MỤC LỤC
Thương binh, bệnh binh: Bên cạnh những đặc điểm tâm lý chung của người có công thương, bệnh binh tại Đề Thám cũng có những đặc điểm tâm lý riêng, và trong từng thời kì cách mạng khác nhau họ cũng có những đặc điểm tâm lý khác nhau. Thương binh, bệnh binh thời kì kháng chiến chống Mỹ: Số lượng NCC trong thời kỳ này nhìn chung chiếm tỷ lệ lớn, phần lớn các đối tượng này ở độ tuổi trung niên 50, 60 tuổi, có trình độ văn hóa vì vậy họ có những hiểu biết nhất. Thương binh, bệnh binh từ năm 1975 trở lại đây: Phần lớn TBB trong độ tuổi này tuổi đời còn trẻ, trình độ văn hóa cao nhưng một số có cảm giác thua thiệt bạn bè, nhất là đối với những người có hoàn cảnh khó khăn hơn do đó họ thường có tâm lý bi quan.
Đối với những người có công với cách mạng còn khả năng lao động, họ có nhu cầu được học nghề, được hỗ trợ tìm kiếm việc làm phù hợp với trình độ và khả năng lao động để có thêm thu nhập, họ mong muốn được hỗ trợ kinh phí nguồn vốn để đầu tư sản suất, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Gắn liền với lộ trình cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, mức trợ cấp ưu đãi xã hội được điều chỉnh trên cơ sở mức tiêu dùng bình quân của toàn xã hội, phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhìn chung, chế độ ưu đãi người có công đã được xây dựng và thực hiện khá toàn diện, ngoài trợ cấp còn có chế độ chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, ưu đãi trong y tế, giáo dục đào tạo, sản xuất kinh doanh, tạo việc làm; chế độ ưu đãi đối với con của người có công đang theo học ở nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; người có công đang hưởng trợ cấp thường xuyên (hoặc đã mất) thì con của họ đang theo học ở nhà trường được hưởng chế độ trợ cấp mỗi năm một lần mua đồ dùng, sách vở, dụng cụ học tập, được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khác, học sinh học ở các trường chuyên nghiệp, dạy nghề, dân tộc nội trú được hưởng trợ cấp hàng tháng. Tiếp nối truyền thống nhân ái của dân tộc, với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” bên cạnh các chính sách ưu đãi về trợ cấp, phụ cấp, những ưu đãi trong giáo dục, y tế hay việc làm nhiều phong trào của các địa phương, các tổ chức xã hội và cá nhân đã làm công tác thương binh, liệt sỹ trở.
Như vậy, cùng với hệ thống chính sách ưu đãi của Nhà nước, việc huy động toàn dân chăm sóc người có công đã góp phần chăm lo tốt hơn đời sống mọi mặt của những thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công, đúng với qui định trong pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; việc quan tâm chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần của người có công và gia đình người có công là trách nhiệm của Nhà nước và toàn xã hội.
Những năm gần đây dấy lên các phong trào chăm sóc người có công với cách mạng như tặng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, phụng dưỡng bố mẹ liệt sỹ cô đơn, đỡ đầu con liệt sỹ mồ côi, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng. Cộng đồng có tiềm năng rất to lớn, nếu được huy động sẽ góp phần cùng Nhà nước giải quyết những yêu cầu bức xúc của người có công mà chính sách của Nhà nước, với tính cách là mặt bằng chung cho từng loại đối tượng không thể quán xuyến hết. Như vậy, cùng với hệ thống chính sách Ưu đãi của Nhà nước, việc huy động toàn dân chăm sóc Người có công đã góp phần chăm lo tốt hơn đời sống mọi mặt của những thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng.
Tuy hình thức và mức độ có khác nhau nhưng ở thời kì nào nhân dân ta cũng luôn giành cho người có công với cách mạng sự giúp đỡ thiết thực, đầy tình nghĩa, góp phần cùng nhà nước đem lại cho hàng triệu gia đình NCC một cuộc sống ổn định và ngày càng nâng cao, góp phần phát huy thế mạnh.
