Phương án xuất khẩu giày da của Công ty Cổ phần Giày da xuất khẩu Luma

MỤC LỤC

VẬN CHUYỂN BẰNG HÀNG KHÔNG

ORDER

- Việt Nam dù được đánh giá là đứng thứ 4 trong 10 nhà xuất khẩu giày dép hàng đầu thế giới với công suất 715 triệu đôi/năm, nhưng liên kết thượng nguồn trong ngành liên quan đến cung ứng nguyên liệu thô như da, chất dẻo và cao su, nguyên liệu chế biến, đặc biệt là thuộc da và cao su lưu hoá còn rất yếu, các doanh nghiệp sản xuất phụ thuộc gần như hoàn toàn vào các form mẫu nhập khẩu, chỉ có một vài nhà cung ứng form giày trong nước. Điểm yếu đáng quan tâm là các nhà sản xuất Việt Nam thường làm gia công cho các hãng lớn trên thế giới (đặc biệt là giày thể thao), vì vậy các sản phẩm thường có giá trị thấp và lợi nhuận không cao, chỉ có một số lượng không lớn doanh nghiệp có quy mô cũng như khả năng tự nhập khẩu nguyên liệu và sản xuất phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. - Hiện tại Việt Nam có hơn 500 doanh nghiệp (gồm 235 doanh nghiệp liên doanh và có vốn đầu tư nước ngoài, còn lại là doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước), chỉ có doanh nghiệp liên doanh và có vốn đầu tư nước ngoài là có trình độ công nghệ ở mức trung bình cao, có khả năng thực hiện tất cả các công đoạn sản xuất, số doanh nghiệp còn lại gia công hàng cho đối tác nước ngoài mới chỉ trang bị hệ thống công nghệ, thiết bị ở mức bán tự động và cơ khí, mức độ sử dụng lao động phổ thông còn cao, do đó năng suất lao động chưa được cải thiện.

Bộ Công Thương hoan nghênh quyết định này của Ủy ban Châu Âu và cho rằng đây là một quyết định hợp lý, giúp tăng lợi ích và sự lựa chọn của người tiêu dùng Châu Âu đối với mặt hàng giày mũ da, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và liên minh Châu Âu. Một vấn đề khác đặt ra là nếu các doanh nghiệp không lưu ý đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo giá xuất khẩu được nâng lên một cách hợp lý (ít nhất đạt mức giá thời kỳ trước khi bị áp thuế chống bán phá giá) thì rất có thể các doanh nghiệp EU sẽ lại kiện và EC sẽ lại mở các cuộc điều tra mới về chống bán phá giá. Theo đó, đối tượng và phạm vi áp dụng quy định về hỗ trợ lãi suất được bổ sung các khoản cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động, chu kỳ sản xuất, kinh doanh trên 12 tháng thuộc các ngành, lĩnh vực kinh tế được hỗ trợ lãi suất vào các khoản cho vay của ngân hàng thương mại và công ty tài chính.

- Thông qua quá trình dự toán tổng chi phí cho việc sản xuất và xuất khẩu theo đơn đặt hàng từ phía nước ngoài, công ti sẽ tính toán và xác định phần vốn tự có và phần vốn phải vay từ các nguồn khác, đặc biệt đảm bảo cho lượng vốn vay từ ngân hàng là nhỏ nhất, từ đó có thể giảm thiểu được tối đa chi phí, đem lại lợi nhuận lớn hơn cho công ty khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu này.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN

Lựa chọn hình thức giao dịch

Thư tín được sử dụng trong giao dịch có nhiều ưu điểm so với các hình thức giao dịch khác, người sử dụng có thể tiết kiệm được chi phí, thời gian, đặc biệt là đối với những đối tác các bên ở cách xa nhau về địa lý, các bên không cần thiết phải trực tiếp gặp mặt nhau và kí kết, thương lượng các điều khoản với nhau mà vẫn có thể đảm bảo được tính pháp lí ở một mức nhất định trong mỗi giao dịch. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm đó của hình thức giao dịch qua thư tín, hình thức này cũng có những khuyết điểm nhất định, đó là nó đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chờ đợi đối tác trả lời, điều đó có thể dẫn tới việc bỏ lỡ cơ hội kinh doanh… hình thức giao dịch thông qua điện tín có thể khắc phục khuyết điểm này. Đặc biệt khi sử dụng hình thức thư tín là ngôn ngữ cần phải lịch sự, ngắn gọn súc tích, đi thẳng vào vấn đề, chính xác về ngôn từ sử dụng cũng như đòi hỏi khẩn trương, kiên nhẫn đối với người sử dụng.

