Ứng dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 10

MỤC LỤC

THỰC TRẠNG CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHểM TRONG DẠY HỌC BÀI 12,13 MễN GDCD LỚP 10 Ở TRƯỜNG

Thực trạng dạy học môn GDCD lớp 10 ở trường THPT Mỹ Quý- Tháp Mười

Môn GDCD có vị trí, vai trò và nhiệm vụ rất quan trọng trong trường THPT đối với việc hình thành và phát triển nhân cách góp phần xây dựng tư cách và trách nhiệm cộng dân cho học sinh là những người chủ tương lai của đất nước. Nhưng trong thực tế hiện nay thì việc dạy học môn học này ở các trường THPT còn gặp nhiều khó khăn bất cập vì từ trước đến nay nó vẫn được xem là môn học phụ có vai trò thứ yếu và mờ nhạt trong nhà trường. Việc giảng dạy thường diễn ra một cách khô khan, nặng nề, đơn điệu ít gây hứng thú cho học sinh.

Do đó chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp chưa đem lại cho học sinh những điều bổ ớch rừ rệt, việc học tập chưa gắn với thực tiễn đặc biệt là những thay đổi mau lẹ đang diễn ra trong cuộc sống hiện nay. Nhận thức chưa đầy đủ của không ít cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của môn GDCD trong nhà trường phổ thông, coi đây là môn học phụ nên dạy thế nào cũng đươcù , học thế nào cũng được, kết quả học tập của học sinh như thế nào không quan trọng lắm (vì trên thực tế môn học này chưa bao giờ được đem vào thi tốt nghiệp ở THPT hay thi vào các trương đại học, cao đẳng, trung học chuyờn nghiệp) vỡ vậy phụ huynh học sinh cũng khụng quan tõm va ứchu ựý động viên con em tích cực học tập bộ môn naỳ. Đội ngũ những người giảng dạy bộ môn GDCD một số còn chưa được đào tạo một cách khoa học và có hệ thống nên còn non về tri thức chuyên.

Nhiều người là giáo viên ở bộ môn khác chuyển qua đảm nhiệm môn GDCD, coi môn học này là môn học trái chuyên môn nên chỉ giảng dạy cho đủ số tiết qui định. Vì thế họ còn xem nhẹ chưa chú trọng đầu tư công sức, thời gian học hỏi tìm tòi các phương pháp dạy học để dạy tốt môn học này. Nhà trường còn buông lỏng quản lí việc dạy học môn GDCD, còn có tình trạng cắt xén giờ học một cách tùy tiện nhất là về cuối kì , cuối năm ( một số giáo viên GDCD còn lấy giờ mình cho giáo viên khác để tập trung vào các môn học chính )làm ảnh hưởng không tốt đến tâm lí của cả thầy và trò.

Có hiệu quả nhằm động viên khuyến khích giáo viên tích cực đầu tư thời gian công sức để khai thác làm phong phú nội dung bài học và cải tiến phương pháp dạy học do vậy giáo viên GDCD còn thiếu tâm huyết, sự nhiệt tình để dạy tốt môn học này. Môi trường xã hội mà học sinh đang sống còn có nhiều tiêu cực ảnh hưởng không tốt đến suy nghĩ, hành động và nhận thức của các em. Trang thiết bị ,phương tiện và các điều kiện phục vụ dạy học môn GDCD chưa được quan tâm đúng mức, nội dung sách giáo khoa và các tài liệu phục vụ dạy học vẫn còn những bất cập chưa theo kịp yêu cầu đổi mới của xã hội và nhu cầu của người học gây không ít khĩ khăn cho việc đổi mới phương pháp dạy học.

Quy trình thực hiện phương pháp thảo luận nhóm theo hướng tích cực GDCD lớp 10, bài 12,13 ở trường THPT Mỹ Quý- Tháp Mười

Đặc biệt, sau khi kết thúc thảo luận giáo viên nêu lên những kết luận chính, vạch ra ưu điểm, khuyết điểm đồng thời nêu thêm những vấn đề nảy sinh trong thảo luận để các em tiếp tục suy nghĩ. Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi trong việc dạy học GDCD hiện nay, phương pháp này cũng gặp những khó khăn phổ biến như lớp học đông, bàn ghế khó di chuyển theo ý muốn, nội dung tiết học nhiều, thời gian cho tiết học không thể thêm hơn quy định… nên phần lớn GV phải chạy đuổi thời gian cho kịp giáo án, do vậy việc tổ chức thảo luận còn qua quýt, vội vàng, nhiều khi không thể nghe hết được ý tưởng của các em. Nhưng, trong quá trình đổi mới chúng ta không thể ngồi chờ có đủ điều kiện mới làm mà phải vận dụng phù hợp, tận dụng hết lợi thế đang có để chí ít thầy trò làm quen với cách dạy học GDCD không thụ động, bỏ hẳn cách dạy một chiều, thuộc lòng – cái bóng của cách dạy cũ mà chúng ta cần thay đổi.

