MỤC LỤC
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào hoạt động. Các chi phí mua sắm, nâng cấp và đổi mới TSCĐ được tính vào giá trị tài sản, chi phí bảo trì sữa chữa được tính vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kì. Khi tài sản được bán hay thanh lý, nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế được xóa sổ và bất kỳ khoản lãi (lỗ) nào phát sinh do thanh lý tài sản đều được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kyứ.
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang không được tính khấu hao cho đến khi các tài sản có liên quan được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng và phương pháp khấu hao nhanh cho các khoản mục TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Qua bảng số liệu đã tính toán có thể thấy được mức độ hao mòn tài sản của công ty khá lớn.
Điều này cho thấy sau năm 2009 hệ số còn sử dụng của các máy móc thiết bị là 42%, công ty cần có kế hoạch đầu tư để kịp thời đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh. Điều này cho thấy các thiết bị và dụng cụ quản lý đã sắp hết hạn sử dụng, công ty cần đầu tư để kịp thời phục vụ cho hoạt động quản lí doanh nghiệp. (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Qua bảng trên có thể thấy được trong năm 2009 công ty chỉ đầu tư mua sắm thêm TSCĐ hửu hình, không nhượng bán hay thanh lý bất cứ TSCĐ nào.
Đồng thời tỷ trọng của hạn mục tài sản này tăng 1,05%, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã đầu tư mạnh vào máy móc thiết bị. Như vậy, trong kì công ty đã chú trọng vào việc đầu tư TSCĐ hữu hình, đặc biệt là các máy móc trang thiết bị. Trong hai năm 2008 và 2009 công ty không thanh lý bất cứ TSCĐ hữu hình nào nên tình hình giảm về TSCĐ hữu hình của công ty bằng 0.
Trong kì công ty không mua sắm thêm bất kì TSCĐ vô hình nào nên tình hình tăng, giảm về TSCĐ vô hình là bằng 0. Vốn cố định của công ty được hình thành từ các nguồn vốn sau: vốn cố định do ngân sách Nhà nước cấp, nợ dài hạn, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản và nguồn kinh phí hình thành TSCĐ. (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Qua bảng trên có thể thấy các nguồn vốn để hình thành nên vốn cố định của công ty đã tăng lên.
Như vậy, trong năm 2009 cứ đem 100 đồng vốn cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh và sau khi trừ đi các khoản chi phí thì có thể tạo ra được 4,8 đồng lợi nhuận sau thuế. Qua phân tích các số liệu ở trên, có thể đưa ra bảng tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ.
Việc phân tích kết cấu nguồn vốn lưu động sẽ giúp thấy được tình hình phân bổ VLĐ và tỷ trọng và các khoản vốn chiếm trong các giai đoạn luân chuyển, từ đó xác định quản lý VLĐ cho doanh nghiệp để tìm biện pháp tối ưu nâng cao hiệu quả của VLĐ. Vốn lưu động của công ty được hình thành từ các nguồn sau: vốn lưu động do ngân sách Nhà nước cấp, nợ ngắn hạn, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng và phúc lợi. Để biết được mối quan hệ giữa vốn cố định và vốn lưu động của công ty trong kì như thế nào ta phân tích bảng mối quan hệ giữa vốn lưu động và vốn cố định.
Số vốn lưu động chiếm dụng này được thể hiện chủ yếu trong “khoản phải thu” mà cụ thể là trong chỉ tiêu “trả trước cho người bán”. Vì trong những năm qua công ty đang thực hiện việc đầu tư cho một nhà máy xử lý nước thải ở thành phố Vũng Tàu, cứ mỗi năm công ty lại ứng trước tiền cho các nhà thầu, nhưng khi đến cuối kỳ các hợp đồng với các nhà thầu vẫn còn dở dang nên chưa đưa vào chi phí được. Như vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì công ty cần phải đảm bảo dự trữ lượng hàng tồn kho hợp lý phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh sao cho tốc độ tăng hàng tồn kho thấp hơn tốc độ tăng giá vốn hàng bán.
Do đó, công ty cần giữ vững và có phát huy thêm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động hơn nữa trong quá trình hoạt động kinh doanh. Cùng với quá trình lưu thông vật chất của sản xuất kinh doanh, vốn lưu động của công ty cũng biến đổi liên tục, theo chu kỳ qua các giai đoạn : dự trữ - sản xuất – tieõu thuù. Một chu kỳ vận động của vốn lưu động được xác định kể từ lúc bắt đầu bỏ tiền ra mua nguyên liệu và yếu tố sản xuất khác ( tư liệu lao động ) cho đến khi toàn bộ số vốn đó được thu hồi lại bằng tiền do bán sản phẩm hàng hóa.
Số lần luân chuyển của vốn lưu động càng lớn thì sức sản xuất của đồng vốn càng lớn và khả năng tiết kiệm tương đối đồng vốn càng lớn và ngược lại. Đây là chỉ tiêu tài chính rất quan trọng do đó khi phân tích chủ yếu là phân tích các chỉ tiêu về tốc độ luân chuyển của vốn lưu động. Để tìm hiểu nguyên nhân tốc độ luân chuyển của vốn lưu động năm 2009 nhanh hơn năm 2008 là do đâu, ta đi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Do rút ngắn được số ngày luân chuyển của một vòng quay vốn lưu động là 11,19 (ngày) nên trong kì công ty đã tiết kiệm được một số vốn lưu động so với. Qua bảng trên có thể thấy được hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp tốt, tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong năm 2009 nhanh hơn so với năm 2008. Khi tốc độ luân chuyển vốn nhanh, đồng vốn sẽ huy động được tối đa vào hoạt động kinh doanh và do đó sẽ sử dụng tiết kiệm đồng vốn và ngược lại khi tốc độ luân chuyển vốn lưu động chậm sẽ sử dụng lãng phí đồng vốn.
Đồng thời, việc tăng nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động còn có ý nghĩa rất lớn đối với công ty vì nó là điều kiện quan trọng mở rộng quy mô kinh doanh mà không cần tăng vốn. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là sử dụng vốn sao cho trong mỗi kỳ kinh doanh, một đồng vốn lưu động mang lại nhiều hơn số đồng doanh thu, hay tạo ra nhiều hơn số đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty TNHH Thoát nước và Phát triển.
- Công ty còn tham gia các hoạt động xã hội như: giúp đỡ những gia đình thương binh liệt sĩ bằng những khoản tiền nhỏ được trợ cấp hàng tháng, xây dựng nhà tình nghĩa, chăm lo cho các cháu thiếu niên, nhi đồng (tổ chức trao quà ngày 1/6, tổ chức đêm hội trung thu).