chi phí huy động vốn thấp; thời gian và số lượng vốn huy động đáp ứng đầy đủ và tốt nhất cho hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ; các công cụ vay vốn được sử dụng linh hoạt và cơ cấu các kênh huy động vốn đa dạng.v.v. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn cho doanh nghiệp được đa dạng hoá, giải phóng các nguồn tài chính trong nền kinh tế, thúc đẩy sự thu hút vốn vào các doanh nghiệp.

Vai trò của phương thức tạo lập và huy động vốn trong tập đoàn kinh doanh

Qua kinh nghiệm của nhiều nước cũng như thực tiễn phát triển kinh tế nước ta cho thấy: mối quan hệ giữa cơ chế hoạt động huy động vốn và hệ thống tài chính là mối quan hệ biện chứng phụ thuộc lẫn nhau, tác động bổ sung cho nhau trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia. Đối với các tập đoàn kinh doanh, các tổng công ty cũng như các doanh nghiệp nhà nước khác ở nước ta, cơ chế huy động vốn đã có những thay đổi nhất định và được điều chỉnh phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế qua các thời kỳ khác nhau.

Nội dung phương thức huy động vốn của tập đoàn kinh doanh a) Huy động vốn bằng đầu tư từ ngân sách Nhà nước

Các tập đoàn kinh doanh có thể huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán ra thị trường tài chính.Tuỳ theo nhu cầu và mục đích của việc huy động vốn và tuỳ theo mô hình công ty mà các tập đoàn có thể phát hành các loại chứng khoán ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn. Tự huy động nguồn vốn nội bộ là một phương thức tạo nguồn vốn của các tập đoàn kinh doanh được áp dụng khá phổ biến, nhờ đó các công ty phát huy được năng lực của chính mình, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài, nhất là khi có các biến động trên thị trường tài chính.

Bảng 1.1:  Quyền sở hữu của các TĐKD Hàn Quốc phân theo thành viên trong nội bộ (tỷ lệ % so với các cổ phần hiện có)
Bảng 1.1: Quyền sở hữu của các TĐKD Hàn Quốc phân theo thành viên trong nội bộ (tỷ lệ % so với các cổ phần hiện có)

MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG VỐN ĐỐI VỚI CÁC TẬP ĐOÀN KINH DOANH TRÊN THẾ GIỚI

Kinh nghiệm từ các mô hình quản trị của một số tập đoàn kinh doanh trên thế giới

Năm 1919, GM thành lập công ty tài chính trực thuộc tập đoàn - General Motors Acceptant Corporation (GMAC), với mục đích ban đầu là cung cấp tài chính cho các đại lý bán hàng của GM, hiện nay công ty tài chính này đã hoạt động mạnh trên 4 lĩnh vực là cung cấp tín dụng cho khách hàng mua ôtô, bảo hiểm, cầm cố và tài trợ thương mại. GMAC điều tiết vốn cho hoạt động của tập đoàn, tạo cầu nối giữa GM và thị trường tài chính trong và ngoài tập đoàn, khai thác nguồn vốn từ các thị trường vốn giá rẻ để tập trung cho các dự án đầu tư lớn của GM. Việc chuyển vốn giữa các công ty thành viên không thực hiện bằng biện pháp hành chính mà theo cơ chế tín dụng thông qua GMAC, lãi suất do tập đoàn điều tiết để đảm bảo hài hoà lợi ích của bên vay và bên cho vay. Điều này đã tạo ra một sự công bằng trong kinh doanh đối với các đơn vị thành viên của tập đoàn GM. Kinh nghiệm rút ra từ tập đoàn GM là vai trò của công ty tài chính trong việc huy động vốn. Công ty tài chính tập trung tìm kiếm và huy động nguồn vốn. giá rẻ từ các thị trường ở các nơi trên thé giới để tài trợ cho các dự án của tập đoàn kinh doanh. Cụng ty tài chớnh hiểu rừ cỏc hoạt động kinh doanh của tập đoàn, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh mũi nhọn của tập đoàn nên việc đầu tư hiệu quả và chuyên môn hơn. Ở tập đoàn GM, trong lĩnh vực kinh doanh ô tô, công ty tài chính thực hiện các chức năng hỗ trợ về vốn để xúc tiến thương mại, đẩy mạnh bán hàng như tín dụng trả góp, bảo hiểm, thế chấp và cầm có tài sản của khách hàng để thúc đẩy bán hàng, hỗ trợ vốn cho các đại lý để thực hiện ưu đãi, hỗ trợ khách hàng .v.v.. c) Kinh nghiệm của tập đoàn Volvo Thuỵ Điển. Tập đoàn Volvo được thành lập năm1927 với chức năng ban đầu là sản xuất ô tô khách và hiện nay đang là một tập đoàn công nghiệp hàng đầu Bắc Âu với các lĩnh vực sản xuất thiết bị vận tải, máy xây dựng, ô tô tải, ô tô buýt, động cơ vận tải biển, máy bay.v.v.. Bên cạnh đó Volvo còn thực hiện mở rộng sang một số lĩnh vực khác như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm và nhiều lĩnh vực khác. Hoạt động nghiên cứu của Volvo được thực hiện tại Thuỵ Điển nhưng các nhà máy, công ty chế tạo lại được phân bố rộng khắp các nước khác như Bỉ, Hà Lan, Canada và một số nước thuộc vùng Nam Á. 80% doanh thu của tập đoàn là từ thị trường nước ngoài. Trong tập đoàn Volvo, cũng giống như General Motors, công ty tài chính đóng vai trò quan trọng, là ngân hàng nội bộ tập đoàn. Công ty tài chính của Volvo trợ giúp huy động và sử dụng vốn, giúp tập đoàn điều hoà lượng vốn, tìm kiếm các nguồn vốn phục vụ cho đầu tư của các chi nhánh. Ngoài ra, công ty tài chính này còn thực hiện cung cấp một số dịch vụ quan trọng khác như chuyển tiền, đổi ngoại tệ, cung cấp các giải pháp tài chính cho tập đoàn và các đơn vị thành viên.Trong cơ chế quản lý tài chính, phần lợi nhuận sau thuế khi công ty con trích vào quỹ đầu tư phát triển trên cơ sở các dự án được tập đoàn phê duyệt nếu thừa thì thực hiện chuyển toàn bộ về công ty ‘mẹ’ để phân chia cổ tức và đầu tư cho công ty khác, trường hợp nếu chi nhánh thiếu vốn đầu tư thì công ty. ‘mẹ’ sẽ điều hoà vốn qua công ty tài chính hoặc thực hiện vay vốn theo dự án tại nước sở tại. Kinh nghiệm rút ra từ tập đoàn Volvo là việc điều hoà nguồn vốn nội bộ và tìm kiếm các nguồn vốn hỗ trợ phát triển cho các thành viên tại các nước mà tập đoàn có chi nhánh. Công ty ‘mẹ’ của tập đoàn chỉ chuyên môn hoá vào việc nghiên cứu công nghệ ứng dụng và quản lý tài chính tập đoàn còn việc sản xuất giao cho các công ty chi nhánh nằm tại các nước khác. Lợi nhuận của các công ty con được tập trung về công ty mẹ để tập trung nghiên cứu triển khai ứng dụng công nghệ và phân phối, điều hoà vốn trong tập đoàn. Vai trò của c tài chính trong hoạt động huy động và điều hoà vốn của tập đoàn là rất lớn, công ty tài chính là đầu mối trung tâm trong các hoạt động tài chính của tập đoàn. d) Kinh nghiệm tập đoàn China Telecom (CT) của Trung Quốc. Công ty China Unicom cung cấp tài chính và tư vấn trong việc xây dựng mạng lưới đối với các nhà khai thác nước ngoài (cũng đồng thời là nhà đầu tư) dưới dạng phân chia doanh thu. Với các hình thức huy động vốn đa dạng này, Trung Quốc đã huy động được nguồn vốn lớn đặc biệt là nguồn vốn nước ngoài để phát triển thị trường viễn thông trong nước. Như vậy, kinh nghiệm của các tập đoàn trong lĩnh vực viễn thông của Trung Quốc là việc cổ phần hoá, bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài để huy động vốn. Nhà nước thực hiện cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông và giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nhà nước trong các công ty hoạt động trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, với đặc trưng của Trung Quốc là phân tán quyền lực, việc quản lý và sở hữu vốn nhà nước tại các công ty viễn thông do nhiều cơ quan nhà nước tham gia, phối hợp hài hoà cùng nhau quản lý và giám sát hoạt động của các công ty này. e) Kinh nghiệm của tập đoàn Sam sung Hàn Quốc.

Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm về phương thức huy động vốn của các tập đoàn kinh doanh trên thế giới

Trên thế giới hiện nay có nhiều mô hình tập đoàn kinh doanh khác nhau, mỗi mô hình đều có ưu nhược điểm riêng, thích hợp với từng môi trường và từng giai đoạn, vì thế phải biết chọn lọc và rút kinh nghiệm để áp dụng mô hình tập đoàn kinh doanh thích hợp vào điều kiện phát triển kinh tế ở nước ta. Hiện nay ở Việt Nam có thể xem xét trường hợp liên kết giữa Ngân hàng Đầu tư Phát triển, Ngân hàng Ngoại thương và các Tổng công ty, các tập đoàn kinh tế mạnh trong các lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn để cùng nhau phát triển và tạo nên sức mạnh chung cho tổ hợp tập đoàn và cho cả nền kinh tế Việt Nam.

THỰC TRẠNG PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC TỔNG CÔNG TY PHÁT TRIỂN THEO MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH

Đối với nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước

    - Nhiệm vụ được giao và phạm vi hoạt động (Địa phương, vùng, toàn quốc hoặc quốc tế). - Tình hình và khả năng tài chính của ngân sách nhà nước trong thời kỳ đó. Tuy nhiên, với cơ chế cấp phát vốn hiện hành, trên thực tế việc nhận được vốn giao còn bị chi phối bởi một số yếu tố khác. Tình trạng lãng phí vốn ngân sách nhà nước, phân bổ dàn trải, kém hiệu quả vẫn diễn ra khá phổ biến. Các tổng công ty 91 cũng không nằm ngoài tình trạng nói trên. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, hiệu quả phân bổ và sử dụng vốn đầu tư của ngân sách nhà nước cho các doanh nghiệp thuộc các tổng công ty nhà nước cũng còn hạn chế. Đối với các tổng công ty 90 và tổng công ty 91, quy chế đầu tư vốn nhà nước về cơ bản cũng tương tự như các doanh nghiệp nhà nước khác. Tuy nhiên, do có tầm quan trọng đặc biệt và các đặc điểm riêng nên quy chế đầu tư vốn khi thành lập các tổng công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh có những điểm khác biệt. Đó là từ khi được thành lập, các tổng công ty nhà nước, đặc biệt là các tổng công ty 91 đã có số vốn và tài sản tương đối lớn. Như vậy xét trên bình diện chung, nguồn lực tài chính của các tổng công ty này lớn hơn các tổng công ty khác, đó là một điều kiện hết sức quan trọng đối với sự hoạt động và khả năng phát triển theo hướng tập đoàn kinh doanh. a) Đầu tư vốn cho các doanh nghiệp nhà nước trong luật Ngân sách nhà nước. Việc ngân sách nhà nước cung cấp vốn cho các doanh nghiệp nhà nước được quy định tại một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002, tập trung tại Điều 21 và 24. Điều 21 của luật Ngân sách nhà nước quy định về. nhiệm vụ chi của ngõn sỏch nhà nước cấp trung ương cú ghi rừ trong số cỏc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước ở cấp trung ương phải đảm bảo một số khoản chi cho doanh nghiệp nhà nước: “Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của nhà nước theo quy định của pháp luật”. Việc quy định trong Luật ngân sách nhà nước như trên đã đảm bảo một cơ sở pháp lý ở mức cao nhất - mức độ luật do Quốc hội phê chuẩn - đối với việc cấp vốn của ngân sách Trung ương trong hệ thống phân cấp của ngân sách nhà nước, xét cả về quy mô và mức độ ảnh hưởng, ngân sách Trung ương