MỤC LỤC
Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về NNL cho CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh, luận án phân tích, đánh giá thực trạng NNL cho CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia và một số tỉnh trong nước về phát triển NNL, luận án rút ra những bài học bổ ích, có giá trị tham khảo để học hỏi, lựa chọn mô hình và cách thức phát triển NNL nhằm đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Về không gian: Nghiên cứu NNL cho CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Về thời gian: Nghiên cứu NNL cho CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh ở tỉnh Thừa Thiên Huế với trọng tâm số liệu được giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 1999 đến năm 2012, các giải pháp đưa ra cho thời kỳ đến năm 2020.
- Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NNL của một số nước Đông Á và các tỉnh trong nước, luận án đúc rút một số bài học bổ ích có khả năng vận dụng để phát triển NNL cho CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh ở tỉnh Thừa Thiên Huế. - Làm rừ thực trạng phỏt triển và dịch chuyển cơ cấu NNL theo hướng CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh ở tỉnh Thừa Thiên Huế với những nét đặc thù riêng có của một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
- Stivastava M/P (1997), Human resource planing: Aproach needs assessments and priorities in manpower planing, Nxb Manak New Delhi. Tiếp cận dưới góc độ Kinh tế phát triển, tác giả cho rằng, NNL là toàn bộ vốn nhân lực; vốn nhân lực là con người được nhìn nhận dưới dạng là một nguồn vốn đặc biệt của quá trình sản xuất, là một dạng của cải có thể làm gia tăng sự giàu có của kinh tế; nguồn vốn nhân lực đó bao gồm những kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm mà người đó tích luỹ được nhờ vào quá trình LĐ sản xuất; các chị phí về GD - ĐT, y tế.. được xem như là những chi phí đầu vào của sản xuất nhằm nâng cao khả năng, năng lực sản xuất của NNL. Từ cách tiếp cận như vậy, tác giả đã chỉ ra các lợi ích thiết thực của NNL nếu chúng ta biết đầu tư và quý trọng nó, đó là: 1) Vốn nhân lực là loại vốn đặc biệt, có khả năng sản sinh ra các nguồn thu nhập trong tương lai, cho nên đầu tư vào NNL sẽ. có tỷ lệ thu hồi vốn cao, hơn nữa khi nguồn vốn này càng được sử dụng nhiều thì giá trị gia tăng càng lớn, càng tạo ra nhiều của cải, mang đến sự phồn thịnh cho xã hội;. 2) Khác với các nguồn vốn khác, vốn nhân lực không mang đặc điểm có tính quy luật như các nguồn vốn khác: khấu hao vốn đã đầu tư vào các tài sản và loại hình vật chất khác; vốn nhân lực sau khi đã đầu tư thì nó sẽ tự duy trì và phát triển mà không tạo ra áp lực về khối lượng vốn cần huy động trong khoảng thời gian ngắn; là loại vốn có kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm và khả năng sáng tạo cao. Tiếp cận dưới góc độ triết học, tác giả luận án đã kế thừa những kiến thức của các nhà khoa học đi trước để bổ sung và hoàn thiện ý tưởng nghiên cứu của mình về các vấn đề: đưa ra khái niệm NNL và cho rằng NNL bao gồm 2 yếu tố cơ bản cấu thành: số lượng NNL và chất lượng NNL; đưa ra khái niệm phát triển NNL; phân tích kinh nghiệm phát triển NNL của các nước và đặc biệt tác giả đã rút ra được 3 điểm tương đồng và 3 điểm khác biệt trong phát triển NNL giữa Việt Nam và các nước trong khu vực để từ đó rút ra 4 bài học kinh nghiệm về phát triển NNL cho Việt Nam núi chung và Đà Nẵng núi riờng; làm rừ 4 đặc điểm cơ bản của quá trình CNH, HĐH ở Đà Nẵng và theo tác giả chính những đặc điểm đó nó quy định chiến lược phát triển NNL của Đà Nẵng; phân tích thực trạng phát triển NNL của Đà Nẵng và nêu ra 5 vấn đề cấp bách trong phát triển NNL mà Đà Nẵng cần giải quyết; đưa ra 3 quan điểm định hướng và đề xuất 4 giải pháp để phát triển NNL cho CNH, HĐH ở Đà Nẵng trong thời gian tới, đó là: phát triển KT - XH, nâng cao chất lượng GD - ĐT, phát triển KH - CN và xây dựng nếp sống văn minh đô thị.
