Cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tây

MỤC LỤC

Hoạt động cho vay của NHTM đối với các DNNQD

Sau đó, NH cho vay trực tiếp đối với các khách hàng (người mua), giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ nhằm mở rộng SXKD. - Cho vay tiêu dùng:. Trong giai đoạn đầu, hầu hết các NH thương mại không tích cực cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình bởi vì họ tin rằng các khoản cho vay tiêu dùng rủi ro vỡ nợ tương đối cao. Sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùng và sự cạnh tranh trong cho vay đã hướng các NH tới người tiêu dùng như một khách hàng tiềm năng. Bên cạnh cho vay truyền thống là cho vay ngắn hạn, các NH ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ trung, dài hạn như tài trợ xây dựng nhà máy, phát triển công nghệ cao. Một số NH còn cho vay để đầu tư vào đất. Cho vay được định lượng qua 2 chỉ tiêu là doanh số cho vay trong kỳ và dư nợ cuối kỳ. Doanh số cho vay trong kỳ là tổng số tiền mà NH đã cho vay ra trong kỳ. Dư nợ cuối kỳ là số tiền mà NH hiện đang còn cho vay vào thời điểm cuối kỳ. Khi lập các báo cáo tài chính, cho vay được ghi dưới hình thức dư nợ. Hoạt động cho vay có rất nhiều hình thức như cho vay ngắn hạn, trung-dài hạn, cho vay theo hạn mức, cho vay thấu chi, cho vay trả góp, cho vay trực tiếp từng lần, cho vay gián tiếp…. Hoạt động cho vay của NH thương mại có vai trò rất quan trọng, có tác động tích cực đến toàn bộ nền kinh tế. Dưới đây ta xem xét tác động của hoạt động cho vay đối với các DNNQD, NH và nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, DN muốn tồn tại và phát triển thì tất yếu phải không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến và đa dạng hóa sản phẩm, trang bị máy móc thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến….Để làm được tất cả những điều này đòi hỏi các DN phải gia tăng một lượng vốn lưu động nhất định. Điều này cũng không ngoại lệ đối với các DN quốc doanh. Chính vì vậy, hoạt động cho vay có vai trò rất quan trọng đối với các DNNQD. - Cho vay giúp các DNNQD có điều kiện để mở rộng sản xuất, tăng quy mô nguồn vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả SXKD. Hoạt động cho vay của NHTM giúp các DN bổ sung thêm vốn lưu động và tiến hành tái đầu tư mở rộng sản xuất, giúp cho quá trình SXKD của các DN diễn ra liên tục và phát triển. Ngoài ra, với hình thức cho vay trung và dài hạn còn giúp cho các DN có vốn để đầu tư dây chuyền SXKD cho các DN. - Cho vay khuyến khích các DNNQD sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Để được vay vốn NH thì các DN phải có các phương án SXKD thực thi và có hiệu quả. Điều này buộc các DN phải nghiên cứu thị trường, tính toán phương án SXKD và hiệu quả của phương án đó sao cho sau khi trả gốc và lãi vay NH thì DN vẫn có lợi nhuận. cạnh đó, trong quá trình sử dụng vốn vay NH, nếu DN sử dụng vốn không đúng mục đích hoặc không hiệu quả thì sẽ bị NH không tiếp tục cho vay và có thể bị đòi nợ trước hạn. Do vậy, khi sử dụng vốn vay NH thì các DN nâng cao hiệu quả đồng vốn hơn, sử dụng có tính toán và tìm mọi cách để đồng vốn vay sinh lãi, có hiệu quả, để ngoài phần trả lãi NH ra, số tiền đồng vốn mang lại vẫn còn đủ để mạng lại cho DN một khoản lợi nhuận. Ngoài ra, cho vay còn giúp các DNNQD chớp được kịp thời các cơ hội kinh doanh có hiệu quả. - Giúp các DNNQD có thể mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm, trang bị máy móc hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả SXKD. - Khuyến khích các DNNQD sử dụng vốn có hiệu quả, thực hiện SXKD theo những phương án được cân nhắc kỹ và có hiệu quả, đảm bảo việc sử dụng vốn đúng mục đích, chớp kịp thời cơ kinh doanh. - Nâng cao năng lực cạnh tranh, hình ảnh, uy tín của NH, góp phần tăng thu nhập của NH, giúp cải tiến công nghệ. NH là một DN kinh doanh tiền tệ, hoạt động với phương châm đi vay để cho vay. Vì vậy, hoạt động cho vay có vai trò rất quan trọng đối với NH thương mại. Hoạt động cho vay để sinh lời từ tiền đã huy động được là lẽ sống còn của NH. Bởi vì, cho vay là hoạt động kinh doanh chủ chốt của NH thương mại và là hoạt động tạo ra nhiều lợi nhuận nhất cho NH. Chỉ có tiền lãi thu được từ cho vay mới bù nổi các chi phí như chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí hoạt động kinh doanh và chi phí quản lý….đồng thời đem lại cho NH một khoản thu nhập rất lớn, giúp NH có điều kiện để cải tiến công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín của NH. Cho vay DNNQD thường là cho vay ngắn hạn, với số vốn không lớn bằng cho vay DNNN, nên ít rủi ro hơn, khi rủi ro xảy ra cũng ít gây cho NH nhiều khó khăn, ảnh hưởng như khi một món vay lớn cho khối DNNN gặp rủi ro. Nền kinh tế càng phát triển thì hoạt động cho vay của NH thương mại ngày càng thể thiện rừ vai trũ tớch cực của mỡnh trong quỏ trỡnh tăng trưởng và phỏt triển kinh tế. Hoạt động cho vay của NH thương mại giúp cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, giảm bớt thất nghiệp cho xã hội, góp phần giảm thiểu tệ nạn xã hội, đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, kích thích các thành phần kinh tế cùng phát triển, nâng cao đời sống của người dân, góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách nhà nước…đóng góp đáng để vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả nền kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của DN Việt Nam. Dựa vào những tiêu chí khác nhau, có những cách phân chia cho vay đối với DNNQD theo những hình thức khác nhau. - a)Căn cứ vào thời hạn cho vay có 3 hình thức cho vay là cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. - Cho vay ngắn hạn là hình thức cho vay mà thời hạn cho vay dưới 12 tháng, nhằm mục đích bổ sung vốn lưu động cho DN. Với hình thức này, lãi suất cho vay thường thấp, tính thanh khoản của món vay cao và độ rủi ro thấp. - Cho vay trung hạn có thời hạn cho vay từ 1 năm đến 5 năm, nhằm mục đích tài trợ cho các TSCĐ như sửa chữa, mua sắm thêm phương tiện vận tải, thay đổi sản phẩm hàng hóa… Hình thức cho vay này thường có lãi suất cao, tính thanh khoản của món vay thấp và có độ rủi ro tương đối cao. - Cho vay dài hạn có thời hạn vay từ 5 năm trở lên, với mục đích tài trợ cho các công trình xây dựng cơ bản như: cầu đường, sân bay, máy móc thiết bị có giá trị lớn thời gian sử dụng lâu dài, phát triển SXKD theo chiều rộng hoặc chiều sâu… Đối với cho vay dài hạn, lãi suất thường rất cao để bù đắp độ rủi ro lớn, tính thanh khoản của món vay rất thấp. - b)Căn cứ vào tài sản đảm bảo phân chia thành cho vay có tài sản đảm bảo và không có tài sản đảm bảo. Doanh số bán ra tính theo giá vốn kỳ trước Dự trữ hàng hóa bình quân kỳ trước Bước 3: Xác đinh nhu cầu tín dụng cao nhất kỳ này (hạn mức tín dụng). Nhu cầu tín dụng ngắn hạn để dự trữ hàng hóa. Nhu cầu dự trữ hành hóa. bình quân trong kỳ. Chênh lệch dự trữ bình quân và dự trữ cao nhất. Hàng hóa kém phẩm chất, không. thuộc đối tượng vay. Vốn chủ sở hữu và các. nguồn tài trợ khác Đối với tín dụng trung và dài hạn:. Tín dụng NH = Nhu cầu đầu tư - Các nguồn tài trợ khác. Nếu DN chưa vay NH, NH có thể cho vay bằng nhu cầu vừa tính. Nếu DN hiện đang vay NH thì số tiền có thể cho vay thêm là:. Số tiền có thể cho vay thêm = Nhu cầu vay ngắn hạn NH trong kỳ - Dư nợ đến thời điểm xin vay. Hình thức cho vay này đem lại thuận tiện cho các khách hàng vay mượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình SXKD. - e)Các hình thức cho vay khác: cho vay thấu chi, cho vay luân chuyển,….

BAN GIÁM ĐỐC

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DNNQD TẠI CHI NHÁNH NH ĐT&PT HÀ TÂY

    - Cơ cấu lại dư nợ tín dụng tại địa bàn theo xu hướng thị trường tiềm năng và kinh doanh đa năng, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn, nâng dần tỷ trọng đầu tư tín dụng thương mại, tín dụng ngoài quốc doanh, trọng tâm mở rộng và tăng trưởng tín dụng gắn với phát triển các dịch vụ NH, đẩy mạnh tín dụng tài trợ thương mại, tín dụng đối với các DNNQD ưu tiên đầu tư cho các DN có kinh doanh xuất nhập khẩu ổn định trên địa bàn. Tăng cường trang thiết bị, công nghệ hiện đại cho chi nhánh, đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các nghiệp vụ của NH, trên cơ sở đó, chi nhánh có thể thực hiện đa dạng hóa các nghiệp vụ, các hoạt động, dịch vụ, khách hàng vừa có quan hệ tín dụng với NH và được chi nhánh cung cấp thêm các dịch vụ NH tiện ích như thanh toán hộ, thu hộ, chi hộ, kiểm soát luồng tiền cho khách hàng…đem lại cho khách hàng những lợi ích lớn, giúp cho chi nhánh thu hút thêm khách hàng có quan hệ với mình, góp phần mở rộng hoạt động cho vay.