có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn ở mức độ hỗ trợ cho các tổng công ty nhà nước - đặc biệt là các tổng công ty được thành lập theo quyết định 91/Ttg theo mô hình tập đoàn kinh doanh vì các tổng công ty này đều do Trung ương trực tiếp quản lý. Ngoài cấp ngân sách Trung ương, cơ chế cung cấp vốn từ ngân sách nhà nước cho cỏc doanh nghiệp nhà nước cũn được quy định rừ đối với cả cấp ngõn sách tỉnh. Điều 24 luật Ngân sách nhà nước quy định về nhiệm vụ chi của ngân sỏch nhà nước cấp tỉnh, trong đú cú ghi rừ nhiệm vụ chi đầu tư phỏt triển kinh tế có khoản chi đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp của Nhà nước. Xét dưới góc độ quản lý ngân sách nhà nước, việc quy định cụ thể như trờn thể hiện rừ chớnh sỏch và cơ chế sử dụng một phần nguồn tài chớnh nhà nước vào mục đích hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước. Trong cơ chế chung đó, do vị trí đặc biệt của các tổng công ty nhà nước nên các tổng công ty này nhận được sự ưu tiên trong việc được tài trợ bằng vốn ngân sách nhà nước. b) Đầu tư vốn nhà nước trong quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước. - Vốn nhà nước đầu tư tại Tổng công ty do các công ty tự đầu tư thành lập (hoạt động theo mô hình công ty ‘mẹ’ - công ty ‘con’) là số vốn nhà nước đầu tư cho công ty nắm quyền chi phối doanh nghiệp khác (gọi là công ty 'mẹ'). Vốn hình thành công ty ‘mẹ’ là vốn góp của các công ty. ‘con’ không có tư cách pháp nhân. - Vốn nhà nước đầu tư cho Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước gồm vốn nhà nước do tổng công ty trực tiếp quản lý dử dụng và vốn nhà nước do tổng công ty đầu tư vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty liên kết, công ty liên doanh và các tổ chức kinh tế khác. Nhà nước chỉ đầu tư vốn cho tổng công ty, công ty ‘mẹ’.Việc đầu tư vốn vào các công ty ‘con’, công ty thành viên hạch toán độc lập và các doanh nghiệp khác là do tổng công ty, công ty ‘mẹ’ quyết định. So với các quy định trước đây, quy chế quản lý vốn nhà nước đầu tư có một số thay đổi căn bản. Những thay đổi này là theo xu hướng phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay:. Một là: Bỏ các khoản hỗ trợ về vốn đối với doanh nghiệp nhà nước. Để phù hợp với thông lệ quốc tế, trong tiến trình đàm phán gia nhập tổ chức WTO, các khoản hỗ trợ về vốn như hỗ trợ vốn đầu tư, hỗ trợ vốn trả nợ, lãi suất ưu đãi .v.v.của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước đã được xoá bỏ. Việc xoá bỏ những hỗ trợ này nhằm mục đích tạo môi trường bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh, bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên việc ngân sách nhà nước cấp vốn bổ sung cho các doanh nghiệp nhà nước là một điều kiện cần thiết để duy trì và phát triển một số doanh nghiệp, giúp đỡ doanh nghiệp vượt qua khó khăn tạm thời về tài chính. Vì vậy vốn cấp bổ sung được thực hiện thông qua thủ tục tăng giảm vốn điều lệ. Tại điều 6 của Nghị định 199/2004/CP có quy định: “Trong quá trình kinh doanh, đại diện chủ sở hữu có quyền quyết định điều chỉnh tăng hoặc giảm vốn điều lệ của công ty nhà nước. Đại diện chủ sở hữu chỉ được rút vốn đã đầu tư tại công ty nhà nước khi tổ chức lại công ty