Theo quan niệm của UNDP thì NNL là tổng thể những năng lực (cơ năng và trí năng) của con người được huy động vào quá trình sản xuất, nguồn năng lực - nội lực đó của con người cũng chính là nội lực của xã hội [92;13]. Theo quan niệm của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, NNL là tiềm năng về LĐ trong một thời kỳ xác định của một quốc gia, suy rộng ra có thể xác định trên phạm vi một địa phương, một ngành hay một vùng [9;13]. Theo quan niệm của Kinh tế phát triển trong lý thuyết về vốn người, NNL trước hết như là một yếu tố của quá trình sản xuất, một phương tiện để phát triển KT - XH, ngoài ra còn xem xét con người từ quan điểm nhu cầu về các nguồn lực phát triển [170;138]. Điều đó có nghĩa, đầu tư cho con người cũng giống như đầu tư vào các nguồn lực vật chất khác, vì vậy phải tính đến hiệu quả của sự đầu tư đó. Quan điểm này hiện nay đang được áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia. Như vậy, nghiên cứu NNL với tư cách là tổng thể nguồn lực con người có nhiều quan niệm và biểu hiện khác nhau, nhưng chung quy lại NNL của một quốc gia phản ánh được những đặc điểm quan trọng nhất, đó là: 1) NNL là nguồn lực con người; 2) NNL là yếu tố cơ bản, quyết định của quá trình sản xuất; 3) NNL là bộ phận của dân số, là nguồn cung cấp sức LĐ cho xã hội nên việc thừa hay thiếu sức LĐ có tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế; 4) NNL là tổng hoà giữa năng lực xã hội và tính năng động xã hội của con người; 5) NNL là tiềm năng, sức mạnh của con người; 6) NNL phản ánh khả năng LĐ của một xã hội; 7) NNL là tổng hoà thể lực và trí lực của LLLĐ. Từ một số cách tiếp cận trên, có thể thấy, đa số các quan niệm về NNL đều được tiếp cận và nhìn nhận dưới góc độ chuyên ngành Kinh tế phát triển hoặc Quản lý KT - XH, còn dưới dưới góc độ chuyên ngành Kinh tế chính trị luận án cho rằng:. NNL của một quốc gia là toàn bộ những người đang và sẽ tham gia vào LLLĐ làm việc trong tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân với tất cả những năng lực thể chất, tinh thần và có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân, quốc gia đó. Hay nói cách khác, NNL là tổng hoà giữa năng lực thể chất và năng lực tinh thần tồn tại trong toàn bộ LLLĐ và những người sẽ bổ sung có khả năng tham gia LĐ của một quốc gia, trong đó thể lực, trí lực, phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm LĐ, tác phong nghề nghiệp.. được vận dụng vào các hoạt động KT - XH để tạo ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho xã hội. Với cách tiếp cận này của luận án, khái niệm NNL nó phản ánh được đầy đủ các khía cạnh: 1) Các tiêu thức về lượng của NNL, bao gồm những người đang và sẽ tham gia hoạt động trong các ngành của nền kinh tế quốc dân; 2) Các tiêu thức về. chất của NNL như: thể lực, trí lực, tâm lực; 3) Các yếu tố quyết định đến hoạt động của NNL đó là toàn bộ năng lực thể chất và năng lực tinh thần của người LĐ. Đồng thời, gia tăng nhanh chóng LLLĐ là công nhân tri thức (knowledge worker), hiện nay theo nhiều chuyên gia LLLĐ này. Đó là những người LĐ được đào tạo bài bản, có kiến thức, tay nghề, kỹ năng giỏi và làm việc trong các ngành kinh tế mũi nhọn. Thứ hai, NNL cho CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh phải có chất lượng cao Trong thời đại ngày nay, thế mạnh sẽ nghiêng về quốc gia nào sở hữu được NNL, nhất là NNLCLC. Bởi lẽ đó, các quốc gia ngày càng chú ý đầu tư nhiều hơn để. “nâng cấp” nguồn lực con người. Đối với các nước phương Tây, để tuyển chọn nhân tài và đánh giá chất lượng NNL trong nền KTTTh họ đã đưa ra một hệ thống tiêu chí sau: “có trình độ về toán học, có thực tiễn trong một lĩnh vực nghiên cứu phát triển nào đó, có tri thức cơ bản về máy