- Học sinh tiến hành thảo luận nhóm, GV không giải đáp thắc mắc ngay mà chỉ giúp học sinh hướng thảo luận hoặc gợi ý các nguồn dữ liệu hoặc cho học sinh xem lại các tình huống ở trong GAĐT để học sinh không đi lệch vấn đề, điều chỉnh đúng hướng thảo luận. - GV tổng kết cỏc nhận xột, đi sõu làm rừ cỏc nội dung nhận thức kốm theo sự uốn nắn các sai sót, sửa chữa lệch lạc, giải đáp thắc mắc hoặc làm sáng tỏ các vấn đề lý thú nảy sinh trong quá trình thảo luận. Các thành viên phải quan tâm đến mọi người trong nhóm mình, tránh tình trạng người làm việc ít mà cũng có cùng số điểm của nhóm.Quá trình học sinh thảo luận là thời gian mà Gv phải quan sỏt, theo dừi để nhận xột đỏnh giỏ chớnh xỏc điểm.

Các hình thức kiểm tra nhận thức và hành động của thành viên nhóm sau khi kết thúc thảo luận nhóm: Đây là hệ thống các hình thức kiểm tra nhận thức và hành động sau thảo luận, từ đó có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của 1 nhóm. Đôi khi trong quá trình kiểm tra, những vấn đề trong thảo luận và tổ chức thực hiện trong thực tế vẫn chưa đi đến thống nhất trong nhận thức và hành động hoặc nảy sinh những vấn đề mới thì quá trình thảo luận tại nhóm lại tiếp tục diễn ra. + Bằng hoạt động thảo luận trong nhóm nhỏ, nội dung bài học được nắm vững hơn hoàn toàn qua con đường độc lập suy nghĩ và hợp tác hoạt động có cọ xát trong trao đổi, thảo luận với các thành viên khác.

Tùy thuộc vào đối tượng học sinh, CSVC của nhà trường,…mà giáo viên có thể sử dụng để kích thích quá trình hoạt động của nhóm, tạo hứng khởi cho thành viên trong mỗi nhóm tham gia thảo luận (Phải có định hướng thì học sinh mới có thể đi vào thảo luận nhóm hiệu quả). Về việc góp ý bổ sung cho nhau: Một vấn nạn phát sinh ngay từ khi giảng dạy là khi các nhóm được phân công những vấn đề khác nhau thì nhóm đó chỉ có đủ thì giờ để nghiên cứu đề tài của nhóm mình đã là một điều may mắn rồi. Để có phương pháp dạy học thực sự hiệu quả đòi hỏi người giáo viên phải tâm huyết với công việc, đầu tư công suất tìm ra phương pháp tối ưu nhất và biết kết hợp linh hoạt, sáng tạo các phương pháp tạo ra sự hài hoà, thống nhất trong quá trình truyền thụ tri thức lôi cuốn mạnh mẽ đối với người học.

Ở nội dung đề tài này tôi chỉ đề cập đến việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm giảng dạy một số bài GDCD lớp 10 nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo nội dung chương trình sách giáo khoa mới. Với các nội dung trên đề tài góp phần khắc phục tình trạng xem nhẹ môn GDCD hiện nay nên dẫn đến tình trạng không chú ý đến phương pháp dạy học GDCD, tình trạng sử dụng các phương pháp một cách tuỳ tiện không phù. Bên cạnh đó, bản thân người giáo viên GDCD cũng cần phải xác định được vị trí vai trò của bộ môn mình đảm nhiệm đối với mục tiêu đào tạo con người phát triển toàn diện để có sự tự tin vượt qua mọi khó kgăn cản trở bằng chính khả năng của mình thông qua các phương pháp dạy học đầy tính lôi cuốn thuyết phục đối với người học.

Tuy nhiên với suy nghĩ và mong muốn chân thành của một người sinh viên ngành giáo dục chính trị và tới đây sẽ là người giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn GDCD ở trường THPT, tôi đã mạnh dặn nêu lên thực trạng việc giảng dạy bộ môn GDCD hiện nay và đề xuất việc sử dụng một số phương pháp dạy học để giảng dạy một số bài GDCD lớp 10 nhằm nâng cao chất lượng bộ môn, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo con người phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.