Tình hình cho vay vốn trung và dài hạn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lào Cai

MỤC LỤC

Tình hình cho vay vốn theo thời hạn với đối tượng khách hàng

Với hoạt động của Ngân hàng là “đi vay để cho vay” khi huy động nguồn vốn Ngân hàng đã tìm mọi cách để huy động được nhiều vốn nhàn rỗi, vậy không thể huy động về để vào kho rồi trả lãi mà nguồn vốn đó phải được cho vay để lấy một khoản lãi lớn hơn lãi của vốn huy động, mà Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn không phải là ngoại lệ. Lào Cai là một tỉnh mới thành lập tất cả đang chỉ là bắt đầu cả về kinh tế- chính trị- xã hội – khoa học…nên các đơn vị kinh tế, các ngành kinh tế đang cần đầu tư với nguồn vốn lớn theo dự án, phưong án sản xuất hay cũng có thể để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc trang thiết bị, để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai đã quan tâm đến cho vay trung và dài hạn. Doanh số cho vay theo từng đối tượng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai bình quân trong 4 năm là 103,1% là một con só đáng kể đã nói lên được mức vốn tín dụng mà Ngân hàng đáp ứng tới nhu cầu từng đỗi tượng vay vốn.

Mức tăng trưởng bình quân thấp do năm 1998 số lượng cho vay vốn giảm 4,7% so với năm 1997, việc giảm xuống là do một số doanh nghiệp quốc doanh đang vay ở mức lớn đã hoàn trả vốn Ngân hàng khoản 40 tỷ đồng công ty du lịch 5 tỷ đồng và một số công ty khác. - Đối với hộ sản xuất: là đối tượng hiện nay đang được Đảng và chính phủ quan tâm trực tiếp bằng cách có những quy định những chính sách ưu tiên ưu đãi và gián tiếp thông qua Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn hay Ngân hàng Nhà nước để họ có những đồng vốn cần thiết như cho vay tiêu dùng, sản xuất kinh doanh à phát triển nông - lâm - ngư - diêm nghiệp hay tạo điều kiện cho đối tượng này có phương tiện đi lại hay cơ sở vật chất cần thiết tối thiều thông qua vay đời sống. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất cần quan tâm chú trọng hơn tới cho vay trung và dài hạn bởi loại hình này cần có thời gian dài cho sản xuất phát triển mới nhằm thu được kết quả mà trong số hiệu quả thu được này Ngân hàng đã nắm một khoản lớn của họ chỉ được vay ngắn hạn thì cho dù đầu óc có nghĩ đến phần lợi nhuận có thể đạt được nếu như có vốn họ cũng không chắc đã giám mạo hiểm để vay, bởi vì như trồng rừng cây chưa, bán được đã phải lo đến trả lãi rồi trả gốc cho Ngân hàng và nếu cứ thế họ chỉ nằm trong một vòng luẩn quẩn rất khó thoát ra khỏi cảnh đói nghèo, từ đó sẽ kéo theo sự giảm sút về phát triển kinh tế cho tỉnh Lào Cai và cũng như giảm sút phát triển kinh tế của cả nước.

Cho vay theo các ngành kinh tế

Đồng thời ngành dịch vụ đang nhích dần lên với con số đáng kể, với tốc độ tăng trưởng bình quân qua 4 năm là 110.57. Thực chất ngành dịch vụ du lịch chưa tận dụng hết được tiềm năng vốn có của ngành như khu nghỉ mát SaPa, là tỉnh giáp với huyện Hà Khẩu Trung Quốc cho nên Ngân hàng cần xem xét cho ngành dịch vụ nhiều hơn nữa để dịch vụ chiếm Cơ cấu đồng đều các ngành, tạo nên sự phát triển cân đối giữa các ngành. Dạng cho vay tiêu dùng nhằm kích cầu tiêu dùng trong dân cư, nhằm tạo đà chô sản xuất hàng hoá phát triển.

Đây là khoản cho vay tuy không lớn nhưng nó có tác dụng nhằm giải quyết khó khăn về vốn cho các đơn vị sản xuất. Khách hàng vay vốn có thể dùng tài sản cầm cố hay có thể trả bằng lương, bằng thu nhập khác. Tóm lại: Với mục tiêu tiến lên của xã hội, một xã hội có nền kinh tế phát triển HĐH-CNH Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai cùng với cả tỉnh đã và đang đi lên với mục tiêu trên để đáp ứng được mục tiêu đề ra Ngân hàng Lào Cai đã và đang từng bước đầu tư vốn theo hướng chuyển dịch Cơ cấu kinh tế trên toàn tỉnh.

CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LÀO

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai được chứng minh qua cách huy động nguồn vốn và con số dư nợ (của Ngân hàng là chính) và khả năng thu nợ (của Ngân hàng là chính ) hay chính là khả năng xoay vòng của Ngân hàng từ khi bắt đầu huy động nguồn vốn nhàn rỗi của các đơn vị kinh tế, các ngành, tiền gửi của dân cư cho vay và đến khi thu nợ và có được phần lợi nhuận về chính Ngân hàng. Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai đều có lợi nhuận qua các năm nhưng năm 1998 và 1999 phần lợi nhuận giảm đi một phần do nợ quá hạn còn đọng lại nhiều và phần nữa là do Ngân hàng liên tục giảm Lãi suất cho vay và để thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho công cụ đối tượng vay vốn, nhất là đối với hộ nông dân (thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo tại tỉnh) bên cạnh đó cũng phải nói phần thu từ ngoại tệ hay thu từ KDVBĐQ là không đáng kể năm 97 lợi nhuận thu được là 2.718 tr.đ năm 1998 là 1.689 tr.đ, năm 1999 đạt 1.523 tr.đ nhưng sang năm 2000 lợi nhuận của Ngân hàng đã tăng một cách đáng kể là điều đáng vui mừng cho dù Lãi suất cho vay vẫn được giảm nhưng phần thu từ kinh doanh vàng bạc đá quý đã từ 7 triệu đồng năm 99 lên 22 triệu đồng năm 2000 điều này chứng tỏ rằng mức sống của người dân đã được nâng lên, họ đã có khả năng quan tâm đến cái đẹp. Chi cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng gồm các khoản chi không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp nào đó là nộp thuế để thực hiẹen chính sách của Nhà nước và một khoản nữa là trả lương cho công nhân viên, bảo quản hàng năm Ngân hàng trả cho công nhâ viên khoảng 24,08% trong tổng chi, mức chi này càng tăng lên bao nhiêu thì khả năng khuyến khích công nhân viên làm việc tốt lên bâý nhiêu.

Bên cạnh đó một khoản chi cũng không thể thiếu là chi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của Ngân hàng chỉ sửa chữa, mua trang thiết bị, máy móc… khoản này chiếm 19,04% đến 20,31% nhưng khoản chi này đã được giảm đi để tăng thêm vào lợi nhuận ở năm 2000. Nhưng kết quả hoạt động của năm 2000 Ngân hàng đã lấy lại được khả năng hoạt động của mình mặc dù chưa băng năm 1997 nhưng con số đã có khả năng thuyết phục đối với cán bộ công nhân viên của Ngân hàng , năm 2000 lợi nhuận đối với tổng chi là 11 tr.đ. Qua kết quả hoạt động kinh doanh trên, Ngân hàng cần xem xét chi phí hợp lý để hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng tốt hơn nhằm bổ xung thêm nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng.

MỘT SỐ KHể KHĂN CềN TỒN TẠI TRONG VIỆC HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY VỐN CỦA NHN 0 & PTNT LÀO CAI

Người gửi luôn hy vọng là mình sẽ thu được phần lợi nhuận cao nghĩa là Lãi suất phải cao, nhưng thực tế NHN0& PTNT không thể đáp ứng, do mô hình hoạt động của NHN0& PTNT không cho phép bởi họ cần đảm bảo kinh doanh phải có lãi. Như trên đã đề cập đến NHN0& PTNT là doanh nghiệp của Nhà nước kinh doanh tiền tệ với phương châm “đi vay để cho vay”, nên mong muốn của Ngân hàng cho vay được nhiều và cho vay đúng đối tượng. Thực tế thì mong muốn đó chỉ là mong muốn bởi nhiều DNNN, DNNQD hay HSX… khi lập dự án là rất có khả thi nhưng trong quá trình hoạt động kinh doanh họ đã gặp nhiều khó khăn, nhiều thiên tại lũ lụt… , cũng có thể do họ còn thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh nên lãi chẳng thấy mà còn hụt vào vốn vay, mặc dù họ rất muốn trả nợ nhưng không có khả năng.

Trong khi muốn vay tiếp phải trả được nợ cũ hoặc phải có một tài sản đảm bảo để đảm bảo cho cả phần vay cũ và vay mới điều này là rất khó đối với người đi vay. Đối với một số hộ sản xuất biết rằng chính phủ có khuyến khích vay dưới 10tr.đ chỉ cần giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng họ không được bên sở nhà đất cấp giấy vì thế NHN0& PTNT cũng không thể đáp được nhu cầu vốn cho đối tượng này. Lãi suất cũng là hàng rào cản trở việc cho vay vốn của Ngân hàng đối với khách hàng, vì thế NHN0& PTNT phải xem xét điều chỉnh Lãi suất cho phù hợp hơn đông thời việc da hạn nợ cho vay Ngân hàng phải xem xét vào khả năng trả nợ của khách hàng.