tính, nắm được phương pháp quản lý hiện đại, có trình độ ngoại ngữ, có tri thức cơ bản về khoa học xã hội, đặc biệt là pháp luật, kinh tế, lịch sử, văn hoá..” [126;190]. Còn ở Trung Quốc đưa ra các tiêu chí “có năng lực tư duy logic, khả năng phục tùng mệnh lệnh, khả năng hợp tác với người khác, tính sáng tạo, năng lực kế thừa tính sáng tạo của người khác, lịch sử cá nhân, tình hình quan hệ xã hội và gia đình, tri thức văn hoá dân tộc và tri thức khoa học kỹ thuật hiện đại và phẩm chất tư tưởng” [126;191]. Việt Nam thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh là một loại hình CNH mới được thực hiện trong điều kiện của cuộc cách mạng KH - CN và xu hướng toàn cầu hoá đang gia tăng mạnh mẽ, do đó đòi hỏi chất lượng NNL hoàn toàn khác so với mô hình CNH truyền thống. Mô hình CNH rút ngắn dựa trên tri thức mà nước ta đang thực hiện đặt ra yêu cầu cao đối với NNL trên cả ba phương diện: thể lực, trí lực và những phẩm chất tâm lý xã hội.. nhưng đặc biệt nhấn mạnh đến năng lực trí tuệ, khả năng sáng tạo và khả năng thích ứng với những thay đổi của công nghệ. * Về thể lực của NNL. CNH, HĐH là quá trình áp dụng phổ biến các máy móc thiết bị hiện đại nên bên cạnh sự cần cù, thông minh, sáng tạo và tính linh hoạt cao thì vấn đề thể lực, sức khoẻ, thần kinh và tâm lý của người LĐ là rất quan trọng. Người LĐ có thể lực tốt phải đáp ứng các yêu cầu: 1) Có sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ để đáp ứng những đòi hỏi của quá trình sản xuất liên tục, kéo dài; 2) Có tinh thần sảng khoái, sáng suốt. Vì, hiện nay các thiết bị, máy móc rất hiện đại, hơn nữa có nhiều loại máy móc, thiết bị có giá trị lớn đòi hỏi độ chính xác rất cao nên chỉ cần một sơ. suất nhỏ sẽ gây tổn thất rất lớn, do đó người LĐ phải là người có sức khoẻ tốt mới có thể vận hành được; 3) Đảm bảo những thông số về nhân chủng học (chiều cao, cân nặng), Bởi, thông thường hệ thống máy móc, thiết bị được sản xuất theo những tiêu chuẩn phổ biến nhất mới có thể trao đổi trên thị trường thế giới và khu vực.
Để thực hiện quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh và để LĐ Việt Nam cạnh tranh được với LĐ của các nước, đòi hỏi người LĐ Việt Nam cần phải: một mặt, phát huy những tố chất tích cực (cần cù, chăm chỉ, chịu khó, ham học hỏi..) và loại bỏ những yếu kém về tác phong lề mề, ý thức kỷ luật kém, tự do, tuỳ tiện… vốn có của người LĐ Việt Nam; mặt khác, cần giáo dục về ý thức trách nhiệm đối với công việc, trau dồi đạo đức nghề nghiệp, rèn luyện tính sáng tạo, khả năng thích ứng.. cho người LĐ. TÍNH QUY LUẬT TRONG DỊCH CHUYỂN CƠ CẤU NGUỒN. KTTTh thì sự vận động của cơ cấu LĐ luôn phải tuân theo xu hướng có tính quy luật là tốc độ dịch chuyển của cơ cấu LĐ luôn có tốc độ tương thích với tốc độ dịch chuyển cơ cấu kinh tế và theo hướng tri thức hoá tập trung vào các ngành kinh tế mũi nhọn và tận dụng được tối đa lợi thế tiềm năng về NNL sẵn có của đất nước. Đối với một quốc gia đang phát triển, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN đi lên xây dựng nền KTTT định hướng XHCN như nước ta, NNLCLC có tỷ trọng thấp thì việc dịch chuyển cơ cấu NNL này đòi hỏi phải được chuẩn bị trước một bước, tạo điều kiện cho cơ cấu kinh tế dịch chuyển khi tiếp thu kỹ thuật và công nghệ cao từ các nước tiên tiến qua FDI. Các yếu tố tác động đến xu hướng dịch chuyển cơ cấu nguồn nhân lực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức. Xu hướng dịch chuyển cơ cấu NNL trong CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh chịu sự tác động của nhiều yếu tố, đặc biệt là các yếu tố mang tính đặc trưng của quốc tế hoá sản xuất, đó là sự phát triển bùng nổ của cuộc cách mạng KH - CN, sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế quốc tế, sự phát triển của KTTT và quá trình TCH kinh tế. Thứ nhất, sự tác động của cuộc cách mạng KH - CN và TCH kinh tế làm xuất hiện các ngành sản xuất mới đòi hỏi phải dịch chuyển cơ cấu NNL. Bước vào thế kỷ XXI, cuộc cách mạng KH - CN tiếp tục có những bước phát triển vượt bậc, làm cho LLSX phát triển có tính nhảy vọt, phân công LĐ quốc tế sâu rộng hơn, nền kinh tế thế giới được dẫn dắt bởi các tiến bộ về công nghệ, kỹ thuật, đặc biệt đưa xã hội loài người chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế dựa vào tri thức. Sự tác động của cuộc cách mạng KH - CN đã làm cho nhiều ngành sản xuất truyền thống suy giảm và làm xuất hiện nhiều ngành sản xuất mới. Từ đó, đó cơ cấu kinh tế và tỷ trọng của các ngành kinh tế cũng có sự thay đổi: tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm xuống, tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên. Chính sự xuất hiện của các ngành sản xuất mới làm cho cơ cấu NNL có sự thay đổi theo hướng: tỷ trọng LĐ trong ngành nông nghiệp giảm, tỷ trọng LĐ trong ngành công nghiệp, dịch vụ, đặc. biệt là các ngành sản xuất và dịch vụ chủ yếu dựa vào tri thức và công nghệ cao, dựa vào việc xử lý thông tin và sáng tạo ra thông tin tăng lên nhanh chóng. Việt Nam đang trong quá trình thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển một số ngành mũi nhọn, hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, phát triển các KCN, khu chế xuất là cần thiết nên càng đặt ra yêu cầu phải dịch chuyển cơ cấu LĐ, từ đó làm cho cơ cấu NNL dịch chuyển theo. Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH tác động đến sự dịch chuyển cơ cấu NNL theo hai hướng: 1) Hướng thứ nhất là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Các nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam bước vào CNH muộn và được đặc trưng với nền kinh tế hai khu vực: khu vực truyền thống - nông nghiệp và các dịch vụ ở trình độ thấp; khu vực hiện đại - công nghiệp và dịch vụ dựa trên kỹ thuật - công nghệ tiên tiến. Sự tác động của cuộc cách mạng KH - CN làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, những ngành truyền thống không còn có lợi thế cạnh tranh sẽ dần dần mất đi và nhường chỗ cho các ngành nghề mới xuất hiện, do đó cơ cấu NNL cũng được dịch chuyển theo. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI xác định để đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, cần xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ hiện đại: tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm 85% trong GDP, giá trị sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP, tỷ lệ LĐ trong nông nghiệp giảm xuống 30 - 35% trong tổng LĐ xã hội. Để thích ứng với sự thay đổi này, trước hết cần phải tổ chức đào tạo lại LLLĐ trong các ngành nghề cũ cả về trình độ CMKT và kỹ năng cho phù hợp với đòi hỏi của các ngành nghề mới. Bên cạnh đó, cần dự báo nhu cầu LĐ của các ngành nghề mới để có kế hoạch đào tạo NNL có thể tham gia ngay vào hoạt động SX - KD. 2) Hướng thứ hai là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng, dẫn đến cơ cấu lại LLLĐ theo vùng và đặt ra yêu cầu mới trong đào tạo NNL, đặc biệt là đào tạo LĐ có trình độ CMKT tại chỗ nhằm hạn chế tình trạng di chuyển LĐ có trình độ CMKT giữa các vùng. Thứ tư, tăng LĐ ở các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng kinh tế động lực, các KCN và cụm công nghiệp, các khu chế xuất, các khu kinh tế mở; tiếp tục di chuyển LĐ từ nông thôn, các vùng kém lợi thế đến đến các đô thị và các vùng có lợi thế, tiềm năng về đất đai, tài nguyên để giải quyết việc làm cho người LĐ; chuyển mạnh LĐ nông nghiệp sang LĐ phi nông nghiệp ở các vùng ven đô thị; tăng nhanh LĐ đi xuất khẩu ở nước ngoài.
