Ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô lên thị trường chứng khoán Việt Nam

MỤC LỤC

Hệ thống pháp luật

Trong nền kinh tế thị trường bao gồm nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau và để quản lý hết một tổng thể to lớn, Nhà nước có mỗi sắc lệnh riêng cho từng lĩnhvực (hệ thống hành lang Pháp lý) tuy nhiên cho dù có nhiều sắc lệnh, nhiều hình thức thì chúng đều có mối liên hệ nhất thiết với nhau, tác động qua lại với nhau, không độc lập, tức là ngành này đôi khi hoạt động dựa trên và chịu ảnh hưởng của Luật ngành khác. Như đã trình bày ở trên, TTCK là kênh huy động vốn trong nền kinh tế, không chỉ huy độngnguồn vốn trong nước mà cònở ngoài nước cho nên liên quan đến rất nhiều các ngành nghề và lĩnh vực khác trong xã hội, do đó một hệ thống pháp luật được xây dựng hợp lý và đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư là điềukiện tốtcho TTCK phát triển bền vững.

Lạm phát và thị trường chứng khoán 1. Định nghĩa

Chưa kể đối với một số mặt hàng như xăng dầu, giá cả tăng cao sẽ ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng, chính phủ buộc phải chi tiêu thêm tiền để hỗ trợ giá cho các doanh nghiệp nhằm ổn định giá bởi xăng dầu ảnh hưởng hầu hết đến quá trình sản xuất của các DN và người tiêu dùng, điều này làm cho lượng tiền lưu thông hoạt động trên thị trường tăng lên khiến lạm phát có lý do tiếp tục tăng. Xét trên yếu tố lạm phát do lượng cung tiền lưu thông bên ngoài tăng quá mức, nhìn trên lý thuyết thì chúng ta có thể tưởng như rằng thị trường chuẩn bị đón nhận một lượng vốn nữa, tuy nhiên khi một lượng tiền tệ được tung ra quá mức trong lưu thông, làm cho đồng tiền bị mất giá, người dân không muốn giữ tiền mặt hay gửi tiền vào ngân hàng, cũng như họ không muốn đầu tư vào chứng khoán mà chuyển sang nắm giữ vàng, bất động sản, ngoại tệ…. Qua đó, nếu các nhà đầu chứng khoán cũng như các doanh nghiệp nắm bắt được những tác động của lạm phát đến TTCK sẽ có những giải pháp làm giảm thiểu rủi ro cho chứng khoán mà mình nắm giữ và giúp TTCK vẫn phát huy là kênh huy động tốt cho các doanh nghiệp trong việc sản xuất kinh doanh cũng như dự đoán trước những chính sách mà nhà nước ban hành để kiềm chế lạm phát khiến nhà đầu tư khỏi hoang mang và mất niềm tin.

Chỉ có điều doanh nghiệp nên đặt biến động giá cả và lạm phát như một biến số thường xuyên, quan trọng hàng đầu trong kế hoạch và chiến lược sản xuất kinh doanh của mình, cả biến động giá “đầu vào” cũng như biến động giá “đầu ra”, cả biến động thị trường hàng hóa lẫn thị trường tài chính, cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài để sẵn sàng ứng phó trong mọi trường hợp, tránh chỉ kêu ca trước các biến động đó.

Lãi suất

Khi lãi suât tăng, đối với các cá nhân vay tiền ngân hàng, khoản vốn vay của họ lúc này sẽ có chi phí cao hơn, thêm vào đó khách hàng cá nhân bị ảnh hưởng thông qua việc tăng lãi suất của thẻ tín dụng, do đó họ phải tính toán và xem xét lại một cách kĩ lưỡng khả năng thanh toán nợ và lãi vay để cuối. Đối với dòng tiền trực tiếp vào thị trường chứng khoán, chi phí vốn của nhà đầu tư sẽ cao hơn dù là dưới hình thức vay mượn trực tiếp hay gián tiếp qua hình thức danh nghĩa khác (qua quỹ đầu tư..) điều này đồng nghĩa với việc WACC của Doanh nghiệp tăng và lãi suất phi rủi ro tăng, điều này tác động đến việc định giá cổ phiếu. Lấy ví dụ và những tháng đầu năm 2008, các Ngân hàng khi này đã “đua nhau” tăng lãi suất tiền gửi có khi lên đến trên 20%/năm khi NHTU gỡ bỏ mức trần lãi suất.Thị trường chứng khoán liên tiếp đi xuống khiến nhiều nhà đầu tư không mặn mà với các buổi giao dịch, họ đã rút vốn ra khỏi thị trường, chuyển sang tính theo mức lãi không kỳ hạn (gửi tiết kiệm 1-3 tháng) hoặc chuyển dòng vốn sang vàng, bất động sản.

Một khi doanh nghiệp bị thị trường nhìn thấy là sẽ cắt giảm các chi phí đầu tư tăng trưởng hoặc là doanh nghiệp đang tạo ra lợi nhuận ít hơn vì chi phí vay nợ tăng cao hoặc là doanh thu sụp giảm do người tiêu dùng tiêu thụ ít sản phẩm thì dòng tiền tương lai được dự đoán sẽ giảm đi.Và hệ quả là giá cổ phần của doanh nghiệp sẽ thấp xuống.

Tỷ giá hối đoái 1. Định nghĩa

Lúc này đối với họ thay vìđầu tư vào TTCK Việt Nam với tỷ giá thấp, họ sẽ đầu tư sang một quốc gia khác với tỷ giá làm cho giá trị dòng tiền của họ cao hơn so với tỷ giá Việt Nam, thậm chí nếu tỷ suất sinh lời bên kênh đầu tư của quốc gia khác cao hơn họ sẽ rút vốn khỏi TTCK Việt Nam mà điều này đối với TTCK Việt Nam sẽ gây ảnh hưởng rất mạnh mẽ. Việc tăng tỷ giá làm cho giá cả tư liệu sản xuất nhập khẩu tăng cao, từ đó làm cho giá thành sản phẩm sản xuất trong nước cũng tăng, mặt bằng giá cả trong nước qua đó cũng tăng theo, gây áp lực lạm phát và ảnh hưởng đáng kể đên TTCK như trong phần lạm phát chúng tôi đãđề cập. Nhờ dòng vốn này, tính thanh khoản của thị trường tài chính sẽ tăng lên một cách đáng kể và sự tham gia tích cực của nhà đầu tư nước ngoài sẽ góp phần giúp TTCK trở nên đồng bộ, cân đối và sôi động hơnkhắc phục được sự thiếu hụt, trống vắng và trầm lắng, thậm chí đơn điệu, kém hấp dẫn kéo dài của thị trường này trong thời gian qua.

Hơn nữa, điều kiện và kết quả đi kèm với sự gia tăng dòng FPI này là sự phát triển nở rộ các định chế và dịch vụ tài chính –chứng khoán, trước hết là các loại quỹ đầu tư, công ty tài chính, và các thể chế tài chính trung gian khác, cũng như các dịch vụ tư vấn, bổ trợ tư pháp và hỗ trợ kinh doanh, xác định hệ số tín nhiệm, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán và thông tin thị trường.

Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008 dưới tác động của các nhân tố vĩ mô

Gần cuối tháng 3, khi thị trường ngày càng đi xuống, Ủy Ban chứng khoán Nhà nước đã điều chỉnh biên độ dao động giá Cổ phiếu từ +-5% xuống còn +-1% để thị trường bớt hoảng loạn và sau đó đã tăng lên +-2% vào đầu tháng 4 khi thị trường đã có dấu hiệu ổn định. Chính phủ khẳng định không tăng giá xăng dầu để kiềm chế lạm phát nhưng Chính phủ đột ngột thông báo tăng giá xăng dầu vài ngày sau đó, điều này làm mất niềm tin của nhà đầu tư vào các hoạch định của chính sách. Cuối tháng 8 trở đi, khi nguy cơ đãđược kiểm soát, CPI giảm dưới 1% hàng tháng, lãi suất cơ bản giảm còn 8,5%/năm, lãi suất cho vay là 12,75%/năm, tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm còn 6% nước ta lại đứng trước một khó khăn lớn hơn và lâu dài hơn, đó là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính mà theo nó là đà suy thoái kinh tế trên phạm vi toàn cầu.

Nếu trước đây, việc khối ngoại luôn đi ngược thị trường (mua vào khi thị trường giảm và bán ra khi thị trường tăng) sẽ góp phần cân bằng lại thị trường thì nay, khối ngoại liên tục bán ra bất kể thị trường tăng hay giảm.

Kiểm định sự phù hợp của mô hình tuyến tính giữa Vnindex và các nhân tố vĩ mô

Điều này có vẻ không phù hợp lắm trong thực tế bởi vì trong tình trạng bình thường của thì trường chứng khoán, rất khó để VN-index tăng vài điểm trong khi tỉ giá có thay đổi vài đồng thì cũng không có ý nghĩa gì mấy. Nguyên nhân có thể là do bản chất của các mối quan hệ kinh tế chứa đựng hiện tượng này, do con người học được nhiều từ kinh nghiệm có được trong quá khứ hoặc cũng có thể do trong mẫu có những số liệu bất thường. Như vậy, mô hình đã có cả 3 hiện tượng là đa cộng tuyến, tự tương quan và phương sai thay đổi nên các ước lượng thu được trong mô hìnhđã bị chệch, phương sai không còn nhỏ nhất và các giá trị kiểm định t, F cũng không còn đáng tin cậy nữa.

Không như những ngành khoa học khác, kinh tế học có đặc thù là không thể làm những thí nghiệm trên các nhân tố kinh tế mà chỉ có thể học hỏi từ những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ do đó rất khó để xác định những biến động nếu có một yếu tố ngẫu nhiên nào đó xảy ra.

Hình 1:Dữ liệu phân tích.
Hình 1:Dữ liệu phân tích.