nhà nước hoặc điều chỉnh giảm vốn điều lệ của công ty nhà nước. Việc rút vốn chỉ được thực hiện nếu vẫn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả của công ty nhà nước.Bộ Tài chính hướng dẫn trình tự, thủ tục tăng giảm vốn điều lệ của công ty nhà nước”. Hai là: Bỏ thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước và áp dụng quy định mới trong phân phối lợi nhuận. Nghị định 199/2004/CP đã bỏ thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, thay vào đó là việc phân phối lợi nhuận sau thuế thực hiện theo tỷ lệ giữa vốn nhà nước đầu tư tại tổng công ty và vốn tổng công ty tự huy động. Điều này cũng cần được nghiên cứu thêm trên giác độ chi phí vốn và hiệu quả sử dụng vốn, bởi vì: bỏ thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước là đúng vì Nhà nước cũng là một chủ sở hữu bình đẳng như các chủ sở hữu khác trong khi các doanh nghiệp khác không có khoản thu này; tuy nhiên, phân phối lợi nhuận sau thuế theo tỷ lệ vốn nhà nước đầu tư và vốn công ty, tổng công ty tự huy động thì sẽ khuyến khích sử dụng nợ, điều này không phải bao giờ cũng tốt và sẽ là không công bằng giữa các công ty, tổng công ty khác nhau về điều kiện kinh doanh đặc thù từng ngành và chính sách vay vốn. Phần lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước được chia dùng để tái đầu tư cũng cần được sử dụng linh hoạt hơn trong việc để lại bổ sung vốn điều lệ hay rút về Quỹ tập trung để đầu tư vào Tổng công ty, công ty khác. Thông qua kênh cấp phát vốn của ngân sách, Nhà nước cung cấp toàn bộ hoặc một phần vốn sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp nhà nước. Với tư cách là chủ sở hữu của các doanh nghiệp, Nhà nước cấp vốn ban đầu khi thành lập mới doanh nghiệp và có thể cấp bổ sung vốn cho doanh nghiệp trong những trường hợp nhất định. Cơ chế giao vốn và bảo toàn vốn đối với các Tổng công ty. Cơ chế giao vốn đối với các tổng công ty nhà nước thể hiện tính chất đặc thù của việc quản lý các doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu Nhà nước ở nước ta. Việc giao vốn là một trong những biện pháp nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cho việc quản lý vốn thuộc sở hữu nhà nước, thúc đẩy các doanh nghiệp thành viên sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo được vốn đã tiếp nhận từ nhà nước. 1.Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc giao vốn nhà nước đầu tư cho các công ty nhà nước mới thành lập. 2.Việc giao vốn phải được hoàn thành trong vòng 60 ngày, kể từ ngày công ty nhà nước được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.Đối với công ty nhà nước phải đầu tư và xây dựng thì việc giao vốn thực hiện trong vòng 60 ngày kể từ khi công ty nhà nước đi vào hoạt động kinh doanh. a) Bộ Tài chính đối với các công ty do Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập. b) Bộ quản lý ngành đối với công ty nhà nước do Bộ, ngành quyết định thành lập. c) Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với các công ty nhà nước do Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập. Bên nhận vốn:. a) Chủ tịch hội đồng quản trị đối với công ty nhà nước có hội đồng quản trị. b) Giám đốc đối với công ty nhà nước không có Hội đồng quản trị.