Tuy nhiên tuỳ vào đặc thù của từng ngành lại đặt ra những yêu cầu khác nhau, cụ thể: 1) Đối với ngành nông - lâm - thủ sản: tăng tỷ trọng LĐ có trình độ cao, giảm tỷ trọng LĐ thuần tuý; tăng tỷ trọng LĐ chăn nuôi, giảm tỷ trọng LĐ trồng trọt; giảm LĐ trồng cây lương thực sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và những cây trồng có giá trị kinh tế cao phục vụ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu; 2) Đối với ngành công nghiệp: tăng tỷ trọng LĐ trong các ngành sản xuất các mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao; tăng tỷ trọng LĐ trong các ngành sử dụng công nghệ cao, các ngành sản xuất nguyên liệu, vật liệu thay thế; 3) Đối với ngành dịch vụ: tăng nhanh LĐ trong các lĩnh vực du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, kiểm toán. Có thể nói, những cải cách bước đầu trong hệ thống giáo dục đã đáp ứng một phần NNL lành nghề cho nền kinh tế (chỉ tính riêng 9 học viện dạy nghề đã cung cấp khoảng 4.000 công nhân lành nghề). Đây là giai đoạn nền kinh tế của Singapore phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới: nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào nước ngoài; sự suy giảm nguồn lực LĐ; sự nổi lên của các nước lỏng giềng ở khu vực Đụng Nam Á cú lợi thế về LĐ giỏ rẻ.. Rừ ràng, trong điều kiện như vậy, buộc Singapore phải thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế và phát triển những ngành sử dụng nhiều chất xám. Theo đó, chính sách giáo dục đã được điều chỉnh phù hợp hơn, cụ thể: thành lập Uỷ ban Giáo dục kỹ thuật và Đào tạo chuyên gia; sáp nhập một số trường ĐH; cải thiện chất lượng đào tạo ở bậc học; thành lập Quỹ Phát triển tài năng; mở rộng hệ thống các trường dạy nghề nhất là trường dạy nghề công nghiệp.. nhằm hướng tới nâng cao trình độ và kỹ năng cho LLLĐ. - Giai đoạn phát triển công nghệ cao để hình thành nền KTTTh từ 1990 đến nay. Đây là giai đoạn Singapore phát triển mạnh các ngành kinh tế có hàm lượng tri thức cao. Vì vậy, yêu cầu đối với NNL không chỉ có kỹ năng nghề nghiệp, mà còn phải có tính sáng tạo, linh hoạt và có khả năng thích ứng với những thay đổi của công nghệ. Singapore đã tiến hành cải cách giáo dục một cách toàn diện với nhiều quyết sách lớn: đưa công nghệ vào giảng dạy ở tất cả các bậc học của hệ thống giáo dục;. thay đổi nội dung, chương trình giảng dạy; cải cách hệ thống giáo dục phổ thông và dạy nghề; mở rộng các mô hình học nghề song song.. Nhờ sự điều chỉnh chính sách. giáo dục kịp thời mà Singapore xây dựng được đội ngũ nhân lực đa dạng, có đẳng cấp quốc tế, đặc biệt là nhân lực CNTT. Cũng như Singapore, Hàn Quốc nhờ xây dựng được chiến lược phát triển NNL phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế qua các thời kỳ. Đây là giai đoạn Hàn Quốc bước vào thực hiện CNH. Trong những năm đầu CNH, Hàn Quốc chủ yếu tập trung vào các ngành như: dệt và đồ điện. Đặc điểm của những ngành này là sử dụng nhiều LĐ, không đòi hỏi nhiều về kỹ năng. Theo đó, ở giai đoạn này, Chính phủ Hàn Quốc đã mở rộng cơ hội tiếp nhận giáo dục tiểu học cho toàn dân và hướng tới hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trên toàn quốc, phát triển THCS, khuyến khích đào tạo nghề. Hàn Quốc thực hiện tái cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp từ các ngành có giá trị gia tăng thấp lên các ngành có giá trị