Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Sở Giao Dịch I NHCT Việt Nam: đánh giá và kiến nghị

MỤC LỤC

NPV =

Đánh giá thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Sở Giao Dịch I NHCT Việt Nam

Sở dĩ có được kết quả trên là do đối tượng khách hàng chủ yếu tại Sở giao dịch I là những doanh nghiệp lớn, những tập đoàn và những tổng công ty nên hoạt động kinh doanh của họ thường rất tốt, luôn đảm bảo hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn quy định. Nhìn vào quy trình thẩm định ta có thể thấy đa phần các dự án lớn ( đối tượng dự án chủ yếu của Sở giao dịch I ) đều được thông qua hai phòng ban là phòng khách hàng và phòng quản lý rủi ro để tiến hành thẩm định nên kết quả thẩm định thường tương đối tốt do có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban và do phải tuân theo một quy quy trình logic và chặt chẽ. Nếu như trên lý thuyết có tất cả 5 phương pháp thẩm định thì Sở giao dịch I đã căn cứ vào nhu cầu thực tế và thường xuyên vận dụng ba phương pháp: so sánh đối chiếu, phân tích độ nhạy, phân tích rủi ro một cách linh hoạt và mỗi phương pháp áp dụng vào các nội dung khác nhau.

Ngoài ra các phương pháp còn được áp dụng ngày một hiệu quả hơn, với phương pháp so sánh đối chiếu sự hiệu quả là do các nguồn so sánh ngày càng đa dạng, với phương pháp phân tích độ nhạy thì các yếu tố liên quan cũng ngày được mở rộng còn với phân tích rủi ro các loại rủi ro cũng được nhìn nhận dưới nhiều góc độ hơn, bao quát hơn.Với sự hiệu quả do các phương pháp đem lại nên các phương pháp này sẽ vẫn là những phương pháp chủ đạo mà Sở giao dịch I sẽ vận dụng trong tương lai tới đây khi tiến hành thẩm định tài chính dự án đầu tư. Việc này đứng dưới góc độ tích cực thì là có lợi khi chính các cán bộ tín dụng là những người sâu sát đến khách hàng nhiều nhất, có nhiều những quan sát thực tế về khách hàng nhất và cũng giảm thiểu chi phí nhân lực cho phía ngân hàng khi không phải tốn thêm chi phí cho một đội ngũ cán bộ thẩm định riêng biệt. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những bất cập còn tồn tại đó là việc các cán bộ tín dụng đồng thời một lúc phải làm nhiều công việc khác nhau như: tìm kiếm, giao dịch trực tiếp, nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ vay vốn và thẩm định dự án, đôn đốc khách hàng trong việc trả nợ gốc và lãi vay…đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến.

Có thể thấy ở phương pháp phân tích độ nhạy, số lượng các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính được đưa ra phân tích là chưa nhiều ( thường khoàng 2-3 yếu tố ); hay như việc dự báo đặc biệt là dự báo thị trường để làm căn cứ thẩm định doanh thu và chi phí của dự án vẫn chủ yếu dựa vào yếu tố chủ quan của các cán bộ thẩm định và nguồn thông tin sẵn có trên internet mà vẫn chưa chú trọng nhiều đến việc khảo sát thực tế để tăng cường mức độ chính xác cho các kết quả dự báo. Các cán bộ thẩm định chủ yếu dựa vẫn chủ yếu dựa vào các thông tin do chủ dự án cung cấp mà chưa quan tâm nhiều đến việc sử dụng các nguồn thông tin khác do đó dẫn đến tính không an toàn trong hoạt động cho vay bởi các chủ dự án thường có một xu hướng chung là đưa ra số tiền cần vay thấp hơn so với thực tế để dễ dàng hơn trong quá trình vay vốn nhưng sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường sau này. Trên thực tế các loại giá này luôn luôn thay đổi biến động tùy theo từng thời kỳ khác nhau, tùy theo xu hướng của thị trường của loại hàng hóa đó, các yếu tố lạm phát….Mà các chỉ tiêu này lại ảnh hưởng rất lớn đến dòng tiền hàng năm, nội dung được cho là quan trọng nhất trong quá trình thẩm định, hơn thế nữa việc xác định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cũng bị ảnh hưởng ít nhiều khiến các kết quả của quá trình thẩm định không còn phản ánh đúng thực tại của dự án đầu tư làm cho các khoản vay trở nên không hiệu quả.

Một vấn đề nữa thường gặp trong quá trình phân tích tài chính dự án đó là đa phần các dự án đều được coi như vốn đầu tư thường được bỏ ra một lần vào năm đầu tiên của dự án ( năm 0 ) nhưng trên thực tế có thể được bỏ ra vào nhiều giai đoạn khác nhau với quy mô các nguồn vốn là khác nhau của dự án, và do tiền có giá trị về mặt thời gian nên điều này có thể làm ảnh hưởng đến việc tính toán sai lệch về dòng tiền thực tế của dự án. Đội ngũ cán bộ ở Sở giao dịch I tuy được đào tạo khá bài bản về nghiệp vụ trong trường lớp, các khóa đào tạo thực tế tại chi nhánh và có sự nhiệt tình trong công tác nhưng chủ yếu là kiến thức về lĩnh vực tài chính ngân hàng, không có chuyên môn về kỹ thuật nên còn gặp nhiều khó khăn trong thẩm định các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là các lĩnh vực chuyên sâu về một ngành cụ thể đòi hỏi mức độ am hiểu kỹ thuật cao, trong các trường hợp đó đa phần tại chi nhánh phải thuê thêm các chuyên gia,tư vấn tuy nhiên chi phí cho vấn đề này là rất lớn. Mặt khác như đã phân tích ở trên với việc làm kết hợp cả nghiệp vụ tín dụng lẫn nghiệp vụ thẩm định đã tạo ra cường độ làm việc căng thẳng, công việc thường xuyên chồng chéo và tình trạng làm thêm giờ là phổ biến nên chất lượng công tác cũng chưa cao.

Tuy nhiên nền kinh tế vẫn còn tồn tại rất nhiều những biến động về lạm phát, thất nghiệp…và đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế đang lan rộng toàn cầu làm ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và đầu ra của dự án vì thế việc xác định doanh thu và chi phí trong quá trình thẩm định tài chính dự án cũng gặp nhiều khó khăn. Các thông tin thường được cung cấp không đầy đủ và chưa hoàn toàn chính xác trong khi xu hướng hiện nay là rất nhiều khách hàng vay vốn tại nhiều ngân hàng khác nhau nên việc phối hợp thông tin giữa các ngân hàng là cần thiết để tăng thêm hiệu quả trong công tác tín dụng và thẩm định đối với các đối tượng khách hàng này. Sổ tay tín dụng của NHCT Việt Nam nói chung và các văn bản hướng dẫn của Sở giao dịch I nói riêng đa phần mới chỉ có những hướng dẫn chung đối với quá trình thẩm định tài chính dự án mà chưa đi sâu chi tiết cụ thể cách thức tiến hành từng bước như thế nào, làm thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất.