MỤC LỤC
Quản lý liên quan đến việc ra quyết định hoặc lựa chọn cách thức kế hoạch tổ chức, bảo vệ và sử dụng các nguồn lực có được để sản xuất hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho việc tiêu thụ, thương mại, hưởng thụ hoặc để xây dựng vốn và tài sản cho phát triển trong tương lai. Trên góc độ Nhà nước, quản lý nhà nước đối với đô thị là sự can thiệp bằng quyền lực của mình (bằng pháp luật, thông qua pháp luật) vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở đô thị nhằm phát triển đô thị theo định hướng nhất định.
Khi xem xét mối quan hệ giữa giao thông với đô thị, HTGTĐT được phân thành hai mảng chính là giao thông đối ngoại và giao thông đối nội (hay còn gọi là giao thông nội thị). Giao thông đối ngoại gồm: các tuyến đường, các công trình đầu mối và những phương tiện được sử dụng để đảm bảo sự liên hệ giữa đô thị với bên ngoài và từ bên ngoài vào trong đô thị. Giao thông nội thị gồm: các công trình, các tuyến đường và các phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển trong phạm vi của đô thị, đảm bảo nhu cầu liên hệ giữa các bộ phận cấu thành của đô thị với nhau. Phân loại HTGTĐT dựa vào vai trò của các yếu tố cấu thành. - Hệ thống giao thông động có chức năng đảm bảo cho phương tiện và người di chuyển giữa các khu vực. Hệ thống giao thông động gồm mạng lưới đường sá, các công trình trên đường và các công trình khác. Hệ thống đường giao thông được phân loại theo chất lượng mặt đường: Bê tông, nhựa, đá, cấp phối, đất…, đồng thời được tổng hợp theo địa bàn phường, quận. Đường đô thị được sử dụng và khai thác vào các mục đích sau đây:. +) Lòng đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ;. +) Vỉa hè dành cho người đi bộ, để bố trí các công trình cơ sở hạ tầng kĩ thuật như: Chiếu sáng, cung cấp năng lượng, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, vệ sinh đô thị, các trạm đỗ xe, các thiết bị an toàn giao thông, để trồng cây xanh công cộng, cây bóng mát hoặc cây xanh cách ly, để sử dụng tạm thời trong các trường hợp khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép như: Quầy báo sách, buồng điện thoại. Trong phạm vi đô thị, nếu không tổ chức được một mạng lưới GTĐT hợp lý, đảm bảo nhu cầu liên hệ nhanh chóng và thuận tiện thì tốc độ di chuyển chậm sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nhân lực cho các trung tâm công nghiệp, các khu vực hành chính, dịch vụ…Kích thước của đô thị càng mở rộng thì vai trò của GTĐT càng trở nên quan trọng bởi chính GTĐT là cơ sở để tăng khoảng cách đi lại từ nguồn.
Thực tiễn này đã gây ra hệ quả phát sinh ngày càng gay gắt, trực tiếp có ảnh hưởng về lâu dài là toàn bộ HTGT trong và xuyên các trung tâm kinh tế đô thị hóa, hệ thống điện, nước sạch, hệ thống thu gom và xử lý rác thải, hệ thống bến bãi, kho tang đều bị sử dụng quá tải nhưng không được đầu tư nâng cấp và mở rộng thỏa đáng đáp ứng tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Trong giới hạn bài viết, em xin đi sâu vào quản lý các công trình giao thông đô thị, chủ yếu bao gồm mạng lưới đường phố, cầu hầm, quảng trường, bến bãi…Các công trình giao thông có phạm vi bảo vệ là các đường đỏ và ranh giới giữa đất của công trình giao thông với đất khác. Đường đô thị được sử dụng cho giao thông (lòng đường cho xe cộ, vỉa hè dành cho người đi bộ), để bố trí các công trình KCHTĐT khác (điện, nước, thông tin dịch vụ, vệ sinh môi trường, trạm đỗ xe, biển báo, quảng cáo, tượng đài…), để trồng cây xanh công cộng và để sử dụng tạm thời cho các mục đích khác khi chính quyền đô thị cho phép (như bố trí các quầy sách báo, điện thoại công cộng, tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội, tuyên truyền giáo dục…).