gia tăng cao. Theo đó, Hàn Quốc thực hiện chính sách mở rộng quy mô giáo dục THPT, đẩy mạnh đào tạo nghề, nới rộng chỉ tiêu ĐH. Hàn Quốc trở thành một nước công nghiệp phát triển và bước vào giai đoạn đẩy mạnh CNH theo hướng phát triển KTTTh. Vì vậy, Hàn Quốc tiến hành cải cách mạnh mẽ toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân với tham vọng đưa nền giáo dục Hàn Quốc trở thành một trong những nền giáo dục hàng đầu trên thế giới, cụ thể: thành lập Bộ Giáo dục và Phát triển nguồn lực con người; công bố Chiến lược quốc gia lần thứ nhất và lần thứ hai về phát triển NNL; tổ chức thực hiện chương trình “Chất xám Hàn Quốc 21”; triển khai Dự án “ĐH mới vì sự canh tân địa phương.. Với những cải cách mang tính “đột phá” đã giúp Hàn Quốc có được NNL dồi dào, kỹ năng giỏi, tác phong công nghiệp và kỷ luật tốt. Như vậy, trong quá. trình phát triển Hàn Quốc luôn biết bám sát vào yêu cầu của thị trường LĐ và các mục tiêu phát triển kinh tế để điều chỉnh hệ thống đào tạo NNL nhằm đạt hiệu quả tối đa. Theo Middleton, J.Ziderman, A,Van Adam “kinh nghiệm của Hàn Quốc là một minh hoạ cho giá trị của việc kết hợp chính sách phát triển kinh tế với phát triển NNL và của việc nhận thức được sự cần thiết thúc đẩy nguồn vốn nhân lực đóng góp cho phát triển kinh tế” [177;154]. Kinh nghiệm về xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong lĩnh vực R&D hướng đến phát triển kinh tế tri thức. Điểm mấu chốt làm nên thành công Singapore không phải là ở việc đầu tư bao nhiêu để xây dựng trường học, mua sắm trang thiết bị mà quan trọng nhất là Singapore đã xây dựng được một chiến lược phát triển NNL hướng đến phát triển KTTTh. Trước hết, Singapore tập trung thực hiện những cải cách quan trọng về quan niệm, mô hình giáo dục và chương trình đào tạo: 1) Thay đổi quan niệm về giáo dục với khẩu hiệu “Nhà trường tư duy, quốc gia học tập”; 2) Xây dựng và triển khai mô hình “Dạy ít, học nhiều”. Với mô hình này, giáo dục Singapore tập trung nâng cao chất lượng dạy và học bằng cách tạo thêm nhiều “khoảng trống” để người học chủ động khám phá những tri thức thông qua các thí nghiệm, trải nghiệm thực tế; 3) Thống nhất chương trình đào tạo, từ 4 chương trình đơn ngữ thành một chương trình song ngữ được áp dụng trên toàn quốc, ngoài tiếng mẹ đẻ, tiếng Anh là ngoại ngữ bắt buộc. Việc đưa tiếng Anh vào chương trình giảng dạy giúp cho Singapore chiếm lĩnh tri thức của nhân loại, kết nối với các nước trên thế giới và tạo nên sự thống nhất quốc gia, nhằm thúc đẩy khối đoàn kết giữa các dân tộc. Thủ tướng Lý Quang Diệu đã từng nói “Nắm vững tiếng Anh, đó là chìa khoá để giành lấy tri thức, công nghệ cao của phương Tây”; 4) Đẩy mạnh “xuất khẩu và nhập khẩu giáo dục”.
Trong xã hội hiện đại, đặc biệt trong nền KTTTh, tri thức của con người trở thành nguồn vốn quan trọng nhất của quá trình sản xuất, quyết định sự thành công của các quốc gia, địa phương, doanh nghiệp và mang lại cơ hội thăng tiến, thu nhập cao cho người LĐ. Kết quả tự đánh giá của người LĐ tương đối trùng hợp với kết quả đánh giá của người sử dụng LĐ: có 65% ý kiến của người sử dụng LĐ hài lòng về ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật; tinh thần trách nhiệm đối với công việc (67,4% ý kiến); tinh thần học hỏi nhằm nâng cao kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp (56,2%.