    Bảng 2.5: Tỷ trọng vốn nhà nước của các tổng công ty 91 giai đoạn 1998-2002
    Bảng 2.5: Tỷ trọng vốn nhà nước của các tổng công ty 91 giai đoạn 1998-2002

    Phương thức tự huy động vốn của các tổng công ty 91 theo mô hình tập đoàn kinh doanh

      Chính sách tín dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước được quy định tại Điều 6 - Luật các tổ chức tín dụng: “Nhà nước có chính sách tín dụng về vốn, điều kiện vay đối với doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiện để các doanh nghiệp này đổi mới thiết bị, hiện đại hoá công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Năm 1999, Ngân hàng nhà nước đã từng đề nghị Chính phủ cho phép một số ngân hàng thương mại vay quốc doanh được phép cho tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam vay vượt 15% vốn tự có của ngân hàng.Cụ thể, Ngân hàng Ngoại thương cho vay 870 tỷ, Ngân hàng Công thương cho vay 1500 tỷ, Ngân hàng Đầu tư và phát triển cho vay 833 tỷ và Ngân hàng Nông nghiệp cho vay 630 tỷ đồng.

      Bảng 2.6:  Tình hình huy động vốn thông qua hình thức Liên doanh của tổng công ty Bưu Chính Viễn thông Việt nam.
      Bảng 2.6: Tình hình huy động vốn thông qua hình thức Liên doanh của tổng công ty Bưu Chính Viễn thông Việt nam.

      SỰ CẦN THIẾT ĐỔI MỚI PHÁT TRIỂN CÁC TỔNG CÔNG TY THEO MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH DOANH

      Định hướng phát triển các công ty ở Việt Nam trong thành lập tập đoàn kinh doanh

      Việc sử dụng uy tín của công ty ‘mẹ’ để phát hành trái phiếu huy động vốn cho các công ty ‘con’ là một lợi thế trong mô hình công ty ‘mẹ’ - công ty ‘con’ nhưng chưa được sử dụng rộng rãi trong các tổng công ty 91 đang chuyển sang áp dụng mô hình này. Kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả của các tổng công ty theo mô hình công ty ‘mẹ’ - công ty ‘con’, kinh doanh đa ngành tổng hợp trên cơ sở ngành chuyên môn hoá, gọi vốn thêm nhiều thành phần kinh tế, cùng tham gia kinh doanh, làm nòng cốt để hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh ở một số ngành và lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế quốc dân như viễn thông, hàng không, dầu khí”.

      Sự cần thiết đổi mới, phát triển các Tổng công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh

      Để có thể gia nhập vào tổ chức này thì các yêu cầu về quản lý công bằng của Nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước nói chung và tổng công ty nói riêng và các thành phần kinh tế khác phải thực sự bình đẳng. Với mục tiêu đến năm 2020 Việt nam trở thành một nước công nghiệp thì sự phát triển của các tập đoàn kinh doanh là trụ cột, là sức mạnh kinh tế để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đạt mục tiêu đề ra cho nền kinh tế Việt nam.

      QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG VỐN TRONG MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH DOANH Ở VIỆT

      Sự cần thiết phải đổi mới phương thức huy động vốn đối với các Tổng công ty phát triển theo mô hình tập đoàn kinh doanh

      Phương thức huy động vốn hiện nay trong các tổng công ty còn có nhiều hạn chế, tồn tại, do đó việc đổi mới phương thức huy động vốn của các tổng công ty theo hướng phát triển tập đoàn kinh doanh và hoạt động theo mô hình công ty ‘mẹ’ - công ty ‘con’ là một yêu cầu cấp bách góp phần khắc phục hạn chế tồn tại và nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của các tổng công ty 91 hiện nay. Các ràng buộc pháp lý hành chính quá chặt của tổng công ty đối với các công ty thành viên phải được thay thế bằng liên kết thông thoáng hơn thông qua quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu trong quan hệ công ty 'mẹ' - công ty 'con', từ đó các thành viên trong tập đoàn sẽ chủ động huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mình.

