Các giải pháp tăng cường công tác quản lý Ngân sách Nhà nước huyện Than Uyên - Tăng cường hiệu quả

MỤC LỤC

Hệ thống Ngân sách Nhà nước Việt Nam. (4)

Ngân sách Trung ương, Ngân sách tỉnh, thành phố, ngân sách quận, huyện và ngân sách xã, phường, thị trấn tương ứng với hệ thống chính trị của Việt Nam. Ngân sách Trung ương đóng vai trò chủ đạo đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chiến lược quan trọng của quốc gia, ngân sách xã, phường, thị trấn đóng vai trò chủ đạo, ngân sách cấp tỉnh, thành phố, quận huyện đóng vai trò trung gian.

Vai trò của Ngân sách huyện

Trong thời gian qua, cùng với sự chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế và thay đổi của đất nước, sự năng động của Chính quyền các cấp cơ sở đã giúp cho kinh tế nhiều địa phương phát triển mạnh mẽ, đó chính là đóng góp không nhỏ của ngân sách huyện, nguồn thu không ngừng tăng lên, các khoản chi được quản lý ngày một chặt chẽ, điều này khẳng định vai trò của ngân sách huyện. Trong giai đoạn đổi mới hội nhập giao lưu kinh tế quốc tế, tăng cường vai trò, vị trí ngân sách huyện là hết sức cấp thiết, ngoài việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động Nhà nước, ngân sách huyện còn phải hướng cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển đúng đắn, phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả những tiềm năng thế mạnh của địa phương, giải quyết các nhu cầu cấp thiết về vấn đề phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, phát triển cơ sở hạ tầng. Đặc biệt là vấn đề xoá đói giảm nghèo tại các huyện vùng sâu, vùng xa, hải đảo, biên giới của tổ quốc, đảm bảo sự công bằng giữa các vùng miền, giữ vững quốc phòng, an ninh xã hội.

Có thể nói công tác triển khai thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước, ngân sách huyện ngày càng khẳng định được vai trò, vị trí của mình nhằm thúc đẩy nền kinh tế - xã hội địa phương tạo bước phát triển đáng kể góp phần thay đổi diện mạo về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương, tạo đà cho đất nước vững bước trong thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tiến tới công bằng dân chủ văn minh.

Nhiệm vụ của ngân sách huyện

+ Thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các tổ chức kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính của địa phương, thu nhập từ quỹ đóng góp của địa phương. + Các khoản phí, lệ phí, thu từ các hoạt động sự nghiệp và các khoản thu khác nộp vào ngân sách Nhà nước của địa phương theo quy định của pháp luật. Ngân sách Nhà nước mang bản chất chính trị, duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước, ổn định phát triển kinh tế, đảm bảo xã hội ổn định, phát triển.

Sự nghiệp giao thông: Duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa cầu, đường và các công trình giao thông khác; lập biểu báo và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường. Sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp: Duy tu, bảo dưỡng các tuyến kênh mương, các công trình thuỷ lợi, các trạm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; công tác khuyến nông, khuyến ngư; chi chăn nuôi, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. + Sự nghiệp Giáo dục bao gồm: Nhà trẻ mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, Phổ thông trung học, bổ túc văn hoá, giáo dục thường xuyên và các hoạt động khác.

+ Thể dục thể thao Bồi dưỡng, huấn luyện các vận động viên các đội tuyển cấp huyện; các giải thi đấu cấp huyện; quản lý các cơ sở thi đấu thể dục, thể thao và các hoạt động thể dục thể thao khác. - Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội do ngân sách huyện đảm bảo theo quy định của chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Nội dung quản lý Ngân sách Huyện

Quản lý Ngân sách huyện là quá trình quản lý hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập, phân bổ và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp huyện; quản lý các khoản thu, chi của huyện đã dự toán bởi Uỷ ban Nhân dân huyện giao và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của cấp trên giao và Hội đồng nhân dân huyện đề ra. Sau khi Uỷ ban nhân dân huyện nhận được quyết định về việc phân bổ dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước của Uỷ ban nhân dân tỉnh, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có nhiệm vụ tham mưu giúp cho Uỷ ban nhân dân huyện trình Hội đồng nhân dân huyện ra Nghị quyết phê chuẩn dự toán thu, chi Ngân sách huyện. Hội đồng nhân dân về công tác thu Ngân sách tại địa phương; Phối hợp với mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định của luật Ngân sách Nhà nước và các quy định khác của pháp luật.

Về chi ngân sách căn cứ vào dự toán ngân sách được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện rút kinh phí chi tiêu cho hoạt động của đơn vị mình và phải chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng tài sản và Ngân sách Nhà nước theo đúng chính sách chế độ, tiêu chuẩn, định mức dự toán được giao; trường hợp vi phạm sẽ xử lý theo quy định của luật Ngân sách Nhà nước năm 2002. Người phụ trách công tác tài chính, kế toán tại các đơn vị sử dụng Ngân sách có trách nhiệm thực hiện chế độ quản lý tài chính - ngân sách, chế độ kế toán Nhà nước; thực hiện kiểm tra thường xuyên, định kỳ nhằm phát hiện, ngăn ngừa và kiến nghị thủ trưởng đơn vị, cơ quan tài chính xử lý đối với những trường hợp vi phạm. Một số nhiệm vụ được thanh toán, chi trả theo hình thức lệnh chi tiền gồm có: Chi hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế, xã hội các đơn vị đóng trên địa bàn không thụ hưởng ngân sách địa phương; chi trả nợ, viện trợ; chi bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới và một số khoản chi khác.

Quá trình thực hiện khâu chấp hành dự toán ngân sách huyện, sự giám sát của nhân dân, Hội đồng nhân dân huyện, các cơ quan tài chính cấp trên, nhất là Sở Tài chính tỉnh phải thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn công tác quản lý tài chính là một công việc hết sức quan trọng giúp cho Uỷ ban nhân dân huyện phát hiện được những sai sót, kịp thời điều chỉnh cho đúng với các quy định của Nhà nước. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có trách nhiệm chỉ đạo công tác kế toán, lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện; tổng hợp, lập báo cáo thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách của huyện bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện và quyết toán thu chi ngân sách cấp xã trình Uỷ ban nhân dân huyện xem xét, gửi Sở Tài chính tỉnh, đồng thời trình Hội đồng nhân dân huyện phê chuẩn.

Sự cần thiết phải tăng cường quản lý ngân sách huyện trong điều kiện hiện nay

Trong trường hợp báo cáo quyết toán năm của huyện do Hội đồng nhân dân huyện phê chuẩn có thay đổi so với báo cáo quyết toán năm do Uỷ ban nhân dân huyện đã gửi Sở Tài chính thì Uỷ ban nhân dân huyện báo cáo bổ sung, gửi Sở Tài chính. Đồng thời, gửi Kho bạc Nhà nước huyện Nghị quyết phê chuẩn quyết toán của Hội đồng huyện.