Những thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam gia nhập WTO

MỤC LỤC

Nguyên tắc xây dựng môi trường kinh doanh dễ dự đoán

Song để các mức thuế quan đã đàm phán phải được cam kết và không thay đổi theo hướng không tăng thuế suất, sau khi đàm phán, mức thuế suất đã thỏa thuận sẽ được ghi vào một bản danh mục thuế. Một nước chỉ có thể mức thuế đã cam kết ràng buộc chỉ khi đã đàm phán với đối tác của mình và phải đền bù thiệt hại do sự tăngbópthuế đó gây ra.

Nguyên tắc tạo ra môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh bình đẳng

Nguyên tắc này được đưa ra để hạn chế tác động tiêu cực của cạnh tranh không bình đẳng như bán phá giá, trợ cấp, tài trợ xuất khẩu… hoặc các biện pháp bảo hộ khác. WTO cũng cho phép các nước áp dụng các biện pháp trả đũa, tự vệ như áp dụng thuế đối kháng, thuế chống bán phá giá… khi các nước thông qua hoạt động xuất khẩu có hành vi cạnh tranh không lành mạnh, gây thiệt hại đến nền kinh tế của mình.

QUAN HỆ VIỆT NAM VÀ WTO 3.1. Tiến trình Việt Nam gia nhập WTO

Các cam kết của Việt Nam gia nhập WTO

  • Cam kết về mở rộng thị trường dịch vụ
    • Sở hữu trí tuệ

      Việt Nam chấp nhận ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO cho doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp.Trừ đối với các mặt hàng thuộc danh mục thương mại nhà nước như:xăng,dầu,thuốc lá điếu,xì gà,băng đĩa hình,báo chí và một số mặt hàng nhạy cảm khác mà ta chỉ cho phép sau một thời gian chuyển đổi(như gạo và dược phẩm).Từ ngày 01/01/2011 cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài được kinh doanh xuất khẩu gạo.Ta đồng ý cho phép doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được đăng ký quyền xuất nhập khẩu tại Việt Nam.Quyền xuất khẩu chỉ là quyền đứng tên trên tờ khai hải quan để làm thủ tục xuất nhập khẩu. Trừ một số ngành hạn chế đầu tư nước ngoài,còn các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam và được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT) khi đầu tư vào Việt Nam.Từ ngày 01/07/2006 các nhà đầu tư trong và ngoài nước chịu sự điều tiết chung bởi luật đầu tư và luật doanh nghiệp.Nhà đầu tư nước ngoài được hưởng quyền kinh doanh của mình tương tự như nhà đầu tư Việt Nam.Không còn bị ràng buộc phải đầu tư vào cùng nguyên liệu,không bị buộc phải xuất khẩu sản phẩm như một điều kiện để được phép đầu tư tại Việt Nam.Doanh nghiệp có vốn FDI được cân đói ngoại tệ để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.Doanh nghiệp có vốn nước ngoài được bảo vệ quyền lợi và tài sản hợp pháp. Cụ thể là cho phép thành lập liên doanh đa số vốn nước ngoài để cung cấp dịch vụ viễn thông không gắn với hạ tầng mạng, phải thuê mạng do doanh nghiệp Việt Nam nắm quyền kiểm soát và nới lỏng một chút về việc cung cấp dịch vụ qua biên giới để đổi lấy giữ lại hạn chế áp dụng cho viễn thông có gắn với hạ tầng mạng chỉ các doanh nghiệp mà nhà nước nắm đa số vốn mới đầu tư hạ tầng mạng, nước ngoài chỉ được góp vốn đến 49% và cũng chỉ được liên doanh với đối tác Việt Nam đã được cấp phép.Như vậy, với dịch vụ có gắn với hạ tầng mạng, ta vẫn giữ mức cam kết như BTA, một yếu tố quan trọng góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng.

      Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm gốc khi bị xâm hại có quyền yêu cầu tổ chức cá nhân có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại; yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm hoặc khởi kiện ra toà án có thẩm quyền hoặc thông qua trọng tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

      Thành tựu và tiêu cực của Việt Nam sau khi gia nhập WTO

      • Thành tựu

        Về nhập khẩu, số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan ghi nhận trong quý I năm 2010 tổng kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam từ thị trường Achentina tăng mạnh, đạt trị giá 188,4 triệu USD, tăng 5,4 lần so với cùng kỳ năm trước và chiếm hơn 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, qua đó nâng mức thâm hụt thương mại của Việt Nam với Achentina lên tới 175,3 triệu USD. Năm 2007 cũng được coi là năm “bội thu” của lĩnh vực công nghệ cao với hàng loạt các dự án quy mô lớn được triển khai, chẳng hạn như dự án nhà máy lắp ráp và kiểm tra các bản mạch in của Công ty TNHH Jabil Circuit (Mỹ) tại Thành phố Hồ Chí Minh với tổng vốn 100 triệu USD, hai nhà máy công nghệ cao của tập đoàn Foxconn (Đài Loan) ở Bắc Ninh có tổng vốn 80 triệu USD. Vĩnh Phúc hứa hẹn trong tương lai gần sẽ trở thành tỉnh công nghiệp với sự hiện diện của nhiều dự án công nghiệp có quy mô lớn như dự án nhà máy sản xuất xe Vespa của tập đoàn Piaggio (Italia) có số vốn 45 triệu USD, nhà máy sản xuất máy tính xách tay của tập đoàn Intelligent Universal (Đài Loan) tổng vốn 500 triệu USD.

        Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết, ngày 31/3/2009, công ty luật King & Spalding LLP, đại diện cho bên nguyên là hai công ty Hilex Poly Co., LLC và Super Corporation đã đệ đơn đến Bộ Thương mại Mỹ và Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, kiện chống bán phá giá đối với sản phẩm túi PE đựng hàng hóa bán lẻ (polyethylene retail carrier bags) nhập khẩu từ Việt Nam, Đài Loan. Trước đó có các vụ: Ấn Độ đã áp thuế chống bán phá giá ở mức cao nhất với hàng sợi nhập từ Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan; tổng cục Chống bán phá giá Ấn Độ (DGAD) cũng xác định các nhà sản xuất của Việt Nam đã bán sản phẩm đèn huỳnh quang tại thị trường Ấn Độ; hiệp hội Các nhà sản xuất giày Canada khởi kiện một số doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá mặt hàng đế giày không thấm nước; hiệp hội Công nghiệp giày Brazil - Abicalcado yêu cầu tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với một số loại giày xuất khẩu có xuất xứ từ Việt Nam từ cuối tháng 2/2009…. Mặc dù đứng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu cả nước, đứng thứ 4 trong 10 nước sản xuất giày trên thế giới và lượng giày xuất khẩu đạt kim ngạch hàng năm hơn 4 tỷ USD (dự kiến năm 2010 sẽ là 6,2 tỷ USD), nhưng Hiệp hội Da giày Việt Nam khẳng định 800 doanh nghiệp ngành da giày với năng lực sản xuất khoảng 780 triệu đôi giày dép/năm chỉ chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu, bỏ ngỏ thị trường trong nước với sức tiêu thụ hơn 85 triệu dân.

        Bảng : Tỷ trọng và thứ hạng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập  khẩu
        Bảng : Tỷ trọng và thứ hạng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

        CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TỪ SAU KHI GIA NHẬP WTO

        Cơ hội khi Việt Nam gia nhập WTO

          Cải cách bộ máy quản lý nhà nước theo hướng gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, giảm thiểu các biện pháp hành chính can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Các doanh nghiệp có thể lập kế hoạch đầu tư và hoạt động thương mại dài hạn hơn. Chính sách thuế nhập khẩu mới sẽ giúp nền kinh tế và doanh nghiệp tái cơ cấu sản xuất theo hướng có hiệu quả hơn,chi phí thủ tục hành chính ít hơn, tham nhũng được kiểm soát chăt chẽ hơn. Nhiều cơ hội việc làm thu nhập gia tăng: Các bằng cấp giáo dục đào tạo do Việt Nam cấp được thừa nhận ở các nước thành viên nên lực lượng lao động ở Việt Nam có điều kiện thuận lợi tiếp cận với thị trường lao động quốc tế.

          Có tính đến trình độ và điều kiện phát triển không đồng đều của các nước thành viên để ứng xử phù hợp với tình hình kinh tế mỗi nước, kéo dài lộ trình giảm thuế, cho các nước đang phát triển, đã giúp Việt Nam có thời gian chuẩn bị ứng phó nhằm khắc phục sự hòa tan hay thôn tính trong thực hiện tự do hóa thương mại khi mà thế và lực của chúng ta chưa hội đủ năng lực cạnh tranh sòng phẳng.

          Thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO

            Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với nhà đầu tư nước ngoài khi được hưởng quyền lợi tương tự. Rào cản kỹ thuật, quy cách mẫu mã, về an toàn vệ sinh thực phẩm, về môi trường…Các biện pháp chống bán phá giá, các tài trợ của nước nhập khẩu. Chi phí cho việc sát lập quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng thương hiệu…Chi phí cho đầu tư xây dựng về tiêu chuẩn giá trị chất lượng: ISO-9000, SA-8000,… Chi phí cho thu hút đào tạo nguồn nhân lực.

            Kiểm soát và khảo sát giá cả, chống bán phá giá, thực hiện lộ trình giảm thuế, xoá bỏ trợ cấp giá nông sản, vấn đề về tỷ gia hối đối, cạnh tranh thu hút vốn đầu tư.