      Các quan điểm định hướng đổi mới phương thức huy động vốn của các Tổng công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh

      Hơn nữa chế độ đa sở hữu trong tập đoàn kinh doanh sẽ huy động được các nguồn lực từ các thành phần khác trong nền kinh tế tham gia cùng tham gia góp vốn với Nhà nước để phát triển mở rộng quy mô, đồng thời cũng tham gia giám sát, đảm bảo hiệu quả hoạt động sử dụng vốn của các tổng công ty. Hai là: Phương thức huy động vốn của các tổng công ty phải góp phần thúc đẩy, mở rộng các hình thức liên kết trong tổng công ty, nhưng trọng tâm phải là liên kết kinh tế dựa trên nền tảng đầu tư tài chính chi phối lẫn nhau giữa công ty 'mẹ' và công ty 'con'.

      GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG VỐN TRONG MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH DOANH Ở VIỆT NAM

      Đối với các Tổng công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh

        - Đối với cổ phiếu, các tập đoàn phải thực hiện công khai báo cáo tài chính các công ty thành viên là công ty cổ phần, công khai cả báo cáo tài chính của công ty ‘mẹ’ (nếu trường hợp công ty ‘mẹ’ cổ phần) để thu hút các nhà đầu tư trong nước đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu của tập đoàn. - Đối với trái phiếu cần chủ động đưa ra mức lãi suất hợp lý và phát hành rộng rãi vào công chúng không giới hạn trong nội bộ tập đoàn. Nghiên cứu khả năng phát hành trực tiếp trái phiếu quốc tế của các tập đoàn kinh doanh Việt nam trong tương lai. b) Đối với vốn vay ngân hàng. Các khoản nợ xấu (nợ khoanh) trước đây của các Ngân hàng Quốc doanh hầu hết là của các Doanh nghiệp Nhà nước. Với thái độ ỷ lại có “nhà nước chống lưng” nên các Doanh nghiệp nhà nước tuỳ tiện vay vốn Ngân hàng trong khi dự án kinh doanh không hiệu quả, còn các ngân hàng thì có tâm lý cho Nhà nước vay thì không sợ mất vốn nên không tính toán khi cho vay..Đổi mới mô hình hoạt động trong các tổng công ty cần đổi mới cả trong tư duy, quan hệ tín dụng phải căn cứ vào lợi ích kinh tế thực tế, hiệu quả thực sự của hoạt động sản xuất kinh doanh để tiến hành vay vốn Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Thứ hai, Tăng cường vai trò tự chủ của các công ty thành viên tập đoàn trong việc vay vốn ngân hàng. Khi chuyển sang mô hình công ty ‘mẹ’ công ty. ‘con’ thì tư cách pháp nhân của công ty mẹ và công ty con là như nhau, do đó công ty con có quyền bình đẳng trong việc vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh cho bản thân công ty. Do thói quen trước đây, khi các công ty thành viên vay vốn, các ngân hàng quốc doanh thường yêu cầu tổng công ty đứng ra bảo lãnh cho các đơn vị này vay vốn. Ngay cả trong một số trường hợp không cần thiết các ngân hàng quốc doanh vẫn áp dụng hình thức này. Do đó để thay đổi cơ chế này, cần có sự hợp tác giữa tổng công ty và các ngân hàng. Thứ ba, Công ty mẹ sử dụng tiềm lực tài chính của mình để vay vốn chiết khấu của các ngân hàng sau đó cho các công ty con vay lại, tiến tới phát triển công ty ‘mẹ’ trở thành dịch vụ ngân hàng cho công ty ‘con’. Công ty ‘mẹ’ cần phát triển dịch vụ tư vấn hướng dẫn các công ty ‘con’ trong