Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và giải pháp nâng cao tại Công ty CPSX-TM Quang Minh

MỤC LỤC

Thu nhập từ các hoạt động khác

Các khoản thu nhập khác là các khoản thu từ hoạt động xảy ra không thường xuyên ngoài các khoản thu đã được quy định ở điểm trên như: thu từ bán vật tư,hàng hóa, tài sản dôi thừa, công cụ dụng cụ đã phân bổ hết giá trị, bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng các khoản phải trả nhưng không trả vì nguyên nhân từ phía chủ nợ, thu hồi được, hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu khó đòi đã trích năm trước nhưng không sử dụng hết và các khoản thu bất thường khác. Toàn bộ các khoản thu của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ phải được thể hiện trên hóa đơn, chứng từ hợp lệ và phải được phản ánh đầy đủ vào sổ kế toán theo chế độ Nhà nước đã quy định. Các khoản doanh thu, thu nhập để ngoài sổ sách phải truy nộp toàn bộ vào ngân sách Nhà Nước và bị xử phạt theo chế độ hiện hành.

Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động kinh doanh

Hiệu quả sử dụng chi phí

Hiệu suất sử dụng chi phí là chỉ tiêu tương đối thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu hoặc lợi nhuận và chi phí, phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí để mang lại doanh thu và lợi nhuận. Các chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng chi phí mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận hoặc doanh thu. Chỉ tiêu càng lớn thì thể hiện hiệu quả sử dụng chi phí càng tốt thể hiện rỏ qua chỉ tiêu hiệu suất sử dụng chi phí và doanh lợi trên chi phí.

Hiệu quả sử dụng lao động

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả tổng hợp của doanh nghiệp, đặc biệt là chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Sử dụng các chỉ tiêu này ta có thể so sánh, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các năm khác nhau hay của các doanh nghiệp khác nhau. Các chỉ tiêu này còn là tiêu thức quan trọng để lựa chọn các phương án tài chính khác nhau đối với doanh nghiệp.

Vai trò và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh : 1 Vai trò của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

Nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là một quá trình phức tạp liên quan đến hàng loạt vấn đề cần được giải quyết một cách có hệ thống và đồng bộ như: tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu suất lao động, nâng cao sức sản xuất của đồng vốn kinh doanh, cải tiến máy móc nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc không ngừng cải tiến, nâng cao và hoàn thiện trình độ tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng doanh nghiệp, từng đơn vị và là điểm khởi đầu để nâng cao hiệu quả kinh tế trong từng ngành cũng như trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Khi hiệu quả sử dụng vốn cao, hợp lý thì doanh nghiệp có đủ điều kiện nâng cao cơ sở vật chất, kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm có đủ nguồn tài chính để nâng cao công tác Marketing, nhân sự… hiệu quả sử dụng vốn quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh, nâng cao lợi nhuận.

Giới thiệu tổng quát về công ty CPSX-TM Quang Minh

  • Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
    • Tổ chức bộ máy quản lý của công ty CPSX-TM Quang Minh

      Năm 2003, Hợp Tác Xã Quang Minh được thành lập tại Mỹ Tho- Tiền Giang, thời gian đầu để đưa sản phẩm lục bình được vào sản xuất, những sản phẩm đầu tiên làm từ lục bình như: chiếu, thảm, bàn ghế, bình hoa, giỏ xách… xuất hiện trên thị trường chinh phục khách hàng gần xa. Hội Đồng Quản Trị chịu trách nhiệm đảm bảo hoạt động của công ty tuân thủ các quy định của Pháp Luật và điều lệ công ty, đối xử bình đẳng với tất cả cổ đông và quan tâm đến lợi ích của người có quyền lợi liên quan đến công ty. Là người điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty và trách nhiệm báo cáo hoạt động kinh doanh hàng quý đến Hội Đồng Quản Trị và đồng thời tham khảo ý kiến của Hội Đồng Quản Trị trong một số trường hợp để nâng cao hoạt động kinh doanh – quản lý của công ty.

      2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức:
      2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức:

      Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

      Phân tích chung kết quả hoạt động kinh doanh

      Phân tích chung kết quả hoạt động kinh doanh là nhằm đánh giá tổng quát hình hình bán hàng của công ty trong kỳ kinh doanh. Năm 2009 công ty tăng các khoản thu nhập khác cao so với năm 2008 và 2007 rất nhiều, còn doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập từ hoạt động kinh doanh thì bị thua lỗ. Do đó, công ty nên chú trọng đến hoạt động kinh doanh chính của mình, tránh để các hoạt động làm ảnh hưởng đến toàn bộ doanh thu.

