Các biện pháp quản lý hiệu quả hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục huyện Tam Đảo

MỤC LỤC

Vị trí của trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân 1. Vị trí trường tiểu học

Trường tiểu học lần đầu tiên tác động đến trẻ em bằng phương pháp nhà trường (bao gồm cả nội dung, phương pháp và tổ chức giáo dục) nơi đầu tiên tổ chức một cách tự giác hoạt động học tập với tư cách là một hoạt động chủ đạo cho trẻ em, nơi diễn ra cuộc sống thực của trẻ em và là nơi tạo cho trẻ em có hạnh phúc đi học. Như vậy, với tư cách là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học có vững chắc thì mới đảm bảo được nhiệm vụ xây dựng toàn bộ nền móng không những chỉ đạo cho giáo dục phổ thông mà còn cho cả sự hình thành và phát triển nhân cách con người.

Người hiệu trưởng trong nhà trường tiểu học 1. Vai trò của người hiệu trưởng

Là tập hợp các MTGD có quan hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau bởi MTGD chung và hệ thống các biện pháp thích hợp, được xây dựng trước cho mọt giai đoạn nhất định, nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đã được xác định, là chương trình hoạt động của tập thể sư phạm, được xây dựng trên cơ sở những nhiệm vụ giáo dục đã được xác định, là chương trình hành động của tập thể sư phạm, được xây dựng trên cơ sở những nhiệm vụ chung của nhà trường, những chỉ thị của Đảng, Nhà nước về giáo dục - đào tạo được vận dụng vào điều kiện cụ thể, phù hợp với đặc điểm của nhà trường. Trên cơ sở mục tiêu đã hoạch định, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, thông tư, chỉ thị, kế hoạch của cấp trên, đồng thời tiến hành xử lí một cách khoa học hệ thống các thông tin về thực tế nhà trường, về đội ngũ giáo viên, học sinh, điều kiện CSVC, về thực trạng kinh tế – xã hội của địa phương đưa ra thảo luận trong bộ máy lãnh đạo nhà trường để có sự thống nhất cao trong thực hiện.

Nội dung quản lí hoạt động dạy học của người hiệu trưởng trong nhà trường

Người hiệu trưởng cần tiến hành công tác thi đua bằng nhiều hình thức phong phú: trao đổi kinh nghiệm, tổ chức phong trào thi đua, các hội thi thao giảng … tổ chức phong trào thi đua thì người hiệu trưởng cần đảm bảo tính công khai và tính tập thể, đề cao phong trào thi đua thì người hiệu trưởng cần xây dựng mối liên hệ hành động của cá nhân với sự đánh giá của tập thể. - Hiệu trưởng quản lí việc giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là quản lí quá trình thực hiện quy chế cho điểm số từng môn học do Bộ giáo dục - đào tạo quy định, quản lí việc ra đề của giáo viên, đánh giá xếp loại học sinh trên cơ sở công bằng, khách quan thông qua việc quán triệt và vận dụng đầy đủ các văn bản hướng dẫn về đánh giá, xếp loại của Bộ GD - ĐT.

Khái quát đôi nét về điều kiện kinh tế – xã hội và giáo dục huyện Tam Đảo

Thương mại tương đối đa dạng, dịch vụ phát triển tương đối toàn diện trên các lĩnh vực, nhất là vận tải, bưu chính viễn thông, điện sinh hoạt, sản xuất ….Du lịch đã có bước chuyển biến tích cực, bước đầu hình thành 2 cụm du lịch: khu nghỉ mát Tam Đảo và khu di tích danh thắng Tây Thiên. Dưới sự lãnh đạo của huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, được sự chỉ đạo của cơ sở GD - ĐT Vĩnh Phúc, sự phối hợp giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể, các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, sự ủng hộ giúp đỡ của đông đảo nhân dân và phụ huynh học sinh trong huyện, bằng sự nỗ lực quyết tâm của cán bộ giáo viên toàn ngành, sự nghiệp GD - ĐT Tam Đảo đã từng bước tạo được sự ổn định và đạt được một số thành tích bước đầu quan trọng.

Bảng 3.1. Kết quả giáo viên đạt giáo viên giỏi của huyện.
Bảng 3.1. Kết quả giáo viên đạt giáo viên giỏi của huyện.