việc vay vốn ngân hàng, và các dịch vụ tư vấn tài chính - ngân hàng khác. Sau khi các công ty. vay ngân hàng về cho công ty ‘con’ vay lại. Mức lãi suất công ty ‘mẹ’ cho công ty ‘con’ vay lại thấp hơn so với các công ty ‘con’ tự đi vay ngân hàng, có được điều này là do khả năng giao dịch và thoả thuận lãi suất của công ty ‘mẹ’ đối với các ngân hàng thương mại. Thứ tư, Để vay được số lượng vốn lớn các tổng công ty nên sử dụng linh hoạt phương thức vay hợp vốn của các tổ chức tín dụng, đồng thời với nhu cầu vốn lớn cho dự án thực sự hiệu quả thì có thể xin phép Thủ tướng để vay vượt 15% vốn tự có của các Ngân hàng. Ngoài ra các tập đoàn kinh doanh cũng nên tăng cường huy động nguồn vốn tín dụng quốc tế, vay các ngân hàng và tổ chức tín dụng nước ngoài, thí điểm phát hành trái phiếu quốc tế…Trong quá trình này nhà nước cũng cần xem xét sửa đổi các quy định quá nghiêm ngặt về giới hạn tín dụng đối với các tổng công ty. Đối với các khoản vay thực sự có hiệu quả thì nên cho phép các ngân hàng xem xét và tự quyết định cho các tổng công ty vay vượt 15% vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Thứ năm, Huy động vốn thông qua hình thức liên kết với ngân hàng. Như đã đề cập ở trên, việc hình thành các tổ hợp tập đoàn kinh doanh là một hình thức khá mới. Khi mà tập đoàn kinh doanh đã thực sự lớn mạnh thì có thể liên kết với Ngân hàng để hoạt động. Các tập đoàn kinh doanh trên thế giới sau khi lớn mạnh đều tham gia vào lĩnh vực kinh doanh ngân hàng hoặc thành lập ngân hàng riêng của tập đoàn.Đối với các tập đoàn kinh doanh Việt nam, do quy mô còn nhỏ bé, hơn nữa chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng cho nên biện pháp liên kết với các Ngân hàng là phù hợp hơn, vừa tận dụng được năng lực kinh doanh của các ngân hàng vừa học hỏi kinh nghiệm để tiến đến kinh doanh trong lĩnh vực này. Thông qua các Ngân hàng liên kết các tập đoàn kinh doanh sẽ huy động được nguồn vốn lớn, lãi suất hợp lý và nhanh chóng. c) Đối với nguồn vốn tín dụng thương mại và ký hợp đồng hợp tác liên doanh, liên kết với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.

        Bảng 3.1: Phân định ranh giới chức năng, nhiệm vụ của ban, phòng tài chính với
        Bảng 3.1: Phân định ranh giới chức năng, nhiệm vụ của ban, phòng tài chính với

        Kiến nghị đối với nhà nước

        Theo kinh nghiệm của các tập đoàn kinh doanh (CT của Trung Quốc và FT của Pháp) thì Nhà nước nên giảm tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ trong các tập đoàn (điển hình trong lĩnh vực bưu chính viễn thông), đa dạng hoá các chủ sở hữu kể cả đại diện chủ sở hữu của nhà nước, bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư nước ngoài để thu hút vốn cho phát triển nền kinh tế nói chung và các tập đoàn kinh doanh nói riêng. Làm rừ bản chất của việc giao vốn, quyền quyết định của tổng cụng ty - công ty ‘mẹ’ đối với số vốn giao cho công ty thành viên - công ty ‘con’; Quy định rừ về quyền hạn và trỏch nhiệm của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp; Quy định rừ người quyết định đầu tư phải là người chịu trỏch nhiệm về chất lượng của công trình, dự án.v.v.