Để công tác xã hội hóa chăm sóc NCC được thực hiện có hiệu quả Nghị định số 91/1998/NĐ-CP ngày 19/11/1998 của chính phủ đã ban hành điều lệ xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, việc ban hành nghị định đã xác định được mục đích, ý nghĩa xây dựng quỹ, các đối tượng tham gia, cơ chế quản lý, sử dụng quỹ nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng xã hội góp phần cùng nhà nước chăm sóc tốt hơn cho người và gia đình người có công với cách mạng. Luôn quan tâm đến mọi mặt đời sống về vật chất cũng như tinh thần của người có công bằng những việc làm, hành động thiết thực như việc ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến người có công, phát động nhiều phong trào giúp đỡ thiết thực có hiệu quả, quyết tâm thực hiện chăm lo mọi mặt đời sống người có công và gia đình chính sách có một cuộc sống tốt hơn, bằng hoặc cao hơn mức sống của người dân nơi cư trú. Có những người suốt đời sẽ phải chịu những đau đớn của vết thương và bệnh tật thậm chí trong nhiều trường hợp cuộc sống của họ còn nhiều cực nhọc hơn, vật chất còn thiếu thốn hơn, tinh thần còn đau khổ hơn khi phải chứng kiến những thiệt thòi, sự đau đớn của người thân do hậu quả của chiến tranh để lại đó là những người bị nhiễm chất độc hóa học, con đẻ của họ bị dị tật, dị dạng.
Bởi vậy, công nhận và ghi nhận những cống hiến, hy sinh, tặng truy tặng những danh hiệu cao quí cho Người có công với cách mạng, thực hiện Ưu đãi Xã hội, chăm lo mọi mặt đời sống Người có công và thân nhân của họ không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà Nước mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội và mỗi người dân cũng như của các thế hệ sau này.
Nằm ngay gần trung tâm phát triển với nhiều khối cơ quan ban nghành địa phương, các nhà máy xí nghiệp như: xí nghiệp gang thép Cao Bằng, nhà máy xi măng Cao Bằng, công ty giống cây trồng vật nuôi, các trường học, trung tâm đào tạo nghề đều là những đoàn thể những mắt xích quan trọng thúc đẩy công tác XHH chăm sóc thương bệnh binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách. Bởi, sự giúp đỡ của cộng đồng hoặc trợ cấp của Nhà nước là quan trọng nhưng cũng chỉ tạo nên những cú huých ban đầu, nếu không có sự nỗ lực vươn lên bản thân người có công với cách mạng thì sự giúp đỡ có nhiều đến đâu cũng trở nên vô nghĩa, nhưng để làm được điều đó thì Nhà nước và cộng đồng cũng cần tạo mọi điều kiện để NCC với cách mạng phát huy một cách tốt nhất tinh thần tự lực, tự cường “Thương binh tàn nhưng không phế”. Bên cạnh những mặt tích cực của các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của phường, sự thay đổi nhanh chóng về mặt cơ cấu kinh tế trong những năm tới đây đã thổi một luồng sáng mới cho nền kinh tế vốn kém phát triển này, đồng thời đó cũng là những khó khăn thử thách mới cho chính quyền và người dân địa phương trên mọi lĩnh vực trong đó có công tác chăm sóc người có công và gia đình người có công với cách mạng.
Như vậy, để công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng tại Đề Thám thực sự đem lại hiệu quả thì không chỉ nhạy bén, nắm bắt kịp thời tình hình kinh tế - xã hội mà cán bộ làm công tác TBXH ở phường cần phải nắm bắt rừ tỡnh hỡnh mọi mặt của người cú cụng với cách mạng trên địa bàn về số lượng, tình trạng thương tật, bệnh tật, tuổi tác, đời sống tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh sống của họ từ đó có sự điều chỉnh, lên kế hoạch và thực hiện một cách phù hợp chính xác và hiệu quả hơn.
Bởi vậy, chăm lo mọi mặt đời sống người có công Đề Thám cần được thực hiện một cách cụ thể, phù hợp với từng người phù hợp với tình trạng thương tật, bệnh tật của người có công có như vậy công tác chăm sóc NCC nói chung XHH chăm sóc NCC với cách mạng nói riêng mới đem lại hiệu quả cao. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, biết bao người con Cao Bằng đã lên đường nhập ngũ chiến đấu với chân lý “Không có gì quí hơn độc lập – tự do”. Biết ơn sâu sắc những người con quê hương đã hy sinh anh dũng, UBND phường Đề Thám trong những năm qua luôn chú trọng thực hiện các chế độ chính sách ưu đãi cho người có công, trong đó có thân nhân của người có công với cách mạng là 15 người chiếm tỷ lệ 9,09%, người thờ cúng liệt sỹ 46 người chiếm 27,87%.
Nỗi đau thể xác đến rồi sẽ đi nhưng nỗi đau về tinh thần thì luôn giày xéo tâm can mỗi người lính, bởi hàng ngày nhiều người có công vẫn phải chứng kiến di họa của chiến tranh để lại, hậu quả của những ngày chiến đấu gian khổ, hứng chịu bao trận mưa chất hóa học, nỗi ám ảnh ấy sẽ không bao giờ vơi đặc biệt đối.