      Phaân tích tình hình doanh thu

      Sử dụng phương pháp so sánh khi phân tích ta sẽ xác định được mức chênh lệch trong doanh thu và % thực hiện doanh thu và đánh giá sự biến động của nó. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào HĐKD của doanh nghiệp. Mặc dù lợi nhuận từ hoạt động khác tăng, nhưng lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và lợi nhuận từ hoạt động tài chính lại giảm sút một cách nghiêm trọng.

      Chính vì vậy khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty ta chỉ cần phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty là chủ yếu. Giá vốn hàng bán: Là giá thành công xưởng bao gồm 3 loại chi phí trong sản xuất đó là chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các chi phí ngoài sản xuất phục vụ cho công tác bán sản phẩm và công tác quản lý của công ty như chi phí nhân viên bán hàng, chi phí nhân viên văn phòng, chi phí nghiên cứu, chi phí quảng cáo, chi phí văn phòng phẩm….

      Trong số các nhân tố trên, 2 nhân tố doanh thu bán hàng và lãi gộp ảnh hưởng cùng chiều với lợi nhuận nghĩa là 2 nhân tố này tăng thì lợi nhuận cũng tăng lên và ngược lại, các nhân tố còn lại thì ngược chiều với lợi nhuận nghĩa là khi chúng giảm thì lợi nhuận tăng và chúng tăng thì lợi nhuận giảm. Qua phân tích ta thấy có hai nguyên nhân làm cho lợi nhuận doanh nghiệp giảm mạnh là: tăng giá vốn hàng bán và tăng giá chi phí bán hàng quản lý. Kinh doanh có lời thì mới có khả năng duy trì sự tồn tại phát triển doanh nghiệp và mở rộng quy mô kinh doanh, hoàn thành nhiệm vụ thúc đẩy nền kinh tế cả nói chung cùng phát triển.

      Với tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp như hiện nay thì cần báo động và xem xét lại đâu là điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mỡnh cuỷa doanh nghieọp mỡnh.

      Bảng 2.4: Bảng phân tích tình hình doanh thu
      Bảng 2.4: Bảng phân tích tình hình doanh thu

      Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

        Qua kết quả phân tích ở trên và qua tỷ suất đầu tư hai năm cho thấy trong năm 2009 công ty đã quan tâm đến tài sản cố định, đổi mới máy móc thiết bị hầu như không thay đổi nhiều so với năm 2008. Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp và ta thấy tổng nguồn vốn tăng chứng tỏ doanh nghiệp đang đầu tư để thu lại lợi nhuận. Nhìn vào bảng phân tích ta thấy ngay rằng lĩnh vực kinh doanh của công ty là chuyên về sản xuất bởi vì tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng rất cao so với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghieọp.

        Ta thấy chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2008 tăng so với 2009, riêng chi phí nguyên liệu trực tiếp và chi phí bán hàng giảm. Chi phí là chỉ tiêu mà mọi doanh nghiệp đều quan tâm hàng đầu, làm như thế nào để giảm chi phí đến tối thiểu mà vẫn giữ được chất lượng sản phẩm không thay đổi, đây là một bài toán khó mà các doanh nghiệp cần giải quyết. Ngoài các chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí chung nói trên còn một chi phí có sức ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh nữa là chi phí hàng tồn kho.

        Lao động là thành phần không thể thiếu trong bất kỳ một quá trình sản xuất nào, dù quá trình đó thuộc phương thức sản xuất kinh doanh nào, hình thái kinh tế xã hội nào. Khi phân tích về hiệu quả sử dụng lao động, ta đi vào phân tích về cơ cấu lao động, trình độ của lực lượng lao động, năng suất lao động và cuối cùng là phân tích về hiệu quả sử dụng lao độ. Lao động gián tiếp là những người gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất như: thành phần hội đồng quản trị, giám đốc, nhân viên các phòng ban, tài xế, bảo vệ….

        Năm 2009 công ty bị thua lỗ, ảnh hưởng do khủng hoảng kinh tế,nền kinh tế bị suy thoái dẫn đến việc tiêu thụ hàng hóa gặp khó khăn, doanh thu giảm nhưng đồng thời công ty phải bỏ ra các nhiều khoản chi phí để duy trì hoạt động của công ty nên trước mắt công ty đang bị lỗ. Mẫu mã sản phẩm chưa cải tiến, thiếu mặt hàng mới kiểu dáng sản phẩm không theo kịp tập quán và thói quen tiêu dùng của thị trường xuất khẩu, sản phẩm thiếu đồng bộ, tính hoàn thiện của sản phẩm còn thấp, công dụng chưa rừ rệt, độ an toàn chưa cú, chi phớ cao dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp. Năng lực, kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh, trình độ kiến thức về kế toán, hạch toán giá thành bán sản phẩm và tay nghề của người lao động còn hạn chế.

        Bảng 2.7: Bảng phân tích kết cấu tài sản
        Bảng 2.7: Bảng phân tích kết cấu tài sản