Các điểm thường xảy ra ùn tắc như là đường Phạm Văn Đồng, đường Láng, đường Xuân Thủy – Cầu Giấy, đường Hồ Tùng Mậu, đường Lê Văn Lương; các điểm nút giao thông như đảo giao thông Cầu Giấy, ngã tư Phạm Hùng – Trần Duy Hưng – Láng, Hòa Lạc – Khuất Duy Tiến, ngã ba Phạm Văn Đồng – Hoàng Quốc Việt, nút giao thông Voi Phục – Cầu Giấy…. Ngoài ra còn có các đường xuyên tâm để nối kết các khu vực đô thị với khu trung tâm và cũng để nối kết các đường vành đai lại với nhau như đường Trần Duy Hưng, đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, đường Hồ Tùng Mậu, đường Nguyễn Văn Huyên, đường Nguyễn Phong Sắc. Là nơi tập trung rất nhiều tuyến xe buýt chạy qua, nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu đi lại ở đây đặc biệt là vào giờ tan tầm do ở đây tập trung rất nhiều các trường Đại học lớn như trường ĐH Giao thông vận tải, ĐH Luật, ĐH Quốc Gia, ĐH Thương Mại…Để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, hầu hết các tuyến xe buýt đều được tăng cường và chạy khuya như 26, 32.
- Các dự án do quận, các đơn vị trực thuộc thực hiện: Dự án chỉnh trang đồng bộ hạ tầng kỹ thuật đường Hoàng Quốc Việt: là dự án trọng điểm do quận thực hiện với tổng kinh phí 73,3 tỷ đồng bao gồm các hạng mục: hạ ngầm các tuyến cáp và đường dây thông tin, viễn thông; cải tạo hệ thống chiếu sáng công cộng; chỉnh trang đồng bộ đường, hè, dải phân cách, thoát nước, cây xanh; thu hồi cáp, đường dây thông tin viễn thông. Cụ thể như xử lý việc đỗ xe trái phép, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm mất mỹ quan đô thị trên các tuyến đường Xuân Thủy – Cầu Giấy, đường Phạm Văn Đồng, đường Phạm Hùng, đường Nguyễn Văn Huyên, khu vực chợ Xanh…, xử lý việc tập trung vật liệu xây dựng làm cản trở đến giao thông và mất vệ sinh môi trường trê các tuyến đường Bờ Sông Tô Lịch, khu chợ Cầu Giấy…. - Công tác quản lý hạ tầng kĩ thuật đô thị theo phân cấp là nhiệm vụ mới, khối lượng công việc nhiều, phòng Quản lý đô thị đã chủ động trong việc tiếp nhận quản lý, không để gián đoạn, phát huy tích cực, năng động, sáng tạo của lực lượng cán bộ trẻ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thiết thực vào công cuộc xây dựng đô thị của Quận và phục vụ đời sống dân sinh.
Nằm ở cửa ngừ phớa Tõy, là một trong những đầu mối giao thông quan trọng, quy hoạch giao thông Quận cần tính đến hướng di chuyển chủ yếu trên địa bàn, những điểm ùn tắc thường xuyên xảy ra và dự báo được tốc độ tăng dân số cơ học trong tương lai để từ đó quy hoạch xây mới các tuyến đường, cải tạo nâng cấp, mở rộng các tuyến đường cũ, hình thành và xây dựng nhiều điểm chung chuyển, các bến bãi đỗ xe, hệ thống đường hầm, cầu vượt hợp lý phục vụ việc đi lại của cư dân trong đô thị Quận, cư dân trong thành phố cũng như cư dân ngoại thành di chuyển vào nội thị. Cần tiến hành quy hoạch giao thông và xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị đi trước một bước và kết hợp động bộ với quy hoạch các ngành điện lực, bưu chính viễn thông… để tính đến khả năng đào đường, lắp đặt thiêt bị, tránh tình trạng đào lên lấp xuống nhiều lần gây lãng phí thời gian, tiền bạc của xã hội, đồng thời tránh gay cản trở giao thông. Việc quản lý hệ thống giao thông trên địa bàn Quận chưa thực sự được chú trọng và quan tâm vì trên thực tế hệ thống văn bản pháp luật quy định về đầu tư phát triển hệ thống giao thông, quy định về quản lý bảo trì, bảo vệ hạ tầng giao thông đô thị, quy định các mức phạt hành chính đối với các hành vi vi xâm phạm, phá hoại hạ tầng giao thông vẫn chưa cụ thể, chưa quy định rừ chức năng, quyền hạn của đối tượng cú liờn quan.