Thực trạng quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Tam Đảo

Chính vì vậy mà hiệu trưởng trường tiểu học phải có các biện pháp quản lý, hướng dẫn chỉ đạo giáo viên thực hiện chương trình đầy dủ (không cắt xén, đảo lộn, không bỏ giờ.) đúng tiến độ, theo phân phối chương trình. Đó là một trong những yêu cầu để các nhà trường đảm bảo thực hiện chất lượng giảng dạy cũng như nhiệm vụ chính trị của nhà trường hằng năm. Việc quản lý chương trình dạy học phải đảm bảo sao cho:. + Dạy đủ số môn quy định – Hiệu trưởng phân phối quỹ thời gian từng bộ môn, theo từng học kỳ được thể hiện trên thời khoá biểu. Giáo viên thực hiện lên lớp giảng dạy theo số giờ đã được phân phối theo từng nội dung bài học, từng tuần, từng tháng, từng học kỳ. Vì vậy, hiệu trưởng phải có biện pháp quản lý được giáo viên thực hiện có đúng tiến độ, đúng bài, đúng số giờ theo quy định hay không? Qua điều tra cho thấy ở các trường để chỉ đạo 100% giáo viên phải báo cáo đăng ký vào ngày thứ hai hàng tuần. lịch này thường phải báo cáo đăng ký vào ngày thứ hai hàng tuần và được treo công khai trên phòng hội đồng. Việc xây dựng lịch báo giảng hàng tuần của giáo viên giúp cho hiệu trưởng nắm chắc tiến độ thực hiện chương trình giảng dạy, thuận lợi cho việc kiểm tra hoặc dự giờ thăm lớp của cán bộ quản lý. ở trường tiểu học Tam Quan, hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên báo cáo tiến độ thực hiện chương trình của các môn học, phó hiệu trưởng kiểm tra việc thực hiện chương trình của giáo viên định kỳ hai lần trên một học kỳ qua hồ sơ chuyên môn tổ chức kiểm tra chéo giữa các tổ chuyên môn với nhau trước khi nhà trường kiểm tra). Khác với các bậc học, ở tiểu học người giáo viên không chỉ phải am hiểu sâu sắc một môn học mà họ còn phải nắm vững và vững cả 9 môn học theo quy định, Vì vậy, người hiệu trưởng trường tiểu học, muốn chỉ đạo tốt hoạt động dạy học của giáo viên thì phải có trình độ chuyên môn vững vàng, phải tinh thông kiến thức các môn học, phải nắm bắt kịp thời sự điều chỉnh, thay đổi nội dung kiến thức, phương pháp dạy học…cho phù hợp với tình hình đổi mới của giáo dục, trên thực tế, yêu cầu này còn là vấn đề cần khắc phục và là mục tiêu phấn đấu của nhiều đồng chí hiệu trưởng trường tiểu học tại huyện Tam Đảo.

Bảng 5: ý kiến của hiệu trưởng về biện pháp quản lý giáo viên soạn bài,  chuẩn bị bài.
Bảng 5: ý kiến của hiệu trưởng về biện pháp quản lý giáo viên soạn bài, chuẩn bị bài.

Một số nguyên tắc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Tam Đảo

Các biện pháp quản lý HĐDH của hiệu trưởng tiểu học phải tạo ra kết quả cao nhất trên nhiều phương diện: giúp hiệu trưởng tiểu học nhận thức rừ hơn tầm quan trọng của HĐDH trong nhà trường, cú sự đổi mới cỏc nghĩ, cách làm trong công tác quản lý nói chung, quản lý HĐDH nói riêng. Trên cơ sở quán triệt các nguyên tắc trên, trong giới hạn cho phép của đề tài, luận văn chỉ tham gia một số vấn đề cụ thể góp phần hoàn thiện thêm biện pháp quản lý HĐDH của hiệu trưởng trường tiểu học huyện Tam Đảo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Một số biân ện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học

Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện. Các biện pháp quản lý HĐDH của hiệu trưởng tiểu học phải tạo ra kết quả cao nhất trên nhiều phương diện: giúp hiệu trưởng tiểu học nhận thức rừ hơn tầm quan trọng của HĐDH trong nhà trường, cú sự đổi mới cỏc nghĩ, cách làm trong công tác quản lý nói chung, quản lý HĐDH nói riêng. Giúp giáo viên nâng cao được trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện các nội dung của HĐDH đạt hiệu quả cao nhất thúc đẩy chất lượng giáo dục trong nhà trường đi lên. Giúp học sinh nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tốt hơn, đồng thời góp phần hình thành động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho học sinh. Như vậy,các biện pháp quản lý HĐDH nếu được triển khai và thực hiện triệt để sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục trong nhà trường. Trên cơ sở quán triệt các nguyên tắc trên, trong giới hạn cho phép của đề tài, luận văn chỉ tham gia một số vấn đề cụ thể góp phần hoàn thiện thêm biện pháp quản lý HĐDH của hiệu trưởng trường tiểu học huyện Tam Đảo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Một số biân ện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng. mẫu thực hiện trước, lời nói đi đôi với việc làm) sẽ thiết lập được trật tự nền nếp kỷ cương trong dạy học, lôi cuốn các giáo viên quan tâm đến công việc chung, có ý thức trách nhiệm, tự giác tham gia nhiệt tình mang lại hiệu quả cao trong công việc. * Căn cứ vào việc dự giờ: xem xét việc đảm bảo nội dung bài dạy (về kiến thức cơ bản, tính chính xác, tính hệ thống), việc rèn luyện kỹ năng và công tác giáo dục tư tưởng thông qua bài học (phù hợp với đặc trưng bộ môn và mức độ sâu sắc…), việc vận dụng các phương pháp chung và riêng đối với mỗi bộ môn nhằm phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh. Ngoài ra còn có thể xem xét về phong cách dạy của thầy và cách học của trò. * Căn cứ vào kết quả đánh giá chung việc giảng dạy của thầy và kết quả tiếp thu bài học của trò thông qua việc khảo sát chất lượng. Cách thức tiến hành kiểm tra: hình thức chủ yếu là dự giờ. Việc dự giờ phải được tiến hành thường xuyên và phải có kế hoạch chỉ đạo các tổ, khối chuyên môn và các giáo viên dự giờ của nhau: Có thể dự giờ theo kế hoạch và dự giờ đột xuất. * Dự giờ theo kế hoạch: Chọn giáo viên dạy và lên lịch dự giờ. Hình thức này thường kết hợp với kế hoạch đăng ký thi đua) hoặc kết hợp với kế hoạch kiểm tra toàn diện giáo viên hay thanh tra chuyên môn của phòng giáo dục, sở giáo dục và đào tạo.

Mối quan hệ giữa các biện pháp

Sau khi kiểm tra, ngoài việc nêu những ưu, khuyết điểm cần chú ý bồi dưỡng cho giáo viên có thêm nhưũng nhận thức đúng, những hiểu biết mới và quan trong hơn là chỉ ra được các biện phỏp phỏt huy ưu điểm khắc phục thiếu sút. Cuối cùng phải định được thời gian cho đối tượng được kiểm tra sửa chữa khuyết điểm, thiếu sót và thời gian phúc tra việc sửa chữa, điều chỉnh.

Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp

Từ kết quả khảo nghiệm trên, chúng tôi thấy rằng trong 7 biện pháp mà tác giả nêu trong đề tài thì có 5 biện pháp được 100% ý kiến chuyên gia, các giáo viên tán thành và đánh giá có tính khả thi.Biện pháp (4) tổ chức tốt việc dự giờ thăm lớp có 5%; biện pháp (7) đổi mới công tác kiểm tra,đánh giá HĐDH trường tiểu học có 6% ý kiến phân vân về tính thực thi của biện pháp. Như vậy, người hiệu trưởng trường tiểu học muốn làm tốt công tác quản lý nhà trường nói chung, quản lý hoạt động dạy học nói riêng thì trước hết phải xây dựng được các biện pháp quản lý khả thi, và trong quá trình chỉ đạo thực hiện các biện pháp đó phải không ngừng thay đổi cách nghĩ, cách làm luôn năng động, sáng tạo, là tấm gương mẫu mực thì mới thuyết phục được người thừa hành, người thực hiện, mới nâng cao được chất lượng giáo dục của nhà trường.

Bảng 13: Kết quả đánh giá mức độ cần thiết  và khả năng thực hiện của 7 biện pháp.
Bảng 13: Kết quả đánh giá mức độ cần thiết và khả năng thực hiện của 7 biện pháp.