Ngôn ngữ được sử dụng phải là ngôn ngữ phổ biến, nhiều người biết đến trên thế giới, có tính chất chính xác về ngôn từ, cấu trúc, trang trọng lịch sự nhưng vẫn đảm bảo tớnh cụ thể, rừ ràng, dễ hiểu, trỏnh những cỏch hiểu sai đối với người đọc. Tuy nhiên để đảm bảo tuyệt đối tính chất pháp lí cũng như những thỏa thuận được quyểt định với sự đồng ý từ hai bên, hình thức đàm phán vẫn cần được thực hiện giữa các bên trong các trường hợp như đàm phán kí kết các hợp đồng sản xuất kinh doanh có quy mô lớn….

ACCEPTANCE

CONFIRMATION

Tổ chức thực hiện hợp đồng

Hợp đồng được ký theo điều kiện FOB, theo đó đứng trên phương diện là cụng ty LUMA cần nắm rừ những nghĩa vụ của mỡnh. • Điều khoản về kiểm tra, giám định hàng hóa được thực hiện bởi công ty giám định VINACONTROL, có kèm theo giấy chứng nhận về chất lượng. • Điều khoản về thanh toán, được thực hiện theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ không hủy ngang, có đảm bảo thanh toán của phía đối tác nhập khẩu.

• Các quy định về trường hợp bất khả kháng gây nên những tổn thất cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Hợp đồng này được kí kết là cơ sở để ràng buộc phạm vi quyền cũng như trách nhiệm của các bên trong việc đảm bảo thực hiện cam kết đã thỏa thuận giữa các bên có liên quan.

SALES CONTRACT

  • Arbitration

    Để có thể xuất khẩu sang thị trường Đức cũng như các thị trường khác trên thế giới, công ty tiến hành kiểm tra, giám định hàng hóa trước khi thông quan xuất khẩu, việc giám định kiểm tra chất lượng, quy cách được thực hiện bởi công ty giám định VINACONTROL, theo yêu cầu của phía đối tác nước ngoài. Kiểm tra L/C là khâu cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện Hợp đồng bằng phương thức thư tín dụng chứng từ, bởi nếu không phát hiện được sự không phù hợp của L/C và hợp đồng mà người xuất khẩu cứ nhận và tiến hành giao hàng thì người xuất khẩu sẽ không đòi được tiền. Sau khi hàng hóa đã được giao cho người nhập khẩu, nếu có những vấn đề gì phát sinh liên quan đến phẩm chất, quy cách… của hàng hóa cần được bao ngay kịp thời cho phía xuất khẩu trong thời gian quy định trong hợp đồng, ngoài thời gian này phía xuất khẩu sẽ không chịu trách nhiệm đối với những phát sinh này.

    Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thế giới nói chung cũng như nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang có những thay đổi lớn từng ngày, đặc biệt là khủng hoảng kinh tế thế giới đang có những biến động phức tạp, việc nắm bắt được những cơ hội kinh doanh tốt là một trong những yếu tố hàng đầu đem đến sự thành công cho mỗi cá nhân, tổ chức, và lớn hơn nữa là của cả quốc gia. Trong phương án xuất khẩu này, công ty sẽ thu được lợi nhuận khi thực hiện hợp đồng, tuy nhiên trên góc nhìn tổng thể mức lợi nhuận đó là chưa cao bởi phần lớn nguyên liệu, phụ liệu phục vụ cho sản xuất đều được nhập khẩu từ nước ngoài, chiếm đến gần 80% giá thành sản phẩm. Để hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của ngành giày da được nâng cao, không chỉ đòi hỏi từ phía mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tự mình nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất, phát triển sản phẩm mới, tìm kiếm thị trường tiêu thụ và các đối tác kinh doanh mà còn cần có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ về mặt cơ chế, chính sách.

    Sự hỗ trợ ấy không chỉ đc thể hiện thông qua những cải cách thực tế về các thủ tục hành chính, mà còn là việc giúp đỡ các doanh nghiệp tìm kiếm các thị trường mới tiềm năng, có những cơ chế thông thoáng khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn ngành, nâng cao được chất lượng sản phẩm, hạ giá thành từ đó có thể tăng được sức cạnh trang của hàng hóa Việt Nam trên trường quốc tế.